7. Đóng góp của luận văn
2.2. Hình tượng cái tôi trong thơ Nguyễn Hoa
2.2.2. Cái tôi đầy trách nhiệm, giàu niềm tin khao khát vươn lên khẳng
Bên cạnh một cái tôi chân thành, trong trẻo, trong thơ Nguyễn Hoa còn hiện hữu cái tôi của một chủ thể trữ tình đầy trách nhiệm, giàu niềm tin khao khát vươn lên khẳng định mình. Những trang thơ của Nguyễn Hoa đã cho ta hiểu thêm về ông, một con người sống đầy trách nhiệm. Đó là trách nhiệm của một cái tôi cá nhân với bản thân, với gia đình; đó còn là trách nhiệm của cái tôi công dân với quê hương đất nước.
Trước tiên là sống có trách nhiệm với bản thân mình. Nhà thơ đã thú nhận rất thành thực tôi yêu tôi hơn tất cả mọi người yêu tôi. Đó không phải là một cái tôi ích kỉ mà là một cái tôi với ý thức cá nhân rất cao, rất nhân bản. Bên cạnh đó, thơ Nguyễn Hoa thể hiện rõ một cái tôi rất yêu thương, trách nhiệm, gắn bó với gia đình, với mẹ, với quê hương. Dù cuộc đời mình có ngắn ngủi đo bằng tháng, bằng năm, còn những ngôi sao trời lấp lánh, có cánh, cuộc đời đo bằng triệu năm, tỉ năm ánh sáng thì nhà thơ vẫn dứt khoát từ chối làm sao trời:
Bởi tôi còn mẹ có vợ và các con tôi cùng nỗi buồn vui
mọc rễ vào mồ hôi, bùn đất gần gũi với tôi ngày ngày!...
Nhà thơ ý thức rất rõ về vai trò của gia đình, ông đã nhắc đến nó một cách rất gần gũi yêu thương, đó hẳn phải là một người chồng, người cha đầy yêu thương trách nhiệm với tổ ấm của mình:
Cái tổ ấm nồng hơi người - ngọn lửa
Cái tổ nhỏ nhoi đủ chứa cuộc đời tôi, vợ tôi và đứa con gái nhỏ Cái tổ nếu tôi không có
Thì tôi như không có trên đời!
(Dưới mặt trời)
Sau một cái tôi trách nhiệm với bản thân, với gia đình là một cái tôi đầy trách nhiệm với quê hương đất nước. Biểu hiện đầu tiên đó chính là tình yêu, tự hào về Tổ quốc. Trong bài Cùng Ê- xê -nin, Nguyễn Hoa đã không ngần ngại so sánh tình yêu Tổ quốc của mình với tình yêu Tổ quốc yêu dấu của thi hào Nga:
Còn bạn đau đáu cho nước Nga yêu dấu
Có thể nào tôi không đau đáu cho nước Việt của tôi Rồi mai sau trên chiếu cỏ xanh ngời
Bạn cùng tôi và sẽ mời thêm mẹ!
(Cùng E- xê -nin)
Dù cuộc sống có rất nhiều thăng trầm biến động, song Nguyễn Hoa vẫn luôn giữ vững niềm tin, khao khát vươn lên để khẳng định mình. Trước thiên nhiên vô tận đầy cảm xúc, nhà thơ khao khát vươn tới những điều lớn lao tốt đẹp, muốn được
như biển lớn, thông cao, cỏ bén:.
Sóng dạt dào: biển lớn Thông vi vút: thông cao Cỏ rì rào: cỏ bén Tôi làm sao Có - biển lớn - thông cao - cỏ bén trong hồn? … (Trong hồn)
Khát khao vươn lên là điều thường gặp trong thơ Nguyễn Hoa. Ông luôn dũng cảm đối diện với những gì lớn lao hơn, đối diện với những khó khăn, thử thách để nhận ra mình, để hoàn thiện mình, cũng là để khẳng định chính mình:
Bây giờ tôi nhận ra biển khơi thuở chỉ có bầu trời và biển cả Và trong ánh sáng lạ
tôi nhận ra tôi!
(Đêm biển)
Có lúc đó nhà thơ xác định chỗ đứng của mình, thâm trầm và cũng rất giản
dị: Tôi số nào trong bảy tỉ người/ Nhấp nhô sóng cười/ Giữa biển đời!, nhưng cũng
có lúc thật kiêu hãnh:
Tôi tuổi lên mười
Sóng đôi đứng cây đa làng cổ thụ
(Con đường Tổ quốc)
Như mọi người
không lẫn giữa mọi người Của tôi nhận vào tự nguyện ngôi sao số phận tôi!
(Ngôi sao số phận tôi) Tôi là tôi: tuổi mặt trời
tuổi đồng đội, tuổi rộng dài nước non!...
(Tuổi tôi)
Nguyễn Hoa đã từng thành thực thú nhận:
Tôi biết khát khao tuổi nhỏ tôi bay lên Sự hẫng hụt
Tôi chưa quen Có thể thế
Tôi có nhiều cảm xúc? …
Qua ô cửa tròn - mây trắng muốt dưới tôi
Điều đáng nói là khát khao bay lên của Nguyễn Hoa là khát khao của một con người đã tự nhận thức về giới hạn của chính mình. Trong cuộc sống bon chen, xô bồ với rất nhiều cám dỗ của đời thường, không phải ai cũng biết giới hạn của mình. Vì vậy ta càng thấy trân trọng nhà thơ hơn. Có thể có rất nhiều người nuôi ước mơ khát vọng lãng mạn bay bổng. Còn Nguyễn Hoa, khát vọng sống của ông không gắn với những khát khao bay cao, bay xa về những chân trời cao rộng mà ông luôn gắn ước mơ cuộc đời mình với mặt đất, với số phận con người trong cõi nhân sinh:
Ôi! Mặt đất gụi gần Mặt đất
Như bước ra từ ước mơ…
(Máy bay đang bay)
Nguyễn Hoa luôn mơ ước và khát khao, những khát khao luôn khiến ta phải khâm phục: Cứ ước Xanh cây Cháy thành than Như than Cháy đỏ lại Thành tro bụi Đen Về đất ! (Cứ ước)
Đó là lẽ sống, niềm tin nhà thơ quyết đeo đuổi cả đời.