Tổ chức các câu lạc bộhát Xẩmở Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 92)

Chương 4 : HÁT XẨM TRONG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA DÂN GIAN

4.1. Tổ chức các câu lạc bộhát Xẩmở Ninh Bình

Xã Yên Phong- huyện Yên Mô- tỉnh Ninh Bình, mảnh đất được xem như "cái nôi" của nghệ thuật hát xẩm truyền thống, nơi đã sản sinh, nuôi dưỡng và lưu giữ giọng xẩm cổ của cố nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân dân gian hát xẩm Hà Thị Cầu. Từ lâu, Yên Phong đã rất nổi tiếng với phong trào văn hóa, văn nghệ dân

gian, đặc biệt là hát xẩm và hát chèo.

Yên Phong là một xã thuần nông nhưng nhân dân rất đam mê hát xẩm và hát chèo. Người dân hát xẩm và hát chèo vào bất cứ thời gian, địa điểm nào, có thể lúc cấy, lúc cày, dịp đầu xuân năm mới, lễ, Tết... Tất cả âm hưởng, ca từ, làn

điệu xẩm đều mang theo bầu nhiệt huyết căng tràn đối với nghệ thuật dân gian - hát Xẩm.

Chuyển biến rõ nét nhất đối với phong trào văn nghệ quần chúng ở Yên Phong chính là năm 1995, xã Yên Phong đại diện cho huyện Yên Mô tham dự Hội diễn nghệ thuật quần chúng của tỉnh đạt giải nhất về hát chèo. Từ đócâu lạc bộ hát xẩm, hát chèo của xã được thành lập để làm nơi sinh hoạt thường xuyên cho những người yêu nghệ thuật. Những diễn viên, ca sĩ, nhạc công củacâu lạc bộ hát xẩmYên Phong là những "nghệ sĩ chân đất" (đều là những người nông dân hiền lành, quê mùa) nhưng điều đáng quý của họ chính là sự say mê, nhiệt huyết, đam mê với nghệ thuật. Các bài xẩm được thành viên trong câu lạc bộtự học hỏi, tìm tòi, truyền dạy cho nhau, mọi người cùng hát rồi cùng chỉnh sửa cho nhau. Hát xẩm được truyền dạy cho các thành viên trong câu lạc bộXẩm Yên Phong, để lưu giữ loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian này.

Đến nay, Yên Phong đã thành lập được 2 câu lạc bộ hát xẩmthu hút trên 50 người tham gia thường xuyên: câu lạc bộxẩm thôn Khương Dụ và câu lạc bộxẩm làng Quảng Phúc. Nội dung sinh hoạt của câu lạc bộxẩm Yên Phong hướng theo thời điểm, phù hợp với thời cuộc, không chỉ biểu diễn những bài xẩm cổ, mà câu lạc bộđã biên soạn, biểu diễn các tiết mục phù hợp như phong trào dồn điền, đổi thửa, xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đồng ruộng, phòng, chống ma túy... Tham gia Liên hoanhát xẩm, hát chèo huyện Yên Mô lần thứ nhất vào đầu tháng 12-2013, câu lạc bộXẩm làng Quảng Phúc đã giành giải nhì.

Câu lạc bộxẩm làng Bình Hải (xã Yên Nhân) mới chính thức thành lập từ năm 2009, nhưng hoạt động rất sôi nổi, bài bản. Ông Mai Trường Giang, Chủ nhiệm câu lạc bộcho biết: Khi mới thành lập câu lạc bộchỉ có 5-7 thành viên tham gia luyện tập thường xuyên, nhưng đến nay, câu lạc bộđã thu hút trên 20 thành

viên hoạt động, luyện tập thường xuyên. Thành viên trong xẩm Bình Hải là người làm nông nghiệp, đa dạng các độ tuổi từ 30 đến trên 60 tuổi, có gia đình cả 2 vợ chồng tham gia câu lạc bộnhư gia đình anh Mai Văn Nguyện (tham gia sáng tác kiêm nhạc công) và chị Phạm Thị Ngân (ca sĩ chính của câu lạc bộ). Cách thức hoạt động củacâu lạc bộ rất chặt chẽ, tập luyện nghiêm túc, mỗi tuần 2 buổi tại đình làng Bình Hải. Ởcâu lạc bộlàng Bình Hải, nội dung hoạt động chủ yếu của câu lạc bộlà hát xẩm, hát chèo cổ,hát văn, hát quan họ và những ca khúc, ca cảnh tự biên, tự diễn của thành viên câu lạc bộ. Điều đáng ghi nhận ở câu lạc bộxẩm làng Bình Hải chính là tinh thần ham học hỏi, tự tập luyện của các thành viên. Tuy không qua trường lớp đào tạo nào nhưng được trời phú cho chất giọng ngọt ngào, ấm áp, truyền cảm đã đưa tiếng hát của những nghệ sỹ "nhà nông" có gì dùng nấy được bay cao, bay xa.

Phạm Thị Ngân, thành viên câu lạc bộ làng Bình Hải chia sẻ: Đam mê hát xẩm từ thuở nhỏ, cô đã tự tìm đến với nghệ thuật xẩm qua phong trào văn nghệ quần chúng. Ban đầu tự nghe, tự học cách ngâm, hạ giọng theo cung bậc các bài xẩm, sau được các bà, các chị truyền dạy các bài xẩmcô có điều kiện hiểu sâu hơn và quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của mình. Đặc biệt, trong mấy năm gần đây, cô được diễn viên Nhà hát Chèo Ninh Bình, Nhà hát Chèo Việt Nam giảng dạy 10 làn điệu xẩm cổ, qua đó cô thấy mình càng đam mê hơn. Câu lạc bộ Xẩm của cô thường biểu diễn ở các hội làng, hội diễn văn nghệ và được rất nhiều người yêu thích, tán thưởng.

Yên Mô là địa phương tiêu biểu trong bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, nhất là các loại hình văn nghệ dân gian. Hoạt động hát xẩm của huyện đã có thời gian khá trầm, nhưng trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phong trào văn nghệ quần chúng của huyện khơi dậy khá sôi nổi.

Hiện nay, toàn huyện đã thành lập được 28 câu lạc bộ đội xẩmvà chèo đi vào hoạt động thường xuyên, thu hút đông đảo nhân dânở mọi lứa tuổi tham gia trẻ có, trung tuổi có, già có. Trung bình một câu lạc bộ có từ 15- 27 hội viên tham gia hoạt động thường xuyên. Các câu lạc bộ, đội xẩm và chèo hoạt động bài bản, sinh hoạt thường kỳ 1 tháng 2 lần đã tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho nhân dân. Hiện những xã có phong trào hát xẩm,hát chèo phát triển mạnh mẽ nhất trong huyện như các xã Khánh Thịnh, Yên Phong, Yên Nhân, Yên Hòa, Yên Mạc.

Uỷ ban nhân dân huyện Yên Mô đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án, quyết định hàng năm tổ chức "Liên hoan các câu lạc bộhát xẩm, hát chèo". Vừa qua, huyện Yên Mô đã tổ chức thành công liên hoan hát xẩm,hát chèo huyện lần thứ nhất, với gần 200 diễn viên, nhạc công của 11 câu lạc bộ(thuộc 9 xã), đại diện cho 28 câu lạc bộtham gia. Tham dự liên hoan, các câu lạc bộhát xẩm, hát chèo đã thể hiện 36 tiết mụchát xẩm, trích đoạn chèo cổ, chèo đương đại, hát văn, hoạt cảnh, giá đồng, ca cảnh với nội dung ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, quê hương, đất nước, phong trào xây dựng nông thôn mới, ca cảnh phòng, chống tệ nạn xã hội, ; các bài xẩm Thập Ân, các trích đoạn chèo cổ Lưu Bình-Dương Lễ, Đào liễu hoàng tử. Qua liên hoan nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các câu lạc bộ giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ, phát hiện những tài năng trẻ trong phong trào văn hóa-văn nghệ quần chúng. Đây là hoạt động văn hóa đầy ý nghĩa, góp phần tôn vinh và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa của vùng quê giàu truyền thống cách mạng.

Trong thời gian tới, để bảo tồn và lưu giữ nét văn hóa truyền thống, nhất là văn nghệ dân gian, ngành Văn hóa - Thông tin đã tham mưu cho lãnh đạo huyện xây dựng kế hoạch bảo tồn loại hình nghệ thuật hát xẩm, hát chèo quan tâm, hướng đến đối tượng trẻ tuổi. Đặc biệt sẽ phối hợp với ngành Giáo dục gắn với phong

trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", đưa loại hình hát xẩm,hát chèo vào giảng dạy ngoại khóa trong các nhà trường, nhằm giáo dục truyền thống cũng như nét văn hóa đặc sắc của địa phương.

Hiện tại đã có trên 20 Câu lạc bộ hát Xẩm, hát Chèo được thành lập và đi vào hoạt động ở một số xã tiêu biểu như: Yên Phong, thị trấn Yên Thịnh, Khánh Thịnh, Yên Từ, Yên Nhân, Yên Mạc, Yên Đồng, Khánh Thượng… đã và đang thu hút rất nhiều diễn viên, nhạc công tham gia luyện tập và phục vụ công chúng. Không gian hoạt động của các câu lạc bộ Hát Xẩm,hát Chèo là tại nhà văn hóa xã, thôn, xóm. Đây là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng như họp dân, khen thưởng, phổ biến quy trình, kĩ thuật công nghệ đến với người dân, cũng là không gian hoạt động của các câu lạc bộ Xẩm,câu lạc bộ thơ.

4.2. Biểu diễn hát xẩmở Ninh Bình

Đến nay, huyện Yên Mô – Ninh Bình đã sưu tầm được trên 40 làn điệu, biên soạn 25 bài Hát Xẩm theo các làn điệu cổ truyền để truyền dạy và phổ biến cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh trên địa bàn huyện. Đồng thời dàn dựng chương trình Hát Xẩm, bảo tồn, phát triển nghệ thuật Hát Xẩm thông qua các hoạt động biểu diễn và trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương từ năm 2014 đến năm 2016.

Xẩm là một loại hình nghệ thuật rất kén người hát, ngoài chất giọng tốt thì việc lấy hơi ra sao, nhả chữ và nhấn nhá như thế nào, đều là những kỹ thuật rất khó. Nếu không có kỹ thuật, hát xẩm rất dễ lẫn sang hát chèo. Chính vì thế, để đào tạo được các em nhỏ là rất khó.

Thế nhưng nỗi lo đó đã nhanh chóng tan biến. Các em nhỏ trên quê hương của hát xẩm đã thể hiện rõ được tố chất, năng khiếu của mình, mặc dù đây là lần

đầu tiên được tiếp xúc với loại hình nghệ thuật này. Vũ Nguyễn Hương Giang và Phạm Như Quỳnh (câu lạc bộ Xẩm Yên Nhân) được xem là 2 gương mặt sáng giá trong lớp truyền dạy nghệ thuật hát xẩm. Giang và Quỳnh có chất giọng rất tốt, bước đầu đã biết đến kỹ thuật nhấn nhá trong các câu, chữ.

Bé Bùi Văn Thiện (13 tuổi,câu lạc bộ Xẩm Yên Nhân) cho biết học hát xẩm thực sự là niềm vui với bản thân. “Ban đầu Thiện thấy hát xẩm khó quá nhưng bây giờ khi được học và đã quen rồi thì thấy xẩm rất hay. Thiện sẽ cố gắng học để hát được xẩm thật hay để sau này có thể đi biểu diễn”. Các phụ huynh cũng rất ủng hộ việc con em mình theo học hát xẩm vì cho rằng đây là một sân chơi bổ ích, giúp các con có được kỳ nghỉ hè vui vẻ, ý nghĩa.

Hơn 3 năm nay, lớp dạy hát xẩm miễn phí cho học sinh tại huyện Yên Mô (Ninh Bình) được mở ra thường xuyên tại thị trấn Yên Thịnh và xã Yên Nhân. Lớp học thu hút gần 50 em tham gia, như một hoạt động không thể thiếu vào mỗi dịp hè.

Hai lớp dạy hát xẩm của huyện được mở ra theo đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát xẩm truyền thống” trên quê hương của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu. Đồng thời, cũng nhằm đào tạo tài năng về môn nghệ thuật đặc biệt này cho học sinh.

Theo đó, mỗi năm lớp dạy hát xẩm sẽ được mở dạy trong 2 tháng hè với hơn 30 tiết học. Đa số các em học sinh tham gia đều là học sinh các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện có niềm đam mê hát xẩm. Kinh phí tổ chức lớp học này được trích từ nguồn phát triển du lịch của địa phương.

Các em học sinh khi tham gia lớp học này sẽ không phải đóng một đồng học phí nào. Ngược lại, mỗi buổi học còn được khuyến khích số tiền 30 nghìn

đồng. Được tuyển chọn vào các câu lạc bộ hát xẩm, hát chèo để tham dự các hội thi, hội diễn văn nghệ nhằm phát triển tài năng.

Cô Kim Ngân, người trực tiếp đứng lớp chia sẻ, đến với lớp học các cháu học sinh ngoài được giới thiệu về nghệ thuật hát xẩm, làm quen với đàn nhị, trống xẩm và sênh thì còn được truyền dạy các làn điệu xẩm mà cố nghệ nhân Hà Thị Cầu từng hát như: xẩm chợ, xẩm thập ân, tàu điện và những sáng tác nổi tiếng của cụ Cầu.

Cũng theo cô Ngân, ban đầu khi lớp học mới mở ra, cô cùng với ban tổ chức chỉ mong sao các cháu yêu thích hát xẩm mà không bỏ học giữa chừng.“Nghệ thuật hát xẩm đang dần bị mai một, với những người cao tuổi còn khó truyền dạy, bởi hát xẩm rất kén người học. Lớp mở ra được một thời gian, không ngờ các cháu lại yêu thích và hát rất hay nghệ thuật đặc biệt này”.

Chỉ trong thời gian ngắn, các em học sinh đã có thể hát và thuộc lòng nhiều bài hát xẩm và nhấn, nhá, nhả chữ đúng chất với nghệ thuật hát xẩm của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu. Nhiều em còn tự tin có thể vừa hát vừa gõ sênh.

May mắn cho cho các câu lạc bộ Xẩm ở Yên Mô là còn có ông Vũ Văn Phó, một trong những người chơi đàn nhị "có một không hai" ở huyện Yên Mô. Khi nghệ nhân Cầu còn sống, ông Phó từng theo học nhiều năm. Có thời điểm, ông cũng từng được theo hầu cụ Cầu biểu diễn hát xẩm ở nhiều nơi. Vì thế, tiếng nhị của ông cũng mang đậm nét của “thần xẩm” Hà Thị Cầu.

Ông Phó nói:“Thời nghệ nhân Cầu còn sống, nghệ thuật hát xẩm ít người biết và để ý đến. Giờ đang dần mai một, cần phải bảo tồn phát huy, được mời ra truyền dạy cho thế hệ trẻ, nhất là các cháu học sinh tôi rất vui. Được thấy các cháu say mê hát xẩm tôi thấy lòng mình mãn nguyện hơn, giờ không còn lo sau khi nghệ nhân Cầu mất đi, nghệ thuật hát xẩm cũng chết theo nữa rồi”.

Mấy năm nay, cứ hè đến là các emở các câu lạc bộ Xẩm trong huyện lại đến tham gia học hát xẩm. Các emđều rất vui vì không chỉ được truyền dạy hát xẩm để bảo tồn văn hóa quê hương mà còn có nhiều bạn đến tham gia. Nhiều bạn hát rất hay, có năng khiếu hát xẩm. Đây chính là một tín hiệu vui cho văn nghệ dân gian.

Ngoài việc tổ chức các lớp dạy hát xẩm vào mỗi dịp hè, dự án khôi phục, bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát xẩm của Yên Mô có thêm chủ trương sẽ đưa hát xẩm vào các trường học trong huyện.Ban đầu, các nghệ nhân sẽ dạy hát cho các giáo viên âm nhạc của các trường, sau đó các giáo viên này sẽ dạy hát cho các cháu học sinh. Từ đó, nghệ thuật hát xẩm sẽ phát triển mạnh mẽ, sẽ tìm kiếm được nhiều truyền nhân của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu hơn.

Lớp học sẽ diễn ra trong 3 tháng hè với 48 buổi học và duy trì 3 năm liên tiếp. Xẩm cổ có rất nhiều làn điệu, trong năm đầu tiên, các em sẽ được học 3 làn điệu: xẩm thập ân, xẩm tàu điện và xẩm chợ. Mục đích chính khi mở lớp truyền dạy là nhằm bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát xẩm của quê hương để giữ gìn nghệ thuật truyền thống và tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh việc đưa hát xẩm vào trường học sau này.

Uỷ ban nhân dân huyện Yên Mô cũng đã phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch mời các nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú ở Trung ương và địa phương sưu tầm các làn điệu, các bài hát Xẩm cổ truyền, biên soạn chương trình và trực tiếp truyền dạy nghệ thuật Hát Xẩm cho các diễn viên, nhạc công Nhà hát chèo Ninh Bình, các diễn viên quần chúng ở xã Yên Phong và các xã lân cận thuộc huyện Yên Mô. Sau khi được truyền nghề, các học viên sẽ dàn dựng, biểu diễn chương trình Hát Xẩm, thực hiện việc ghi hình, thu tiếng nhằm giới thiệu, quảng bá sâu rộng nghệ thuật Hát Xẩm tới công chúng.

Hiện tại, hát Xẩm tại Yên Mô có nghệ nhân Vũ Thị Thu Sợi, là truyền nhân của nghệ sĩ dân gian, nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu. Thu Sợi là người học trò mà cụ tâm đắc nhất, cũng là người hát được đúng chất giọng của Xẩm và hơn nữa bản thân Thu Sợi luôn nhen nhóm ngọn lửa đến với hát Xẩm, cùng với quyết tâm theo đuổi loại hình nghệ thuật này. Chính quyền địa phương, cùng các cấp, các ngành đã và đang tạo mọi điều kiện có thể để ca nương này có cơ hội phát huy tài năng nghệ thuật và đạt được nguyện vọng của mình.

Song song với sự biến đổi của ca từ thì việc đan xen kết hợp giữa các loại hình âm nhạc dân gian trong một buổi diễn Xẩm ở Ninh Bình là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần thu hút sự chú ý của phần đông khán giả.Trong chương trình của các buổi biểu diễn thường xuyên có sự đan xen giữa hát Xẩm,hát Chèo và hát dân ca, trong đó: dung lượng của các bài hát Xẩm chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

Để thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân, các câu lạc bộ hát Xẩm ở Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)