Chương 2 : NHỮNG KHÚC HÁT XẨMỞ NINH BÌNH
2.1. Hát Xẩmở Ninh Bình nhìn từ phương diện nội dung
2.1.3. Xẩm là tiếng nói đả kích,châm biếm những thói hư tật xấu trong xã
Xẩm có lúc là tiếng giễu cợt, phê phán sâu cay những thói hư tật xấu của xã hội đương thời.
Chúng ta biết là trong xã hội, chuyện trong một làng xóm, một vùng nào đó, chuyện gọi là dâu lười và rể lười là rất phổ biến. Chỉ có điều, không ai có thể đem công khai ra nói được. Bỗng nhiên, có một người xẩm hát một bài “Dâu lười”, rồi sau đó người ta cứ tự vận vào, chắc là nói đến ông nào đó trong xóm nhà mình, hoặc gia đình mình, người ta nghe thấy đã quá.
Kể từ ngày em về làm dâu trong nhà này Anh nghĩ rằng em khá
Chả ai ngờ lại hóa ra hư Đi chợ em ăn quà trừ
Đi tắm em thì bỏ quên yếm để lư khư em chạy về...
Là một người con dâu phải đảm đang, tam tòng tứ đứcnhưng đằng này cô con dâu ấy lại vụng đủ điều: nấu cơm thì trên sống dưới khê, tứ bề nhão nhoét không thể ăn nổi. Dân gian có câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” nhưng đây thì không, ăn từ đầu tới cuối hết nồi này đến nồi nọ, cả năm không làm ra một đồng, rửa bát thì ngồi ngủ gật cầu ao, hay ăn vụng, làm việc gì cũng lười để chồng đánh em như đập mẹt...
Dâu lười đằng dâu, rể lười đằng rể.Nhiều bài hát Xẩm ở Ninh Bìnhđã nói lên những vấn nạn không chỉ của xã hội xưa mà đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa. Dù ở xã hội nào thì cũng vẫn sẽ tồn tại những thói hư tật xấu đáng lên án.
Trong bài xẩm “Rể lười” đã châm biếm anh chàng rể xấu người xấu cả nết: Nhà giàu không có con trai, chỉ có một cô con gái đẹp nên muốn kén một chàng rể xứng đáng, ai ngờ đâu:
Hai vợ chồng kết bối để tơ mành khăng khăng
Nhà giầu đương thì phơi lúa tháng năm Đem cái chõng để mời anh chàng rể coi gà
Tháng năm giời nắng như đốt, anh nằm anh không vẫy tai...
Bỗng đâu sấm chớp ầm ì
Thấy thì giời mưa to quá chàng rể nằm lì ngoài sân...
Hay trong bài “Thuốc phiện”: mô tả lại hình ảnh bê tha, bệ rạc của người nghiện thuốc phiện khi say khi tỉnh. Nghiện rồi thì đến áo nâu sòng của vợ mới may cũng bán, rồi thì lạy vợ đi vay tiền để chồng có tiền nghiệp ngập:
Đương lúc đẹp giai mỹ miều thì tài sắc
Mắc nghiện vào cổ rụt thâm môi Ấy còn tiền hút mãi không thôi
Nhỡ ra một bữa rụng rời chân tay Mũi đã sổ lại hay thì ngáp vặt
Bụng đã đau lại gắt thì vợ con Ấy ước chi được điếu sái hòn...
Một bài xẩm nữa ở Ninh Bìnhcũng có ý mỉa mai, châm biếm là bài “Kim La”: Bài hát nói về một người đàn ông không chung thủy mà đi ăn vụng ở ngoài mắc bệnh Kim La (bệnh lậu) rồi về nhà bị hành:
Tôi cạch đến già
Thôi tôi tôi cạch đến già
Bợm đã thì biết bợm thì tha cho nhau cùng Có yêu nhau để khốn cho nhau
Có đi thì tiểu tiện nó mới đau ngọc hành
Gió nam phong phảng phất bên mành
Tỉnh ra mấy biết rằng mình Kim La Có nên chăng thú thật cùng ta
Để ta lấy thuốc Kim La cho mình...
Than thân trách phận là thế, đả kích, châm biếm là thế nhưng có lúc xẩmlại là tiếng cười dí dỏm về cuộc sống:
Người nằm xuống để cho lợn cạo lông
Một chục quả hồng nuốt bà lão tám mươi
Nắm xuôi chiêm nuốt thằng bé lên mười Con gà, chai rượu để nuốt người lao đao...
(Xẩm Ngược đời)
Ngược đời chính là nói về những bất công, đảo lộn của xã hội đương thời. Với việc dùng biện pháp tu từ nhân hóa, bài Xẩm “Ngược đời” đã mang đến tiếng cười, sự thoải mái cho người nghe: lợn cạo lông cho người, quả hồng, con gà, chai rượu nuốt được con người...