Hệ thống làn điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 35 - 38)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.3. Hệ thống làn điệu

Là một nghệ thuật hát rong nhưng Xẩm đã không ngừng phát triển để rồi định hình như một bộ phận âm nhạc chuyên nghiệp với hệ thống bài bản và làn điệu hết sức độc đáo.

Các nhà nghiên cứu đều nhận định điệu Xẩm chợ chính là một trong những làn điệu có sớm nhất và cũng tiêu biểu phổ biến nhất trong hát Xẩm. Qua nhiều thế hệ các nghệ nhân, các điệu Xẩm ngày càng được trau chuốt, hoàn thiện và có một chất riêng hết sức độc đáo.

Theo Trần Việt Ngữ thì Hát Xẩm có 8 làn điệu chính: Xẩm chợ, Chênh bong (Xẩm xoan), Riềm Huê (Xẩm Huê tình), Ba Bậc (Xẩm nhà trò, Phồn Huê (Nữ oán), Hò bốn mùa, hát Ai và Xẩm Thập ân.

Trong đó,Xẩm Chợ“giản dị, ngắn gọn, giai điệu thường vận dụng dựa theo dấu chữ của loại thơ lục bát (6/8) cổ, không đảo câu, đảo chữ, ít tiếng đệm, rất đậm tính chất hát kể lể [28, tr.31].

Điệu Chênh bonglà điệu có tính vui vẻ, phấn chấn, thường mở đầu bằng một khúc dạo nhạc. Tùy độ dài ngắn của nội dung, bài hát có thể gồm ba hoặc bốn, có khi năm hoặc sáu đoạn theo thể thơ sáu tám. Nhưng khác với thơ, chênh bong thường kết đoạn lửng lơ ở câu sáu. Trần Việt Ngữ viết: “Trổ một thường gồm một cặp sáu tám và thêm câu sáu; trổ hết thường gồm trọn một hai câu sáu tám. Đôi khi bài hát hết bằng một câu sáu lửng lơ. Các trổ giữa thường hát nhắc lại câu sáu vừa đứt ở trổ trên”[28, tr.31].

Điệu Riềm Huê (Xẩm Huê tình), như tên gọi, là điệu hát mang tính trữ tình đậm nét, “với những nội dung trao tình, hẹn hò, nhớ thương, trông ngóng, nghe da diết” [28, tr.32]. Xẩm Huê tình dựa vào nội dung thể hiện, vào ý văn và từ ngữ, vào tính chất âm nhạc mà có sự hỗ trợ của tiết tấu đảo – nghịch phách trong các

khổ nhịp tạo sắc thái riêng, với nét giai điệu đặc trưng riêng không thể trộn lẫn vào đâu.

Điệu Ba bậchay còn gọi là “Xẩm nhà trò”, một cái tên liên quan đến Ả đào. Theo Trần Việt Ngữ thì điệu này nhập vào sinh hoạt hát Ả đào nên mới mang tên “Xẩm nhà trò”. Để phù hợp với môi trường Ả đào mà“Xẩm nhà trò tước bỏ xuyên tâm, lưu không và thay vào những từ lặp lại, đưa hơi, làm cho bài hát cô đọng hợp với loại nhạc thính phòng hơn” [28, tr.32].

Điệu Phồn Huê là điệu hát này khá đặc biệt, các nghệ nhân xưa thường dùng để kể tâm tình riêng cho thân phận của phụ nữ, họ phải chịu hết bao cay đắng, bất công trong xã hội đương thời. Phồn Huê là điệu hát chứa đầy oán hờn, đau thương, có khi kéo dài tới mười lăm, hai mươi trổ, cũng có khi dăm bảy trổ hoặc ít hơn nếu được xen kẽ vào những tích chuyện dài, hoặc phối hợp với những làn điệu khác. Điệu Phồn huê đã hát phải bộc bạch được hết mọi tâm sự sâu xa, thầm kín của chị em mà tuyệt nhiên không được pha chất chòng ghẹo trêu đùa.

Điệu Hò bốn mùa: chữ “Hò” ở đây không mang ý nghĩa diễn tả không gian rộng mở như mọi tiếng Hò ở miền sông nước hay đồng ruộng. “Hò” trong bốn mùa là loại Hò rằng, Hò lớ lơ, là những điệp khúc sau từng đoạn nhạc ngắn với lời thơ 6/8 dung dị, khỏe khắn vui tươi. Nội dung là những câu chuyện về làm lụng cấy cày của nhà nông với những câu hát ngẫu hứng tại chỗ nên đã nhanh chóng lôi kéo người nghe vào cuộc, tạo không khí sôi động, náo nức mà tự nhiên. Hò bốn mùa nằm ở dạng hát nói thô sơ, mang tính kể lể chuyên dùng về công việc làm ăn trong năm của nhà nông, mà cứ sau một cặp sáu tám lại đi vào điệp phúc nhộn nhịp, có hơi hướng “láy” theo bên hát Trống Quân.

Điệu Hát ai với tính chất than thở, oán trách pha chút hài hước. theo nhà nghiên cứu Hoàng Kiều, đây là một trong những điệu hát đã có sự ảnh hưởng lớn

tới âm nhạc – Chèo sau này, còn nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Trần Việt Ngữ thì cho rằng “Hát ai là tiền thân của điệu Hề Mồi trong Chèo”.

Điệu Thập ânmang tính chất sầu thảm, thường dùng trong các đám tang, giỗ chạp. Nội dung và hơi kể tương tự nội dung và giai điệu của Oán thập điều trong.Theo Trần Việt Ngữ: “Loại bài này nêu lên những nỗi khổ cực của cha mẹ nuôi dạy con cái từ lúc mang thai đến lúc sinh, lớn lên thành người, nhằm nhắc nhở con cháu hãy nhớ đến công ơn người vừa khuất mà ăn ở hiếu nghĩa sao cho phải đạo” [28, tr.33].

Xẩm Thập ân có sức lôi cuốn mạnh mẽ, chỉ bằng những câu thơ 6/8 dung dị, mộc mạc đơn sơ mà lay động lòng người. Không những thế nó còn lan tỏa tới các sinh hoạt nghệ thuật dân gian khác như sân khấu Chèo với điệu Oán thập điều nổi tiếng, hoặc trong các đám tang ma, giỗ chạp không thể thiếu tiếng hát Xẩm Thập ân.

Sau này, khi người hát Xẩm ở thôn quê lên các thành thị hát kiếm sống, nổi bật là ở Hà Nội mới sáng tạo thêm các làn điệu mới như Xẩm tàu điện, bến xe. Đây là một dòng Xẩm rất độc đáo riêng biệt, thực ra cũng không thể liệt nó vào thành một làn điệu của Xẩm được. Bởi vì Xẩm tàu điện được sáng tạo nên dựa trên các lối hát cũ nhưng được hát với tiết tấu nhanh hơn, bóng bẩy hơn để phù hợp với không gian sống sôi động và lời ca Xẩm được chế dựa trên những bài thơ nổi tiếng, được ưa chuộng nhất thời bấy giờ. Đặc biệt trong số đó là bài thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải và Nguyễn Bính. Các bài như “Lỡ bước sang ngang”, “Trăng sáng vườn chè”... cùng với chất giọng da diết của nghệ nhân Xẩm đã từng làm mê đắm biết bao con tim người dân, đặc biệt là một lớp người có học thức ở chốn thị thành.

Mặc dù vậy, mỗi làn điệu Xẩm dù là chính hay phụ thì nó vẫn luôn đi kèm với một hệ thống nhạc khí và một dòng văn học nhất định. Cùng với các loại nhạc

cụ dân gian, ca từ mộc mạc, bình dị mà thấm thía, sâu sắc, người khiếm thị đã sáng tạo ra những bài hát Xẩm nói lên tâm trạng của mình về cuộc sống, nhân tình thế thái với một âm điệu riêng, đặc sắc, bằng sự cảm nhận cuộc sống bằng một giác quan đặc biệt (chính đôi tai) của mình. Chính lối sáng tạo rất riêng ấy của người nghệ sĩ Xẩm, cùng những quy chuẩn nhất định trong sáng tác đã làm nên một loại hình nghệ thuật dân gian chuyên nghiệp – hát Xẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)