Xẩm Ninh Bình xưa và nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 106 - 109)

Chương 4 : HÁT XẨM TRONG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA DÂN GIAN

4.4. Xẩm Ninh Bình trong cái nhìn đối sánh

4.4.1. Xẩm Ninh Bình xưa và nay

Quá trình biến đổi của các loại hình âm nhạc truyền thống trong những năm trở lại đây đang diễn ra khá mạnh mẽ mà tác nhân của những biến đổi này có liên

quan đến khá nhiều yếu tố. Đó có thể là sự thay đổi từ nhận thức của người dân, do sự phát triển kinh tế - xã hội hoặc cũng có thể do sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực, các dân tộc với nhau.

Nếu như trước đây, Hát Xẩm được coi là loại hình nghệ thuật biểu diễn đường phố đặc trưng của người nghèo, người khiếm thị thì ngày nay, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đã không còn những mảnh đời bất hạnh phải lang thang, rong ruổi kiếm sống nhờ lời ca, tiếng hát như trước nữa mà thay vào đó những người khiếm thị được quan tâm hơn bằng việc thành lập hội người mù và tạo việc làm cho họ. Cùng với sự phát triển của trình độ dân trí và ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước trong việc giúp người dân thoát nghèo, dẫn đến việc vắng bóng của những người dùng lời ca, tiếng hát của mình để kiếm sống tại nơi tụ tập đông người như chợ, bến xe, bến đò…

Người hát Xẩm hiện nay không lấy Xẩm làm nghề kiếm sống chủ yếu. Môi trường diễn Xẩm là trên những sân khấu hiện đại, có sự hỗ trợ của trang phục, âm thanh, ánh sáng chứ không còn là đường phố, gốc đa, bến nước, sân đình...như trước kia. Hình thức hát rong, hát dạo len lỏi vào từng khu phố, từng làng quê với chiếc đàn nhị, với cặp sênh… của mình không còn nữa mà thay vào đó là những hội thi, hội diễn mang tính chất giải trí, vui chơi, có thưởng. Cũng giống như các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, môi trường biểu diễn được bó hẹp trong không gian thính phòng, có sự hỗ trợ của loa, míc.

Hát Xẩm trước đây là nghề độc quyền của người khiếm thị giờ đây đã trở thành công cụ nhằm mục đích thương mại. Hệ thống băng, đĩa nhạc Xẩm trở nên phổ biến. Giờ đây người yêu thích loại hình nghệ thuật Hát Xẩm ngoài việc đến rạp hát, nhà hát chèo thưởng thức các làn điệu Xẩm qua hệ thống vé, thì có thể

thưởng thức tại gia. Người Hát Xẩm ngày nay không còn hát bằng cả nhiệt huyết của mình, cũng không còn dùng lời ca, tiếng hát của Xẩm để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình như trước nữa mà Hát Xẩm đơn thuần với mục đích đạt giải trong các hội thi, hội diễn.

Nội dung những bài Xẩm mang tính chất tuyên truyền. Hầu hết đề tài trong Hát Xẩm ngày nay thiên về ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi quá trình nông thôn mới, hát Xẩm gắn với các tệ nạn xã hội như phòng chống ma túy, tham nhũng…Đó là những đề tài mang tính thời sự, được đông đảo công chúng quan tâm trong thời điểm hiện nay. Nghĩa là, bên cạnh những làn điệu truyền thống ở Xẩm đã xuất hiện một số ca từ mới, cách diễn mới để thích nghi với điều kiện xã hội. Do đó, nếu nói Xẩm theo nguyên gốc ban đầu thì hiện nay không còn tồn tại. Nếu trước kia xẩm vừa đàn vừa hát, tiếng hát hòa quyện và bổ sung cho nhau, nó mang lại cảm giác chân thực cho người nghe, người xem và thực sự đó mới là âm nhạc của cuộc sống. Thì nay trên sân khấu xẩm thì người hát và người đàn hầu như tách biệt. Điều này cho thấy hạn chế của các nghệ sĩ trong việc kết hợp giữa lời ca, tiếng hát với các nhạc cụ hỗ trợ. Để chuyển tải toàn bộ ý nghĩa của bài hát Xẩm, các nghệ sĩ cần thêm sự trợ giúp của trang phục, hệ thống âm thanh, ánh sáng chứ không đơn thuần như các nghệ sĩ Xẩm xưa.

Nếu trước kia Xẩm thường ngồi một chỗ vừa đàn vừa hát (gọi là chiếu Xẩm – nhấn mạnh sự mù lòa của Xẩm), chiếc thau đồng để bên cạnh, nếu hát hay người ta thưởng tiền bằng cách ném vào thau đồng cho Xẩm. Hiện nay, trên sân khấu Xẩm, các nghệ sĩ có thể đi lại, giao lưu với khán giả - yếu tố mù lòa của Xẩm bị làm mờ đi, thay vào đó là cử chỉ, điệu bộ (cách diễn xuất) được đẩy lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)