Niê Thanh Mai Nhà văn tiêu biểu của Tây Nguyên thế hệ đầu thế kỷ XXI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn niê thanh mai (Trang 34 - 39)

7. Đóng góp của luận văn:

1.2. Niê Thanh Mai Nhà văn tiêu biểu của Tây Nguyên thế hệ đầu thế kỷ XXI

kỷ XXI

Niê Thanh Mai sinh ngày 29/7/1980, là người dân tộc Êđê; Chị sinh ra trong một gia đình trí thức và hiện đang sống, làm việc tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Sau khi tốt nghiệp THPT, Niê Thanh Mai là sinh viên khoa Sư phạm, trường Đại học Tây Nguyên. Tốt nghiệp Đại học chị về công tác ở trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng, Đắk Lắk; Hiện nay chị đang là Phó Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk. Chị vừa là một nhà giáo, vừa là một nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở Tây Nguyên. Niê Thanh Mai từng giữ nhiều trọng trách trong lĩnh vực Văn hóa, Văn học, Nghệ thuật dân tộc Tây Nguyên nói riêng, DTTS Việt Nam nói chung như: Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam (phụ trách khu vực Tây Nguyên), Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk…

Niê Thanh Mai đã có thời gian dài công tác tại trường THPT dân tộc Nội trú N’Trang Lơng, nơi đã ươm mầm được rất nhiều những cây viết trẻ thế hệ 8X, 9X. Cô giáo - nhà văn Niê Thanh Mai đã không quản vất vả, công sức và biết bao tâm huyết để xây dựng một đội ngũ cây viết trẻ với mong muốn kế cận và phát triển, phát huy được thế mạnh của một vùng văn hóa rộng lớn, lâu đời. Đội ngũ sáng tác trẻ có trình độ, được đào tạo và đặc biệt là được sinh ra, lớn lên trong tình yêu mãnh liệt dành cho Tây Nguyên nên rất có thể trong thời đại mới nền văn học Tây Nguyên lại có những thành tựu mới, những trang lịch sử văn chương mới rực rỡ.

28

Niê Thanh Mai là thế hệ nhà văn Tây Nguyên đầu thế kỷ XXI, chị đã có những bước đi rất vững chãi và ghi được dấu ấn trong đời sống văn học ở Tây Nguyên. Mới chỉ trong hơn 10 năm sáng tác, chị đã có những thành công ban đầu đáng khích lệ với nhiều truyện ngắn in trong 3 tập truyện. Điều đặc biệt là chị đã vinh dự được nhận những Giải thưởng như: Giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 với truyện ngắn Giữa cơn mưa trắng xóa và Áo mưa trong suốt; Giải tác giả trẻ của Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2009 với tập truyện Suối của rừng…

Những truyện ngắn của chị thấm đẫm chất Tây Nguyên từ đề tài, thế giới nhân vật đến hiện thực cuộc sống cùng các vấn đề về văn hóa, xã hội…của vùng đất đỏ Bazan nhưng lại mang mầu sắc rất hiện đại. Niê Thanh Mai - nhà văn nữ dân tộc Êđê xứng đáng là một đại diện tiêu biểu của thế hệ các nhà văn trẻ Tây Nguyên đầu thế kỷ XXI.

Trong các tác phẩm văn xuôi của Niê Thanh Mai, hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người Tây Nguyên với những lối sống, lối nghĩ, những phong tục, tập quán, những sinh hoạt cộng đồng của từng cá nhân trong các gia đình, các buôn làng cùng sự thay da đổi thịt và có không ít những cơn đau đớn để “lột xác”, hội nhập với cuộc sống trong thời đại mới đã được chị phản ánh một cách chân thực, sinh động vào trang viết của mình. Điều khiến chúng ta rất dễ nhận thấy là tình yêu tha thiết của Niê Thanh Mai giành cho quê hương, cho dân tộc của mình. Chị viết những trang viết về con người, văn hóa nơi đây với những nét riêng biệt, nét bản sắc chỉ có trên mảnh đất Tây Nguyên rộng lớn này. Điểm thành công nhất trong truyện ngắn của chị là chị luôn ý thức kế thừa những giá trị của văn học dân gian truyền thống, kế thừa những tinh hoa văn hóa dân tộc mình một cách đầy sáng tạo. Chị luôn nỗ lực hết mình tự học, tự bồi dưỡng tri thức để nâng cao trình độ và tiếp cận nhiều phương pháp sáng tác hiện đại để đổi mới trong sáng tác, nên bước đầu những truyện ngắn của chị đã thu hút được

29

sự chú ý và đánh giá khá cao của bạn đọc, nhất là những bạn đọc trẻ. Những sáng tạo nghệ thuật của chị vừa thể hiện được đời sống hiện đại trên nền văn hóa truyền thống Tây Nguyên, vừa giàu tính triết lý nhưng không kém phần mạnh mẽ, quyết liệt của bản chất người Êđê, vừa để thỏa những đam mê, khát vọng sáng tạo, đổi mới văn chương. Niê Thanh Mai muốn mang đến cho độc giả cái hồn văn chương thời đại mới tươi tắn, hồn nhiên với cách nhìn đa diện, đa chiều về các vấn đề cá nhân, xã hội ở mảnh đất cao nguyên đầy nắng, gió và màu xanh của đại ngàn này.

Tây Nguyên hiện lên trong những tác phẩm của Niê Thanh Mai là thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn mang trong mình cả những nỗi niềm như một thực thể sống có tâm tư tình cảm, gắn bó hòa hợp với con người; thấu hiểu, sẻ chia và chở che cho con người nơi đây. Là một người con của dân tộc ÊĐê nên chị đã dành rất nhiều những trang viết của mình để viết riêng về dân tộc của mình: Từ cội nguồn văn hóa của sử thi đến những băn khoăn trăn trở, những đối diện với thực tiễn cuộc sống đang hàng ngày đổi thay, thậm chí còn cả những suy thoái, tha hóa của con người khi không giữ nổi mình trước những biến động của đời sống kinh tế. Niê Thanh Mai viết cho quê hương, viết cho dân tộc và nói lên tiếng nói thiết tha yêu mến nền văn hóa dân tộc, mong muốn giữ gìn bản sắc dân tộc mình nhưng cũng tha thiết mong muốn mang đến cho độc giả khắp mọi miền thấy một Tây Nguyên đang vươn lên mạnh mẽ, đang từng ngày đổi thay để hội nhập.

Viết về văn hóa dân tộc ÊĐê như một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, những hình ảnh: “nhà dài”, “bếp lửa”, những biểu tượng đẹp của văn hóa ÊĐê xuất hiện trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai lặp đi lặp lại “Nhà sàn bếp vẫn đỏ lửa. Nhà ám mồ hóng, cột cái đen, cột con cũng đen. Nhà sàn già hơn tuổi cha. Bếp cũng đỏ lửa trước lúc cha sinh ra” [33, tr.59]; “Bếp lửa nhà người ÊĐê đâu có bao giờ được tắt, khi không nấu nướng thì than vẫn cứ cháy âm ỉ. Vì vậy vào nhà lúc nào cũng ấm, muốn ăn khoai nướng hay bắp

30

nướng thì cứ vùi vào đấy, nghe mùi thơm lấy ra thì ăn được ngay” [33, tr.94]. Vẻ đẹp người con của dân tộc ÊĐê cũng rất đặc trưng qua hình ảnh người con trai ÊĐê với vẻ đẹp khỏe khoắn “K Lành vạm vỡ, bắp tay chắc khỏe, mái tóc xoăn buông rủ xuống vầng trán thông minh rắn rỏi” [32, tr.61]; Hay như đoạn tả về Y Thi “Ngực nở vồng. Bắp tay nổi dây thừng. Bắp đùi cuộn dây chão. Da anh rể mịn màu đồng đen…” [33, tr.53]. Người con gái ÊĐê đẹp vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên từ cái “dáng tròn mây mẩy hồn nhiên như lá”, “Con gái ÊĐê khòm lưng và chân to”, “Nước da nâu mịn khỏe khoắn”,… Hình ảnh con người ÊĐê với vẻ đẹp khỏe khoắn, tự nhiên, phóng khoáng, chân chất như đang làm chủ, chế ngự và lan tỏa niềm kiêu hãnh đến cả thiên nhiên đất trời.

Niê Thanh Mai dành nhiều những trang viết về văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc mình, không bằng giọng kể trần thuật mà để cho các nhân vật tự làm những công việc hàng ngày, nói bằng cách nói của dân tộc mình và thực hiện các nghi thức văn hóa, phong tục tập quán một cách tự nhiên, sống động khiến người đọc như đang được trải nghiệm, đang được sống trong không gian văn hóa của đồng bào ÊĐê. Thế mạnh của Niê Thanh Mai là hiểu về văn hóa của vùng đất, hiểu và yêu con người nơi đây và nhờ đó mà những sáng tác của chị viết về Tây Nguyên được độc giả đón nhận và góp phần cho độc giả hiểu đúng được phong tục tập quán, lối sống, lối nghĩ và thấy rõ được cả những đổi thay của Tây Nguyên mỗi ngày. Từ những sáng tạo rất riêng của mình, Niê Thanh Mai là nhà văn nữ DTTS trẻ và tiêu biểu ở Tây Nguyên; Xứng đáng là người tiếp nối, giữ lửa và truyền lửa cho đội ngũ sáng tác trẻ, làm giàu có phong phú thêm cho văn học DTTS Tây Nguyên nói riêng và văn học DTTS Việt Nam nói chung. Với những đóng góp cho văn xuôi Tây Nguyên sau đổi mới, Niê Thanh Mai xứng đáng là nữ nhà văn tiêu biểu, đại diện cho thế hệ trẻ thời kỳ hội nhập.

31

Tiểu kết chương 1

Tìm hiểu và nghiên cứu quá trình phát triển của văn xuôi Tây Nguyên sau đổi mới, chúng tôi thấy rằng: mặc dù tốc độ phát triển của văn xuôi Tây Nguyên còn chậm và muộn so với văn xuôi các dân tộc miền núi phía Bắc, song đội ngũ sáng tác ở nơi đây ngày càng đông đảo và có xu hướng trẻ hóa. Đội ngũ sáng tác trẻ ấy được nuôi dưỡng tâm hồn, được đào tạo bài bản chuyên môn,…đặc biệt là có ý thức sâu sắc viết về dân tộc mình; Số lượng, chất lượng các sáng tác được đăng, in tăng lên nhanh chóng. Nội dung sáng tác thì phong phú về chủ đề, đề tài; Nghệ thuật dần đi theo xu hướng hiện đại và có cả mầu sắc hậu hiện đại. Văn xuôi Tây Nguyên đã dần khẳng định được bản sắc, vị trí, dòng chảy riêng của mình và hòa vào sự phát triển chung của nền văn học dân tộc. Trong số các nhà văn Tây Nguyên thời kỳ sau năm 1986, đặc biệt là giai đoạn đầu thế kỷ XXI đến nay Niê Thanh Mai nổi bật lên như một gương mặt tiêu biểu. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, tình yêu thiết tha và niềm tự hào mãnh liệt với dân tộc mình, Niê Thanh Mai đã thành công trong việc sáng tạo lên những tác phẩm văn học có giá trị, phản ánh được sâu sắc cuộc sống, văn hóa và con người Tây Nguyên thời kỳ Đổi mới. Qua đó góp phần phát triển cho bộ phận văn học DTTS Tây Nguyên nói riêng và làm giàu có hơn cho nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.

32

Chương 2:

TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI - KHÁT VỌNG VÀ TRĂN TRỞ CỦA NHỮNG NGƯỜI CON TÂY NGUYÊN

THỜI HIỆN ĐẠI VÀ HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn niê thanh mai (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)