Ngôn ngữ nghệ thuật đậm “chất Tây Nguyên”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn niê thanh mai (Trang 120 - 123)

7. Đóng góp của luận văn:

3.3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật đậm “chất Tây Nguyên”

Có thể nói, Tiếng Việt là một ngôn ngữ vừa thống nhất, vừa phong phú, đa dạng. Thống nhất trong ngôn ngữ toàn dân, đa dạng với các vùng phương ngữ. Nhìn chung, các nhà văn đều sử dụng kết hợp giữa ngôn ngữ toàn dân với ngôn ngữ địa phương nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật nhất định. Đọc các tác phẩm của Niê Thanh Mai bên cạnh việc sử dụng từ ngữ toàn dân, độc giả đều cảm nhận rõ nét về việc nhà văn sử dụng một lớp ngôn ngữ dân tộc đậm đặc nhưng hết sức tự nhiên, linh hoạt như chính cuộc sống con người Tây Nguyên vậy. Dù các truyện ngắn của chị viết bằng tiếng phổ thông nhưng chị đã rất khéo léo đưa ngôn ngữ dân tộc thiểu số Tây Nguyên vào những lời văn tả, kể. Chị đan xen ngôn ngữ dân tộc vào văn xuôi uyển chuyển đến mức khi đọc tác phẩm, độc giả nghiễm nhiên tiếp nhận nó như tất yếu phải thế, không cần vội vàng phải xem chú thích mà vẫn thấy hết cái hay cái đẹp mà nó mang lại.

114

Trong các trang văn xuôi của chị, ta bắt gặp một hệ thống từ vựng bằng ngôn ngữ dân tộc gắn liền với các địa danh, buôn làng, con sống, con suối, bến nước, tên hoa lá, chim muông. Đó là những buôn làng như: Buôn Tuk, buôn Du, buôn Lum, buôn Duntang, Đak Rlấp, buôn Jang Hao, buôn Hu, suối Đroăl, sông Sêrêpốc…; tên các loại cây cối như: Hoa Pơ lang nở đỏ rực, cây mỡ hoa đỏ, hoa gạo nở đỏ đầu buôn, măng đắng, cà đắng, mai rừng, cúc quỳ,… Tất cả các địa danh, các dòng sông, cây cối đều mang chất của Tây Nguyên, gợi liên tưởng về một không gian núi rừng hùng vĩ, đẹp đẽ, thơ mộng, đầy cuốn hút và kích thích trí tò mò của người đọc.

Hệ thống từ vựng bằng ngôn ngữ dân tộc còn được nhà văn sử dụng liên tiếp khi nhắc đến tên các vị thần, tên người, tên đồ vật, tên các nhạc cụ truyền thống, cách xưng hô, phong tục, tập quán… của đời sống con người. Các vị thần trong tín ngưỡng người dân Tây Nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với mọi sinh hoạt của cộng đồng dân tộc: nữ thần lúa Yang Hri, thần gió Yang Kngin, thần nước Yang Ea, thần đất Yang Êllăn, vua lửa Ptao Pui, vua nước Ptao Ya… Cùng với các vị thần, những con người sống trên cao nguyên đều có tên riêng rất đẹp, phần lớn cha mẹ đặt tên con theo tên các vị thần. Ta vốn đã rất quen thuộc với tên những con người đó trong các bộ sử thi đồ sộ của Tây Nguyên. Tên các cô gái xinh đẹp, tốt bụng mà nhà văn đã xây dựng lên: H’Leng, H’Linh, H’Mây, H’Biên, H’Lan, H’Nhin, Phin, Plang, H’Lanh, H’Lia, Din, Win, Miên…; tên các chàng trai khỏe mạnh, tài hoa: Y Thi, KTyn, Y Thinh, K’Lành, Y Quy, Phiên, Y Song, Y Hiên, Y Woan, Siên, Tang,… Cách xưng hô thân mật giữa các thành viên trong gia đình được nhà văn sử dụng để tạo không khí, nhấn mạnh mối quan hệ gần gũi, chân thực giữa các nhân vật:

Ma (bố), (mẹ),…Các luật tục và lễ hội mà tác giả nhắc đến trong các sáng tác như: Tục đeo vòng đồng cổ tay, tục nối dây, tục bỏ mả, lễ đâm trâu, phong tục tang ma, lễ cúng Kăm Jin, ngày hội mừng cơm mới… Những từ chỉ hoạt động, sinh hoạt trong cộng đồng dân tộc Tây Nguyên như: lên rẫy, dệt vải,

115

giã gạo, hát điệu dân ca Ê Đê, đầu nguồn lấy nước (về nấu nước chè tươi), trỉa bắp, vào rừng sâu tìm gỗ quý (làm thuyền độc mộc), đào rễ cây thuốc, đâm cá dưới suối, tìm mật ong rừng, vùi khoai vào than nóng, khóc ma, chỉnh chiêng… Ta nhận thấy một điều là ở những tác phẩm của Niê Thanh Mai có đề tài về cuộc sống, con người bản địa Tây Nguyên thì tỉ lệ phương ngữ nhiều hơn những truyện ngắn viết khác của tác giả. Việc Niê Thanh Mai đưa những phương ngữ riêng mang sắc thái dân tộc thiểu số vào văn chương có hiệu quả nhất định. Nó xác lập trước mắt độc giả một không gian văn hóa đặc biệt ấn tượng, làm nên nét riêng của đời sống con người Tây Nguyên, tạo nền tảng cho những ý tưởng sáng tạo về đồng tộc của nhà văn thăng hoa và góp thêm một nét hoa văn đẹp vào tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu của các dân tộc trên một dải nước non Việt Nam.

Giống với rất nhiều nhà văn dân tộc thiểu số khác, Niê Thanh Mai đã sử dụng cách diễn đạt giản dị, dân dã, trong sáng, bộc trực của người Tây Nguyên trong lời văn của mình. Để miêu tả con người Tây Nguyên, tính cách Tây Nguyên một cách chính xác thì không gì thích hợp hơn là lấy chính ngôn ngữ của vùng đó làm ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Sử dụng đậm phương ngữ trở thành một yêu cầu nghệ thuật bắt buộc, chỉ sử dụng thành công thì tác giả mới có thể làm nổi bật tâm lý nhân vật, mới khắc họa chân thật, sâu sắc chân dung nhân vật, lối sống, phương thức cảm nhận đời sống của đồng bào nơi đây. Niê Thanh Mai đã Thành công khi sử dụng ngôn ngữ dân tộc và cách diễn đạt theo kiểu tư duy dân tộc đạt được độ chính xác, độc đáo, đúng lúc, đúng chỗ.

Nhà văn Niê Thanh Mai là một người yêu quý, tự hào về nguồn cội, luôn có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nên chị rất chú trọng đến cách biểu đạt, sử dụng ngôn ngữ và cách tân, sáng tạo ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác của mình để độc giả vừa có thể nắm bắt được nội dung tác phẩm lại vừa có thể nhận thấy những giá trị văn hóa đẹp đẽ và bản sắc dân tộc

116

không thể trộn lẫn trong mỗi trang văn. Có thể thấy rằng, ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Niê Thanh Mai là thứ ngôn ngữ nghệ thuật đậm chất Tây Nguyên thời hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn niê thanh mai (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)