7. Đóng góp của luận văn
2.2. Hình tượng cái tôi trong thơ Nguyễn Hoa
2.2.1. Cái tôi chân thật, trong trẻo, giản dị, chân thành
Trong thực tế, thơ và cuộc đời nhà thơ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tâm hồn nhà thơ thế nào thì sẽ bộc lộ ra thơ như thế. «Văn là người» tức thơ là người. Xem thơ mà biết người. Nguyễn Địch Cát trong bài tựa viết cho tập
thơ Cẩn Trai thi tập của Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) đã nói: «Người nào trội
về nhân cách thì làm thơ hay trang nhã, người nào trội về khí phách thì làm thơ hay hùng hồn, người nào giỏi dùng chữ đặt câu thì làm thơ hay hoa mỹ, người nào giỏi về điển cố thì làm thơ hay vững vàng... Xem thơ thì có thể mường tượng mà thấy người được».
Hoặc nói như Hàn Mặc Tử: «Người thơ phong vận như thơ ấy» nên khi đọc thơ ta rất dễ nhận ra con người nhà thơ trong thơ. Người đọc nhận ra rất rõ con người Hồ Chí Minh, nhà lãnh tụ cách mạng lỗi lạc tạm sống trong cảnh ngục tù vào những năm 1942 - 1943 qua tập thơ Nhật kí trong tù; hình ảnh Tố Hữu, người thanh niên học sinh yêu nước, giác ngộ lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh được thể hiện chân thành, sinh động trong tập Từ ấy, tập thơ đầu của nhà thơ.
Còn ở Nguyễn Hoa, một con người ngoài đời với bản tính hiền lành, nhân hậu, sống chân thành thì khi đọc thơ ông ta cũng thấy trước hết đó là một cái tôi nhà thơ thành thật, chân thật với chính mình.
Cái chết không phải là đích của tôi bởi tôi yêu tôi hơn cả mọi người yêu tôi
(Lời chiến sĩ ở điểm tựa biên giới)
Nguyễn Hoa đã thành thực nói hộ điều tất cả mọi người đều biết là đúng nhưng không phải ai cũng thừa nhận, cũng dám nói ra. Ông không chỉ thành thực với chính mình mà ông còn thành thực với những người xung quanh.
Nguyễn Hoa còn kể về cái tôi của mình rất chân thực từ lúc bé thơ đến lúc trưởng thành dần theo năm tháng:
Tôi là tôi: tuổi chín mười
cánh đồng làng: rộn tiếng cười bước chân Áo quần nâu cứ cộc dần
trời xanh trên nón lá gần xuống thêm Trang sách mở nhẹ đặt lên
tôi như lúa chín: mùa, chiêm ngợp trời... Tôi là tôi: tuổi hai mươi
xa đồng làng tới phương trời đạn bom Rừng xanh, rừng đỏ Trường Sơn áo màu bạc với mưa nguồn nắng nung Ngôi sao, khẩu súng trên lưng
mà thành từng trải với rừng, với bom Mà thành một lá cờ son
Tôi là tôi: tuổi ba mươi
bàn chân lần trở về nơi cội nguồn lên núi cao gặp trăng tròn
gặp mình, gặp bạn vẫn còn trẻ trung.
(Tuổi tôi)
Ta gặp một cái tôi tự thuật về mình rất giản dị tự nhiên. Một cái tôi tuổi chín mười thì gắn bó với đồng ruộng quê hương, đến lúc lớn khôn trưởng thành với tuổi
đôi mươi thì bắt đầu cuộc đời người lính từng trải với rừng với bom ... Cuộc đời nhà
thơ là vậy, đã được ông thuật lại một cách chân thực trong những trang thơ. Trong cuộc đời mỗi người đều có những kỉ niệm đáng nhớ. Với Nguyễn Hoa, đời ông cũng có những kỉ niệm khó phai, ông đã kể lại rất chân thực:
Để nhớ
Một lần trắng tay
Mẹ gồng gánh anh em chạy loạn … Trường kì kháng chiến cha đi Để nhớ
Một lần nữa trắng tay Năm cải cách
Nỗi oan được sửa Để nhớ
Cùng quyết định vào lính Lần run xóa tên mình Lấy tên đệm làm tên Để nhớ
Bài thơ in báo đầu tiên Lén mượn về
So đọc trong đêm
Chính thơ mình mang tên lạ.
Những kỉ niệm về thuở ấu thơ vất vả, gian khó cùng gia đình với mẹ cha đã in hằn trong kí ức của nhà thơ và đặc biệt không ít lần ông bị oan vì cái tên Nguyễn Hoa Kỳ mà cha mẹ đặt cho, ông đã đúc kết kí ức của mình bằng những câu thơ thật xót xa. Nhưng có lẽ cuộc đời từng trải với rừng với bom của một người lính cùng với niềm đam mê triết học đã trang bị cho Nguyễn Hoa một kinh nghiệm sống khá dày dặn nên Nguyễn Hoa luôn giữ cho mình một thái độ sống điềm tĩnh, bình thản. Và một điều nhận thấy rõ ở ông nữa là, tuy vất vả từ nhỏ nhưng khi đã trưởng thành, Nguyễn Hoa vẫn là một con người có tâm hồn trong trẻo. Tính cách thế nào thì thơ ca ông cũng như vậy. Có nhiều bài thơ, câu thơ mộc mạc ít chất thơ nhưng trong đó vẫn toát lên con người, cuộc đời, tình cảm chân thật, giản dị của nhà thơ.
Dù viết về những tháng ngày chiến đấu gian khổ, viết về một miền quê, về tuổi thơ nghèo khó hoặc phải nói đến những điều khiến nhà thơ phải trăn trở bận lòng nghĩ suy thì hồn thơ Nguyễn Hoa vẫn trong trẻo đến lạ lùng. Sự trong trẻo ấy có là bởi trước hết ở nhà thơ luôn giữ cho mình một lòng chân thành không biết sợ
dù có phải trải qua bao thăng trầm của cuộc sống. Và nói như Nguyễn Trọng Tạo - người bạn tâm giao của Nguyễn Hoa: «Sống với Nguyễn Hoa mới hiểu anh có thật
nhiều ngơ ngác trước cuộc sống tưởng như đã chai mòn» [51]. Và có lẽ chính sự
ngơ ngác ấy đã làm nên một Nguyễn Hoa với tâm hồn rất đỗi trong trẻo, giúp ông có thật nhiều cảm hứng để làm thơ.
Đọc rất nhiều bài thơ của Nguyễn Hoa: Nơi ấy, Dấu chân người đi đất, Lời người pháo thủ Điện Biên, Lời người chiến sĩ ở điểm tựa biên giới, Trở về, Những mầm cây, Tuổi tôi, Bài thơ bên sông Đáy, Trở lại sông Chu, Ở Cà Mau, Chia tay
đất Mũi, Phan Thiết, Đêm trăng Cần Thơ, Ở Hoàng Sa ... ta thấy ở Nguyễn Hoa
còn mang một cái tôi giàu tình cảm gắn bó với mọi miền quê hương đất nước. Hãy xem cái tôi ấy khi chia tay Đất Mũi:
Biết nói gì - Đất Mũi - buổi chia tay Mặt trời mọc nhô nửa mình trên biển Gió khơi nỗi lòng người đưa tiễn Chân dầm bùn như mọc rễ nơi đây.
Biết nói gì - Đất Mũi - buổi chia tay Mặt trời đã đỉnh đầu chói lói
Xin đợi nhé và cho tôi gửi
Một bóng tròn nhỏ bé xuống nơi này Để ngày mai khi tôi trở lại
Không thẹn với bóng mình buổi chia tay!
(Chia tay ở Đất Mũi)
Nguyễn Hoa đã nếm trải cuộc đời của một người lính với những năm tháng chiến tranh gian khổ, thiếu thốn, với những tháng ngày xa mẹ, xa quê ; đặc biệt những trắc trở không mong muốn từ tên tuổi. Song bù lại, tâm hồn ông, tâm hồn của một người đã được «ướp hương mật ngọt của hồn quê từ người mẹ» (Bùi Công Thuấn), có lẽ vì thế đó luôn là một tâm hồn trong trẻo đến lạ thường:
Buổi sớm mùa xuân mặc áo mùa xuân mẹ đưa tôi qua cánh đồng đất thuộc tôi đi đến xóm làng xa phía trước
uống ngụm nước nguồn trong ngọt ngào
(Tuổi trẻ tôi)
Hay ở bài thơ Nơi bắt đầu Tổ quốc: Chúng con xa mẹ từ nơi này
bếp mùa đông gió thức với vườn cây với cổng ngõ chật vai tuổi trẻ
một thuở bóng mình mát đất của mình đây
Cái tôi trong trẻo giản dị chân thành ấy còn là bởi đã được tôi rèn trong lửa yêu thương của đồng đội. Nguyễn Hoa đã nhận ra cái đẹp, cái nghĩa tình từ ngay chính những hy sinh gian khó:
Một cánh rừng săng lẻ Võng bồng trưa nắng trôi Vang tiếng cười tuổi trẻ Lẫn mênh mông gió trời.
Một bữa cơm nấu vội Toàn con trai với nhau Củi ướt phồng má thổi Hương phong lan ướp đầu. Một ánh đèn hạt đỗ
Soi đỏ mũi tiến công Một trang thơ nhòe chữ Thành nỗi niềm vui chung
(Nơi ấy)
Và nơi ấy - nơi gian khó nhưng nghĩa tình trở thành nơi để nhà thơ “nhớ suốt đời”:
Tôi đã sống tháng năm kỳ lạ tuổi trẻ tôi không dễ có hai lần tháng năm biết hy sinh tự nguyện
trong chiến hào trên điểm chốt xung phong
(Tuổi trẻ tôi) Chúng con lên rừng gặp chính rừng cây
rừng xanh lá hết màu xanh của lá chúng con ra biển gặp ngay biển cả sóng mở lòng không nguôi.
(Nơi bắt đầu Tổ quốc)
Có thể nói, chiến trường, tình đồng đội và quê hương, tình mẹ chính là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ, tạo nên một hồn thơ trong trẻo dù có trải qua bất kì hoàn cảnh nào. Hai cội nguồn này cũng là bản lĩnh và sức mạnh Việt Nam. Nói thế cũng có nghĩa rằng hồn thơ Nguyễn Hoa mang khí cốt của dân tộc và thời đại.
Cái tôi của Nguyễn Hoa đã đi dọc dài những năm tháng của dân tộc, đó thực sự là những tháng ngày đáng nhớ:
Tôi đã viết bài thơ của những ngày như thế về đồng đội hy sinh
năm đất nước chuyển mình!
Tôi đã viết bài thơ của những chiếc áo xanh năm chia ly xa cách
mẹ sống bằng nỗi nhớ - không thể nào hóa đá
Cô gái sống bằng niềm tin - người chiến thắng trở về Tôi đã viết bài thơ của những chiều hè
cánh buồm hoàng hôn sông trôi những bến bờ đắm đuối
chân mây, góc biển, trăng trời có lúc tôi ngỡ mình tan biến vào thiên nhiên vô tận, vô hồi…
(Gửi năm tôi năm ba tuổi – 2000)