Xẩm là lời tâm sự về tình mẫu tử, tình vợ chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 47 - 49)

Chương 2 : NHỮNG KHÚC HÁT XẨMỞ NINH BÌNH

2.1. Hát Xẩmở Ninh Bình nhìn từ phương diện nội dung

2.1.1. Xẩm là lời tâm sự về tình mẫu tử, tình vợ chồng

Xẩm Thập ân là một trong tám làn điệu chính của nghệ thuật hát Xẩm và có lẽ đây cũng là làn điệu đặc trưng, nổi tiếng nhất của Xẩm.Xẩm Thập ân là mười điều ân nghĩa. Kể về công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái. Một ân kể từ lúc mang thai đến mười ân là lúc con con, cháu cháu đuề huề. Cả một chặng đường dài với bao nhọc nhằn, gian khó cha mẹ dành chịu về mình để nhường lại sự đầy đủ no ấm cho các con. Đồng thời, nhắc nhở con cái phải nhớ đến công lao của cha mẹ để báo hiếu.

Ướt thời mẹ chịu đành tâm Ráo xê con lại con nằm cho êm Đốt ngọn đèn, con ơi suốt cả thâu đêm

Chờ cho con đi ngủ ấm êm mẹ nằm Mong mấy ngày con ơi thì mong

tháng mong đủ cho đầy năm..

Ở Xẩm Thập, điệu Xẩm này đã nêu lên công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái kể từ khi mẹ mới mang thai con, miệng không ăn uống được gì, có ăn cũng không ngon nên mẹ gầy mòn đi rất nhiều. Đến ân nghĩa thứ hai, mẹ mang thai con chín tháng mười ngày, bao khó nhọc, não nề mẹ chịu hết. Sang đến ân thứ ba, vừa tới tháng sinh,chờ đợi sau bao nhiêu ngày tháng mẹ trông mong cho đủ mười ngày, rồi cũng tới khi con ra đời, cha mẹ vui mừng, yêu con hơn cả vàng

mười. Rồi đến bốn ân, chăm sóc con thật sự vất vả cơ hàn, chỗ ướt thì mẹ nằm, chỗ khô ráo con nằm, mẹ thức suốt đêm để chăm lo giấc ngủ cho con mong con khôn lớn từng ngày. Năm ân, con bị ốm đau (sài ghẻ) cha mẹ dành hết của ngon vật lạ cho con, còn miếng ôi, miếng không ngon thì cha mẹ phần mình chỉ với một mong muốn là mang tất cả những gì tốt đẹp nhất đến với con. Sang đến sáu ân, nuôi con phải đứa hay khóc, mẹ phải thức suốt đêm để ru con “Ru đêm mẹ quên ngủ, ru ngày mẹ quên ăn”. Bữa cơm mẹ chỉ ăn với muối, uống nước mặn chát. Rồi đến khi con bị đậu mùa, cha mẹ vừa lo cho con vừa phải lo chi phí để thuốc thang. Mẹ rất lo cho con, nước mắt cứ tự nhiên tuôn ra chỉ mong sao con mau khỏe mạnh. Sang đến tám ân, con đã lớn khôn, đã đủ lông đủ cánh, đủ bản lĩnh để rời xa bố mẹ để học hành tiến tới. Sang đến chín ân, đây là lúc con đã trưởng thành, đã có vị trí trong xã hội, con gái thì đèn sách văn chương, con trai thi đỗ khoa trường, có danh vọng. Đến mười ân, là khi con có gia đình nhỏ của mình, con con, cháu cháu đông vui, hạnh phúc, thành đạt.

Cha mẹ vất vả như thế đấy, bài xẩm Thập ân này muốn nhắc nhở con cháu phải yêu thương, kính trọng và phải báo hiếu cha mẹ.

Hay trong bài xẩm “Nhời này”, bài hátXẩm đã khuyên răn về đạo nghĩa vợ chồng, dù nghèo khổ vẫn phải no đói có nhau, đừng vì ham hố vật chất mà quên tình nghĩa:

Chàng ơi nghe thiếp dặn lời này Cái đạo phu thê kết tóc ở đời

Đói lo ta sẽ lấy nhời bảo nhau

Ở bài Xẩm “Anh Khóa”, bài Xẩm nói về nỗi lòng của người vợ khi tiễn chồng xuống tàu đi học xa nhà:

Anh Khóa ơi

Em tiễn chân anh ra tận bến tàu Hai tay em đỡ lấy khăn giầu

Thiếp tiễn chân anh Anh Khóa ơi!

Tay em cầm giầu giọt lệ nó chảy vùng quanh Mời anh Khóa xơi một miếng cho bõ chút tình

Kẻo nhớ thương Anh Khóa ơi...

Xẩm Ninh Bình đôi khi là lời tỏ tình, lời tâm sự thể hiện tình vợ chồng, tình mẫu tử thắm thiết, không đổi thay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)