Nhan đề và thể thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 55 - 65)

Chương 2 : NHỮNG KHÚC HÁT XẨMỞ NINH BÌNH

2.2. Hát Xẩmở Ninh Bình nhìn từ phương diện nghệ thuật

2.2.1. Nhan đề và thể thơ

Nhan đề của những bài Xẩm ở Ninh Bìnhcũng rất đơn giản và gần gũi như chính người dân Ninh Bình vậy – những con người chất phác, hiền lành và vui tính. Những cái tên ấy rất dân dã mà ai được nghe qua, đọc qua cũng nhớ luôn được: Thập Ân (mười điều ân nghĩa), Yên Phong quê mình (ca ngợi vẻ đẹp của quê hương xã Yên Phong – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình), Theo Đảng trọn đời (niềm vui của nhân dân từ khi có Đảng lãnh đạo), .... Những cái tên không hoa mĩ, cầu kì mà xuất phát từ thực tế cuộc sống.

Thơ ca trong các bài xẩm ở Ninh Bìnhlà loại thơ tự sự, kể lể, chủ yếu là than thân, trách phận về những gian truân, vất vả của cuộc đời.

Thông thường lời thơ có ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc một bài xẩm. Các bài hát Xẩm ở Ninh Bình thường sử dụng thể thơ sáu/tám - thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc, phù hợp với việc truyền tải cảm xúc của người sáng tạo một cách đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, đây còn là một thể thơ gần gũi, giản dị với cách gieo vần thường ở cuối dòng.

Ráo xê con lại con nằm cho êm

(Xẩm Thập Ân)

Hay bài xẩm “Ai về thăm huyện Yên Mô”:

Ai về thăm huyện Yên Mô

Ngắm nhìn phong cảnh, bốn mùa đẹp tươi Đồng quê bát quát chân trời

Quanh năm gieo cấy, bốn mùa bội thu...

Cùng với đó là lục bát biến thể, có thêm những tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu:

Người nằm xuống để cho lợn cạo lông.

Một chục quả hồng nuốt bà lão tám mươi

(Xẩm Ngược đời)

Thông thường, các bài xẩm ở Ninh Bình thường sử dụng ba cách phổ thơ: phổ thơ xuôi chiều, phổ thơ đảo chiều và phổ thơ vay trả.

Phổ thơ xuôi chiều: nghĩa là trong khi hát, người hát vẫn giữ nguyên trật tự câu chữ của lời thơ, người hát chỉ thêm thắt một số từ đệm theo dạng ngẫu hứng khi trình bày để giai điệu mượt mà và phong phú hơn:

Bấy lâu nay lênh (vấy í) đênh nhạt nước cánh bèo Đã từng lưu lạc

(Mấy í) đã từng lưu lạc để nhiều điều vất vả gian truân

(Xẩm Dạt nước cánh bèo)

Phổ thơ đảo chiều: tức là một câu thơ song trật tự của câu thơ không còn được nguyên vẹn như cách phổ thơ xuôi chiều:

Mẹ mới có thai

Kể từ Một Ân (thì) con ơi mẹ mới (í) có thai (i) Âm dương là âm dương nhị khí, ới nào ai biết gì Ở trong lòng (thì con ơi) luống (ứ)những sầu bi (i)

Ruột gan chua xót, nỗi (i) khi vơi đầy

Sang đến Hai Ân (thì con ơi) mẹ chịu bấy chầy (i i) (Thập Ân)

Hay Đêm (ơ) rằm:

Sáng giăng suông

Sáng giăng suông sáng cả (i i) đêm (ừ, i, í, ì)

Nửa (vấy í) về sáng (i í i) để giăng bằng (ờ) bằng ngọn tre (ơ)

(Xẩm Đêm rằm)

Phổ thơ theo kiểu vay trả:

Mẹ mới có thai

Âm dương là âm dương nhị khí, ới nào ai biết gì

Ở trong lòng (thì con ơi) luống (ứ) những sầu bi (i) (Câu vay)

Ở trong lòng (thì con ơi) luống (ứ) những sầu bi (i) (Câu trả)

Ruột gan chua xót, nỗi (i) khi vơi đầy.

(Xẩm Thập Ân)

2.2.2. Nhân vật trữ tình

Nhân vật trong các bài xẩm ở Ninh Bình rất đa dạng và phong phú.

Có khi là hiện thân của chính tác giả. Tác giả xưng “tôi” để nói lên nỗi tiếng lòng của chính mình cũng như của những người phụ nữ trong xã hội cũ phải vất vả, khổ cực thế nào?

Đĩa trầu vơi mà nước mắt

Trầu vơi nước mắt, thiếp tôi chảy đầy cả năm canh

Ngồi một mình, sao tôi cứ tủi duyên mình

(Bài Dạt nước cánh bèo)

Ở bài “Nhị tình”, tác giả vừa xưng “tôi” vừa xưng “ta”để nói lên cái tôi riêng và cũng là cái chung của mọi người:

Nhị tình ở nhau Tôi nhất chí nhị tình

Yêu nhau cho trọn lại một bề...

Tôi trách về phận sao tôi quá giận lại về đời

Về phận giận về đời

Trách ông giăng bạc ở nhiều nhời nhời đa đoan

Trong quan hệ gia đình, nhân vật trữ tình trong các bài xẩm ở Ninh Bìnhkhá đa dạng: có khi là người mẹ, người con, người vợ, người chồng, có khi lại là người con dâu, người con rể.

Người mẹ, người con trong xẩm “Thập ân”: người mẹ nói cho con nghe về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đồng thời nhắc nhở con cái phải nhớ đến công lao của cha mẹ để báo hiếu. Hay người mẹ, người con trong “Theo Đảng trọn đời”: người mẹ kể cho con nghe về sự đổi thay từ khi có Đảng lãnh đạo, đất nước được độc lập tự do, mẹ con ta thoát cảnh bần hàn.

Bên cạnh đó còn có người vợ, người chồng (Nhị tình), người con dâu (Dâu lười), người con rể (Rể lười).Những người mối quan hệ gần gũi, thân mật trong một gia đình.

Nhân vật trung tâm là “anh - em”, với bài “Tứ hải giao tình”, bốn biển đều là anh em của nhau:

Anh em ta tứ hải giao tình

Tuy rằng bốn bể, như sinh một nhà

Trong bài “Dứa dại không gai”: Câu chuyện một chàng trai ham của lạ bắt gặp “gái một con” lại đương thì cho con bú nên nom cứ căng tròn nhựa sống. Anh chàng tưởng chừng cô nàng ẵm con ấy là một cây dứa dại để có thể tự do “hái” chothỏakhátkhao.

Song, chàng cũng nhận ra ngay rằng, dù có là dứa dại thì cũng chẳng hề dễ “chơi” vì chàng đâu có ngờ “gai dứa dại lại còn dài hơn chông”. Song đó chỉ là sự vào đầu, nên dù “dài hơn chông” không dễ hái nhưng chàng cũng không chịu bỏ cuộc.

Dứa dại không gai

Chúng anh nghĩ rằng cây dứa dại không gai Ai ngờ thì gai dứa lại dài hơn chông

Em dối anh, em chửa có chồng.

Nói dối anh em chửa có chồng Hỏi con đâu cô mình bế mình bồng trên tay

Với bài xẩm “Nhời này”, nhân vật trung tâm là chàng và thiếp:

Chàng ơi nghe thiếp dặn lời này Cái đạo phu thê kết tóc ở đời

Đói lo ta sẽ lấy nhời bảo nhau

Anh khuyên em đừng nề, chớ ngại cháo rau...

Trong quan hệ xã hội là những người phụ nữ, là người đàn bà, người thục nữ cùng chung số phận khổ cực:

Hỡi người thục nữ kia ơi

Muốn nghe lại đây anh kể bài “Ngược đời” cho mà nghe

2.2.3. Một số biện pháp tu từ

Khi nói và viết ngoài những cách sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có thể sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là biện pháp tu từ.

Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngôn ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như một ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ...

Để thu hút người nghe vào những bài hát Xẩm thì không những người hát phải có chất giọng tốt, khả năng chơi nhạc cụ tuyệt vời mà các bài xẩm ấy còn phải có nội dung hay. Để có được nội dung hay thì không thể không kể đến việc sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa trong bài hát.

2.2.3.1. Biện pháp so sánh tu từ

Đầu tiên, phải kể đến biện pháp so sánh tu từ.

Sang đến Tám Ân kể nỗi nguồn cơn

Thời lòng cha mẹ như quên bối sầu

Nếu để ý thì có thể thấy rằng, có khá nhiều bài hát Xẩm ở Ninh Bìnhsử dụng biện pháp so sánh. Đây là biện pháp thông dụng, nhờ có nó mà mọi người dù là ở lứa tuổi nào, tầng lớp nào cũng có thể hiểu được nội dung lời hát muốn truyền tải:

Thổi cơm thì trên sống dưới khê

Tứ bề nhão nhoét tựa như hồ cháo hoa” “Còn như thời cái tội trai lơ Anh đánh em như thì đập mẹt” “Còn như thời cái tội ngủ đêm Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày

(Xẩm Dâu lười)

Qua biện pháp so sánh tu từ ở đoạn trích trên, ta có thể thấy được hiện lên một nàng dâu lười biếng, vụng về, không làm được việc gì ra hồn lại còn hám trai trẻ để chồng phải đụng tay đụng chân.

Hay ở bài “Kim La”, nhờ có phép so sánh tu từ mà người nghe hiểu được rằng, khi đã mắc bệnh Kim La thì vô cùng đau đớn và khổ cực, giống như đứt từng khúc ruột:

Phải cái bệnh này như có xẻo ruột ra

Ở bài “Rể lười”, để khắc họa một “ông rể” lười nhất nước Nam thì bài hát Xẩm cũng đã sử dụng biện pháp so sánh tu từ:

“Cả nước Nam tôi kén mãi được một người như anh”

“Tháng năm giời nắng thời như đốt, anh nằm anh không vẫy tai”

“Còn như cái tội anh vào ra

2.2.3.2. Biện pháp ẩn dụ tu từ

Biện phápthứ hai phải kể đến là ẩn dụ tu từ

Chị em ơi đàn bà thương lẫn nhau cùng

Thuyền quyên khi nhỡ bước

Thuyền quyên khi nhỡ bước để má hồng vất vả gian nan...

(Bài Dạt nước cánh bèo)

“Má hồng” là những người phụ nữ, những người đàn bà chẳng may gặp phải người chồng không tốt thì sẽ khổ cực, vất vả cả một cuộc đời.

Vất vả tại số, dở dang tại giời

Có may ra tôi thì vào được cái giếng khơi

(Bài Dạt nước cánh bèo)

Người phụ nữ lấy chồng giống như chơi một ván bài, không ai có thể biết được số phận của mình sẽ ra sao, đi về đâu. May ra thì lấy được người chồng tốt, gia đình chồng tốt “giếng khơi” chứ không thì lại vất vả gian nan như “dây tơ mành”:

Tìm nơi phúc đức cao dày Chả ai ngờ khi mắc phải

Ai ngờ mắc phải vướng dây tơ mành” “Dứa dại không gai chúng anh nghĩ rằng

Cây dứa dại nó không gai

“Dứa dại” là nói về người phụ nữ đã có chồng, anh đòi “mèo mả gà đồng” tưởng mà dễ chăng, mặc dù là gái đã có chồng nhưng tôi có cái giá của tôi, anh muốn lẳng lơ, chim chuột thì tìm chỗ khác.

Anh cứ khuyên em chớ để nó làm gì Khuyên em chớ để làm gì

Nữa một mai xốc xa xốc xếch, xộc xà xộc xệch Chả còn gì là cái xuân anh

(Bài Dứa dại không gai)

Anh khuyên em đến với anh chứ không thì nhỡ một mai em có gì thì tiếc “Cái xuân” – là tuổi trẻ của anh nhưng anh nào biết em là gái đã có chồng.

2.2.3.3. Biện pháp điệp từ ngữ

Biện pháp thứ ba là điệp từ ngữ.

Trong hầu hết các bài xẩm ở Ninh Bình đều sử dụng điệp từ ngữ để nhấn mạnh nội dung lời bài hát bà muốn truyền đạt tới người nghe.

Nghĩa mẹ sinh thành

Chớ có quên công cha ngãi mẹ sinh thành Ở trong lòng mẹ cha chả ngại tanh dơ

(Xẩm Thập ân)

Dạt nước cánh bèo

Bấy lâu nay dạt nước cánh bèo Đã từng lưu lạc

Đã từng lưu lạc để nhiều điều vất vả gian truân (Xẩm Dạt nước cánh bèo)

Quan tướng Kim La

Thầy sai quan tướng Kim La

Cù đinh thì thiên pháo hiệu là chi Giang Mai

(Xẩm Kim La)

Đêm rằm sáng giăng suông

Sáng giăng suông sáng cả đêm rằm

Sáng cả đêm rằm

(Xẩm Đêm rằm)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)