7. Bố cục của luận văn
3.2. Phương thức diễn xướng của nghệ nhân Hà Thị Cầu
Hát xẩm là một thể loại hát rong của người Việt, còn được coi là thể loại đặc trưng của người mù với thành ngữ "sờ như xẩm sờ". Là ngón nghề kiếm sống của những người hát rong, xẩm được dạy theo kiểu truyền khẩu nhập tâm. Câu hát xẩm như một vật vô hình được người hát rong nâng, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Từ cái thuở là một cô gái nhỏ, bà Hà Thị Cầu theo cái nghiệp của gia đình phải phiêu bạt khắp nơi, kiếm ăn bằng lời ca tiếng hát. Bà bê thau nhận tiền của người nghe dần dà nhập tâm học được những lời ca, ngón đàn, tiếng sênh phách từ cha mẹ. Cũng là những làn điệu hà liễu, huê tình, thập ân, xẩm ba bậc... với câu sáu, câu tám nhưng với tiếng hát cao và thanh lạ lùng của Hà Thị Cầu, bài ca người hát Xẩm đã vượt qua tiếng hát rong giải khuây của nơi phố chợ, ven đường, không chỉ là phút dừng lại lắng nghe đôi câu hát rồi lại đi của khách qua đường. Đó là nghệ thuật, là tiếng vọng tâm hồn của những lớp người lam lũ. Cả cuộc đời với xẩm, bà Cầu tóm gọn lại trong một câu: "Xẩm là hát nơi đầu đường xó chợ". Ấy là bà nói vậy nhưng xẩm của bà đâu chỉ có vậy.
Trong những buổi nào đó thuở ấy, khi chiếu cói đã được trải xuống tại một góc chợ, đường làng, ai đi qua mà không dừng lại khi thấy một cô gái nhỏ trong bộ quần sô áo gụ bạc màu, miệng hoa cất tiếng, tay thon kéo nhị, chân son gõ phách. Hát rằng:
"Con sông kia nước chảy đôi dòng,
Đèn khêu đôi ngọn anh trông ngọn nào?
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh..."
Điệu hát có những tiếng đậm, tiếng đưa hơi đều nổi lên ngang với lời hát chính, tiếng trống xẩm đùng đục mà không vang càng làm nổi lên lời ca thanh mà khỏe, tiếng hát da diết mà tròn vành rõ chữ của cô hát xẩm Cầu. Người ta mê, người ta xúm đông lại quanh chiếu xẩm, quanh người hát. Cái phút đông vui, hồn nhiên ít có ở cái thời buổi chạy ăn từng bữa toát mồ hôi đấy. Đàn ông thì nhờ ca cho bài Dâu lười,đối lại, các bà, các cô đứng quanh lại nói cô Cầu hát Rể lười.
Rồi người hát cũng vui, hát ghẹo tất cả bằng bài Ngược đời, hát rằng:
"...Một chục quả hồng nuốt bà lão tám mươi
Nắm xôi chiên ta nuốt thằng bé lên mười
Con gà chai rượu để nuốt người mà lao đao..."
Bà Hà Thị Cầu là một tài năng xẩm, với giọng hát tuyệt vời, với những rung cảm dường như nó từ máu, từ trong huyết mạch của bà vậy, cho nên khi bà cất lên giọng hát là nó cuốn hút người ta ngay. Lời hát nhẩn nha, tiếng nhị réo rắt, lời ca mộc mạc giản dị chan chứa tình quê, khuôn mặt hiền lành, phúc hậu, nghệ nhân Hà Thị Cầu - Người đàn bà được trời phú cho khả năng miệng vừa nhai trầu vừa hát, chân dập phách, tay kéo nhị và khả năng ứng biến vô cùng linh hoạt để có thể hát lên kể một câu chuyện nào. Ngón chân phải kẹp một dùi gõ cỗ phách. Tay trái cầm cặp sênh, đồng thời gác lên thành chiếc trống mảnh thứ nhất, giữ chặt chiếc trống này tỳ vào đùi bên trái theo phương thẳng đứng. Chiếc trống mảnh thứ hai được gác vào bắp vế đùi trái (hoặc gác vào cổ chân). Tay phải bà cầm dùi vừa gõ trống, vừa gõ phụ trợ vào cặp sênh. Một người tự mình có thể đánh hai ba trống một lúc thì đó là điều hiếm thấy. Đồng thời, bà lại là một nghệ sĩ, một người hát xẩm, đúng là xẩm, tức là sự ngẫu hứng những bài hát, thì bà là người ngẫu hứng
vô cùng tài ba. Và có nhiều bài hát bà để lại những dấu ấn rất sâu sắc. Những album lưu giữ tiếng hát của cụ làm sao thay thế được giọng hát vàng mộc mạc giữa đời thực ấy.
Xẩm của bà Cầu là xẩm Chợ, tức là một thứ điển hình nhất cho cuộc đời của những người hát xẩm, khiếm thị, nay đây mai đó làm nghề hát rong, lấy tiếng hát nuôi thân. Không phải là hành khất, ăn mày ăn xin ở đầu đường xó chợ, họ là những “nghệ sĩ dân gian” mà sân khấu chỉ là một manh chiếu trải ở góc chợ, bến đò, sau này tiến lên một bước là sân nhà ga, bến tàu điện nơi thành thị.
Xẩm bà Cầu có cái chất hoang dã, phóng khoáng, tự nhiên mà không phải nghệ sĩ nào được đào tạo chính quy bài bản cũng có được. Chưa kể, khi hát lại phải kết hợp với nhị, bầu, trống phách mới ra chất. Trong nghệ thuật hát Xẩm, bà Hà Thị Cầu không chỉ là đằm, sâu mà còn mang đủ năm yếu tố: vang, rền, nền, nảy và tình. Cách hát của bà không chỉ đặc biệt ở cách hát buông hơi, nhả chữ, lấy hơi, luyến láy, rung ngân, đảo phách... màcòn ở tiếng nhị thể hiện một cách thuần thục, điêu luyện.
Để hát được như bà phải sống rất nhiều, phải lăn lộn vào trong cuộc đời, phải có nhiều kinh nghiệm, phải có nhiều đau khổ và chính cái đau khổ đó mới tạo ra một cái thần lực ở trong giọng hát của bà.
Nghệ nhân Hà Thị Cầu vốn không biết chữ nhưng lại có một trí nhớ tuyệt vời. Bà thuộc rất nhiều câu nói dân gian và đặc biệt rất hóm hỉnh. Bà là người thông minh, rất giỏi làm thơ và sáng tác các bài hát xẩm, hầu hết các bài hát Xẩm do bà biểu diễn đều do bà tự đặt lời và truyền dạy cho con cháu.
Bà cũng là người lưu giữ nhiều làn điệu cổ của nghề và có thể đặt lời mới mang hơi thở hiện đại cho nhiều làn điệu xẩm truyền thống. Trong nghệ thuật hát
xẩm bà được đánh giá là một pho sử sống, một nghệ nhân với cách hát và cách đàn vô cùng độc đáo gần như có một không hai.
Bà Cầu còn một biệt tài nữa là sử dụng cây nhị thay cho những lời bà nói. Muốn hát, bà kéo nhị. Reo vui, bà kéo nhị, chửi yêu người ta, bà Cầu cũng kéo nhị. Người nghe, nghe rõ tiếng nhị ấy mắng yêu thế nào, than thở thế nào, nức nở thế nào...Tài năng là vậy, quý báu là vậy mà cả đời, có lẽ thứ mà bà Cầu biết ơn nhất, không phải tấm bằng nghệ nhân dân gian hay Nghệ sĩ ưu tú được phong tặng mà chính là manh chiếu, là cây đàn nhị đã nuôi sống bà và những đứa con vượt qua bao trận đói. “Bà yêu quý cây nhị lắm. Nó bầu bạn với bà suốt nửa thế kỷ. Bà luôn bảo nó có linh hồn”, ca nương Vũ Thị Sợi chia sẻ.
Trong kí ức của người học trò, mỗi lần bà kéo nhị và hát, những âm thanh da diết phát ra nghe buồn, ám ảnh và day dứt như chính những câu chuyện về cuộc đời nhiều nỗi truân chuyên của bà. Mỗi khi bà kể cho Vũ Thị Sợi nghe những kỉ niệm trong các chuyến đi diễn ở các vùng Bắc Ninh, Hà Nội, NghệAn... nhìn bà tươi lắm. Mắt bà sáng lên, miệng bỏm bẻm nhai trầu, từ đó thấy rõ niềm vui của bà khi biết ngày nay người ta vẫn nghe xẩm.
Đó là cây nhị mà ông trùm Mậu đặt làm, những mong để con cái sau này kế nghiệp. Thế nhưng cây nhị vừa được làm xong thì ông qua đời. Cây nhị trở thành vật dụng duy nhất để mẹ con bà Cầu kiếm kế sinh nhai. Tiếc rằng, con cái bà cũng không có ai nối nghiệp cha mẹ.
Bà đàn, bà hát theo phong cách ngẫu hứng mà các nghệ sĩ nhân gian thường dùng, lời hát, điệu hát cứ như được bật ra từ cõi lòng, tự nhiên, tùy theo bối cảnh xung quanh và thái độ cảm thụ của những người nghe. Khi đó, bà quên đi những vụn vặt đời thường mà thả mình vào những đam mê của âm thanh, điệu hát và lời ca... Bà đàn, bà hát đến nỗi lòng tay trái vì bóp dây nhị bao nhiêu năm đã trở thành
chai sạn, những dòng chỉ trên tay bà đã mờ mịt, không còn nhìn rõ được nữa. Nhưng tài năng là vậy, quý báu là vậy, niềm vui là vậy, hạnh phúc là vậy mà cả cuộc đời, đã mấy ai có được, tiền bạc nào mua nổi.
Bà Cầu chưa bao giờ dùng tiếng nhị để than thở cho cuộc đời mình. Mà cuộc đời của bà thì đủ cay đắng, cơ cực của một người hát rong. Khi nghe nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu hát Xẩm, dường như không phải là bà hát mà là nghệ thuật hát xẩm mượn bà để hát lên tiếng hát của chính mình.
Giáo sư Trần Văn Khê, trong một lần gặp gỡ bà Cầu vào năm 1987 đã vô cùng thán phục trước tài nghệ của bà. Trong hồi ký của mình ông viết: “Cuộc gặp gỡ với cụ tuy ngắn ngủi (hai tiếng đồng hồ) đã cho tôi thấy một nghệ thuật có chiều sâu, bài bản rất phong phú, nội dung không chỉ là tình hiếu thảo, tình mẫu tử, tình phu thê, kể cả tình đôi lứa, mà còn rất nhiều bài hát mới”.
Bà Cầu có thể hát hàng chục bài xẩm, không bài nào giống bài nào, thậm chí bà có thể ứng khẩu tại chỗ mà kéo nhị thành những bài hát, những câu thơ như một nghệ sĩ sáng tác. Tiếng nhị cứ như tiếng cứa, đau đến buốt lòng người nghe. Nói chuyện vui, bà hát vui, nói buồn, bà hát về nỗi buồn, nói nhân tình thế thái, bà hát về nhân tình thế thái lại rất đúng, rất chuẩn.Không chỉ là nghệ thuật hát Xẩm thuần túy, mà là nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu còn có thể thể hiện được nhiều bộ môn ca hát truyền thống như chèo, cải lương, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là nghệ thuật hát ca Trù. Xẩm là cái nghiệp đã gắn bó với bà cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay.
Nhiều người sau này tìm đường về quê theo học bà Cầu, thậm chí bắt chước giọng điệu và cách hát của bà. Có người có giọng hát khỏe, vang và có cả vẻ hào sảng của bà. Cũng miệng hát, chân phách, tay sênh, tay kia gõ một lúc hai trống
mảnh. Khuôn mặt cũng ra điệu buồn nhưng giọng hát thì làm sao thấm đẫm nỗi buồn được như bà.
Theo lời chị Mận – con gái bà Cầu: Có lần bàkể, những người hát xẩm hiện nay, chẳng ai buồn và chịu khổ được như bà. Có lẽ vì thế, người nghe không cảm nhận được nỗi buồn thấm sâu tận đáy chữ dù người hát có day dứt với từng chữ từng lời.
Nỗi buồn mênh mang trong cách nhả chữ, ngân giọng và tiếng kéo nhị, tiếng phách gõ nhịp khắc khoải lan đến con tim người nghe. Tất cả những thanh âm ấy hoà quyện vào nhau làm nên cái chất của hát xẩm. Chất riêng của xẩm dường như không thể thiếu sự đồng điệu trong tâm hồn người hát, thần thái của người đưa động tác kéo nhị, gõ phách nữa.
Tiếng hát xẩm đã trở thành ngôn ngữ của một đời bà Hà Thị Cầu để nói lên tiếng lòng. Tiếng hát gắn với miếng cơm manh áo mỗi ngày, là tiếng của tình yêu, của hờn giận, của hạnh phúc và bao nỗi đắng cay suốt một kiếp người.
Tiếng hát ấy là tiếng ở trong lòng nên bà uống rượu mà hát vẫn không quên lời. Tiếng hát ấy, ở tuổi ngoài tám mươi mà lên sân khấu vẫn cất vang đầy sinh khí, chỉ có thể là bà Cầu.
Tiếng hát xẩm của bàHà Thị Cầu, dù có lạc quan yêu đời đến mấy thì thẳm sâu vẫn buồn. Bà Cầu là vậy, cười vui đùa hay chửi thề nhưng còn đọng lại nơi khóe mắt những nỗi buồn.
3.3. Vị trí và những đóng góp của nghệ nhân Hà Thị Cầu với nghệ thuật hát Xẩm
Nghệ nhân dân gian là danh hiệu cao quý do Hội văn nghệ dân gian Việt Nam trao cho những người có thành tích đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa phi vật thể, giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo, sở
hữu, bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hóa dân gian ở nhiều lĩnh vực khác nhaunhuw Ca trù, Hát Xoan, Hát Xẩm...
Trời thương phận mỏng, nghệ nhân Hà Thị Cầu như con chim đơn côi kêu Cuốc Cuốc không biết mệt mỏi gần một thế kỷ, kêu đến khi kiệt cùng trong xương tủy, khi không cất lên được tiếng nữa thì lại trở về với dúi cây bụi đất chốn làng quê.
Xẩm cũng khiến bà lưu lạc khắp nơi từ Nam ra Bắc. Bà giữ xẩm vì xẩm nuôi sống bà, nuôi sống đàn con của bà, dù cái nghề bạc bẽo ấy không được người đời tôn trọng. Bà gắn bó thân thiết với xẩm đến mức khi ngủ cũng phải đắp chiếu vào người mới ngủ được, bởi đó là thói quen của những người hát rong bên manh chiếu rách.
Không lần nào thấy bà tỏ ra buồn rầu hay đau đớn vì đã chọn Xẩm. Từ khi còn ẵm ngửa bà đã theo mẹ đi hát Xẩm, rồi quen với Xẩm, với tiếng phách, tiếng nhị từ khi còn trong trứng thì làm sao từ bỏ Xẩm mà chọn nghề khác được. Xẩm đối với bà không chỉ là kế sinh nhai mà như cơm ăn, như hơi thở, như là nước uống hằng ngày. Dù nghèo khổ, bà thật sự hạnh phúc vì Xẩm. Xẩm đưa đôi chân bà đi khắp chốn khắp nơi, được nghe đủ mọi chuyện từ sang hèn đến hỉ nộ ái ố. Xẩm cũng mang lại cho bà cảm giác hạnh phúc khi được những người dân nghèo nghe xongvà bỏ tiền vào chiếc khay đặt giữa chiếu xẩm đầu làng, góc chợ. Hà Thị Cầu là một người nghệ sĩ của đám dân quê bình dân mà chân thực, áo nâu, chân đất, khăn mỏ quạ. Tính cách của bà thật hợp với Xẩm, với một thứ nghệ thuật biểu diễn bụi bặm, chân lấm tay bùn gần gũi với những người lao động. Người ta cũng gọi Xẩm của bà là “xẩm chợ”, xẩm của những nghệ sĩ kiếm miếng cơm manh áo bằng ca hát, đôi khi sống bên cạnh những người hành khất, ăn mày,
ăn xin. Bà Hà Thị Cầu hiện mình trong Xẩm một cách tự nhiên và Xẩm cũng thực sự xâm chiếm bà, ngấm vào bà, trở thành bà.
Nghệ nhân Hà Thị Cầu được Nhạc sĩ Quang Longnhận định là một pho sử sống về nghệ thuật hát xẩm. Cuộc đời bà như một con tằm đã xong kiếp nhả tơ. Không ruộng vườn, không lương hưu, vẫn nghèo khổ như thuở ôm con đi hát rong khắp mọi miền, bà sống dựa vào tình thương yêu, sự giúp đỡ của những người yêu mến giọng hát của bà.
Để tưởng nhớ “bu Cầu”, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng đã sáng tác bài thơ “Về chốn trần ai”:
“Bóng gầy tan với khói đồng Sênh tiền náo nức lên trong trống kèn
Người đi lại thuở hoa niên Nhị đưa vắt vẻo trong miền phù du
Bàn tay xương xẩu gió mùa
Nhẩn nha từng phím đẩy đưa cái nghèo Dại khôn thế cuộc gieo neo
Sang hèn thì cũng gửi theo lá vàng Vác têm được mấy mà tham Phận người câu hát đủ làm của riêng
Lợi danh là mấy bạc tiền
Có bằng sênh phách lấm lem bụi đường Hồn lên mấy nhịp lại dừng
Chẳng theo nữa chốn mây ngàn Hát trong trần tục ta làm cỏ cây”
Trong nghệ thuật hát Xẩm bà được đánh giá như một báu vật sống của quốc gia. Bà không chỉ được biết đến như người cuối cùng có thể trình diễn, sáng tạo những bài Xẩm đậm chất truyền thống mà còn là người thầy truyền dạy nhiều bài Xẩm cho các thế hệ học trò.
Xẩm có làn điệu hát như nhau, nhưng phong cách thể hiện và môi trường diễn xướng khác nhau. Bà chuyên hát đám hiếu, đám giỗ, lễ ở đình, chùa và tạo ra một phong cách hát xẩm Hà Thị Cầu. Vì thế, bà được mệnh danh là “nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỷ XX ” và Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam phong tặng bà danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”.
Giống như đời nghệ sĩ, khi tấm màn nhung khép lại, trở về với thực tại, ai nấy đều phải đối mặt với cuộc sống thường ngày cùng biết bao lo toan trăn trởcơm