Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn niê thanh mai (Trang 119 - 120)

7. Đóng góp của luận văn:

3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu đặc trưng cơ bản của văn học, là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách của nhà văn. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện thẩm mỹ giúp nhà văn xây dựng hình tượng văn học. Ngôn ngữ văn học có liên quan mật thiết với ý thức văn học, phản ánh một cách cụ thể chính xác, sinh động, những biến đổi của tư duy văn học. Mặt khác, ngôn ngữ cũng là một hiện tượng xã hội, vận động không ngừng theo sự đổi thay của cuộc sống và chính sự phát triển của ngôn ngữ thời đại cũng góp phần chi phối tư duy văn học. Là công cụ của tư duy, là phương tiện truyền đạt tư tưởng tình cảm nên khi tư duy nghệ thuật của nhà văn thay đổi thì ngôn ngữ nghệ thuật cũng có những chuyển động đổi thay. Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng có tính hình tượng, tính thẩm mỹ và thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Đồng thời ngôn ngữ nghệ thuật góp phần bộc lộ giá trị nội dung, làm nổi bật bức tranh hiện thực cuộc sống của tác phẩm, làm phong phú và nâng cao vốn ngôn ngữ dân tộc. Điểm đáng chú ý là, ngôn ngữ nghệ thuật của mỗi loại hình nghệ thuật, mỗi tác phẩm văn học, mỗi nhà văn khác nhau lại chịu sự ảnh hưởng của điều kiện sống, văn hóa vùng miền bởi các nhà văn thường lấy chính chất liệu ngôn ngữ, cách sử dụng ngôn ngữ, cách thể hiện của chính dân tộc mình vào sáng tác. Điều đó đã làm nên những màu sắc riêng biệt, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc và sức cuốn hút của tác phẩm văn học. Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài: Tôi viết “Đất nước đứng lên” in trên

113

tạp chí Văn nghệ Quân đội số 12 năm 1956 viết: “Toàn bộ cái gọi là bản sắc tinh túy và sâu xa nhất của một nền văn hóa dân tộc đều lắng đọng trong ngôn ngữ của dân tộc ấy. Và văn hóa lắng đọng trong ngôn ngữ”. Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật chính là chiếc cầu nối giữa tác giả với độc giả, ngôn ngữ nghệ thuật còn là phương tiện thể hiện một cách chính xác, hàm xúc, đa nghĩa, tạo hình, biểu cảm hình tượng văn học và bản sắc văn hóa dân tộc.

Khảo sát các tập truyện ngắn của Niê Thanh Mai, chúng tôi thấy chị là một người rất đỗi yêu quý, tự hào về nguồn cội, luôn có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nên chị rất chú trọng đến cách biểu đạt, sử dụng ngôn ngữ và cách tân, sáng tạo ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác của mình - để độc giả vừa có thể nắm bắt được nội dung tác phẩm lại vừa có thể nhận thấy những giá trị văn hóa đẹp đẽ và bản sắc dân tộc không thể trộn lẫn trong những trang văn. Có thể khẳng định, ngôn ngữ nghệ thuật trong các sáng tác của Niê Thanh Mai thể hiện được phong cách sáng tác của mình đó là ngôn ngữ nghệ thuật đậm “chất Tây Nguyên”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn niê thanh mai (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)