Đặc điểm lời ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 38)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.4. Đặc điểm lời ca

Trong các loại hình âm nhạc truyền thống Việt Nam, có lẽ chỉ duy nhất hát Xẩm được gọi với tư cách là một nghề để kiếm sống. Hát Xẩm không chỉ là phương tiện kiếm sống của người khiếm thị mà còn là hoạt động giải trí của người nông dân lúc nông nhàn. Tài ca đàn hát giống như một món quà thiên phú bù đắp cho những người thiệt thòi, khiếm khuyết cơ thể tạo nên một món ăn tinh thần phong phú trong quần chúng lao động. Không chỉ phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, gánh Xẩm còn có mặt trong những dịp cưới xin, ma chay... có khi chỉ để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống thường nhật.

Là sản phẩm của người dân lao động nên lời ca, tính chất âm nhạc của Xẩm hết sức mộc mạc, gần gũi, chân thành, song nó cũng chứa đựng những nội dung tư tưởng sâu sắc. Lời ca trong hát Xẩm không chỉ phong phú về thể loại ca dao, tục ngữ, thơ của các tác giả nổi tiếng... mà còn đa dạng về mặt nội dung. Những ca từ của Xẩm hàm chứa những triết lý, những lời răn dạy đạo lý sâu sắc ở đời. Với những bài hát Xẩm xưa, dẫu rằng từ thôn quê, gắn liền với kế sinh nhai của người khiếm thị, có bóng dáng của những nhọc nhằn, lam lũ, vất vả của người dân, bình dị đấy nhưng cũng rất văn học. Tính hàn lâm trong ca từ và sự chặt chẽ trong luật thơ đã khiến cho nội dung của các bài Xẩm xưa không quá khó hiểu nhưng cũng rất độc đáo.

Ca từ của Xẩm chủ yếu là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm sao cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài Xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận, nêu gương các anh hùng, liệt sĩ hay châm biếm thói hư, tật xấu... hoặc thơ trữ tình. Những bài thơ thường được diễn ca trong hát Xẩm như: thơ Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính, Tản Đà... Nghệ nhân Xẩm sử dụng nhiều bài thơ của các danh sĩ kể trên trong quá trình diễn xướng, do đó, nội dung xẩm không dừng lại ở ca dao, tục ngữ, hò vè mà còn cả thơ phú. Cũng vì thế, nội dung xẩm rất đa dạng với những bài trào phúng, tự sự, giáo dục luân lý, tình yêu nam nữ, kể chuyện thời sự, kể về điển tích, danh sĩ,… Nói chung, Xẩm phản ánh rõ nét mọi khía cạnh trong đời sống con người.

Hát Xẩm cũng được coi là loại hình âm nhạc kể chuyện bám sát văn học dân gian, nội dung đề cập nhiều đến những vấn đề của đời sống nhất so với các loại hình âm nhạc dân gian khác như: Ca Trù, Chầu Văn, Chèo... Đó là những lời tự sự về thân phận của mình, nỗi khổ của những người nghèo khó, những cảnh đời ngang trái, bất hạnh. Hay là những câu chuyện vui nhẹ nhàng, hóm hỉnh, mang tính chất châm biếm những thói hư, tật xấu, lên án những hủ tục, tố cáo tội ác của kẻ áp bức, thống trị. Có thể coi những người hát Xẩm là những người kể chuyện rất tài ba.

Hát Xẩm là một bộ môn nghệ thuật luôn đòi hỏi nghệ nhân vừa phải hát, vừa diễn tấu nhạc cụ cùng lúc. Những câu chuyện vừa buồn vừa vui ấy không chỉ được thể hiện bằng lời mà còn được kể thông qua giai điệu tiết tấu âm nhạc của chính người nghệ sĩ. Vì vậy, cùng các loại nhạc cụ dân gian, người khiếm thị đã sáng tạo ra những bài hát Xẩm nói lên tâm trạng của mình về cuộc sống và nhân tình thế thái với âm điệu riêng, đặc sắc bằng chính sự cảm nhận cuộc sống qua đôi tai của mình. Ca từ hàm xúc hòa cùng với nhịp điệu gõ của cỗ phách, cặp sênh khiến cho người nghệ sĩ hát Xẩm có thể thể hiện được mọi cung bậc tình cảm,

cảm xúc. Có đôi lúc là nỗi nhớ thương da diết, có lúc ai oán, thở than, song cũng có lúc là tiếng cười hài hước, lạc quan.

Phần lớn phần lời của các bài Xẩm là những ngôn ngữ gần gũi với đời thường,phần nhiều là do các nghệ nhân hát Xẩm tự sáng tác, ứng khẩu cho phù với hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu của khách. Một làn điệu Xẩm cổ có thể có tới hàng chục dị bản khác nhau, cái tài của người nghệ nhân được thể hiện rõ nhất chính là tài ứng biến trong mỗi lần hát, không lần nào giống lần nào. Trong khi đó, các ca từ Xẩm hiện nay thường được nhiều nghệ sĩ sử dụng bằng các bài thơ, bài hát có sẵn rồi lồng ghép vào các làn điệu cùng với việc phối âm đa dạng cũng đã làm cho giai điệu Xẩm mất đi tính truyền thống, nguyên bản.

Những nghệ sĩ Xẩm vốn là những người có số phận thiếu may mắn, vì vậy họ thấu hiểu được những nhân tình thế thái qua từng chặng đường tha phương cầu thực của mình, chính điều đó đã khiến họ trở nên đa sầu, đa cảm hơn bao giờ hết. Sự đa cảm ấy được cô đọng vào trong từng câu hát khiến cho cả người nghe và người hát đều đồng cảm cho thân phận người hát và thân phận mình. Dường như, hát Xẩm chỉ gắn liền với tha hương và mưu sinh mới có thể bộc lộ đầy đủ và trọn vẹn nhất những tài hoa về âm nhạc và sự sâu sắc về văn học của loại hình văn học truyền thống này.

Những người hát Xẩm không cảm thấy chán ghét, bi quan với cảnh đời dù cuộc sống vất vả, họ có lòng tự trọng cao, yêu quý cũng như tôn trọng nghề nghiệp của mình:

Cái nghiệp cầm ca có ích cho đời Tay đàn miệng hát giúp đời mua vui.

(Trích bài Xẩm “Đáng mặt anh hào chứ” – Tản Đà)

Như vậy có thể thấy, Xẩm là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian có nội dung ca từ độc đáo, tiêu biểu của Việt Nam. Những khúc ca Xẩm thể hiện

rõ nét đời sống, tư tưởng, tâm hồn của cha ông ta. Đó chính là hồn xưa đất Việt, một phần cội nguồn dân tộc cần được giữ gìn và phát triển trong cộng đồng.

1.3. Vài nét về hát Xẩm ở Ninh Bình

1.3.1. Các “điểm sáng” về hát Xẩm

Ninh Bình không chỉ được coi là nơi phát tích của nghệ thuật Chèo mà còn là “cái nôi”, “quê hương” của hát Xẩm. Với lịch sử ra đời hơn 700 năm trước, trải qua bao thăng trầm hình thành và phát triển, Xẩm đã dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của mỗi người dân đất Ninh Bình. Xẩm thực sự đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam với những dấu ấn đậm nét không thể phai mờ.

Trải qua năm tháng, hát Xẩm ngày càng phát triển ở khu vực nông thôn và trở thành nghề kiếm cơm của người khiếm thị. Người hành nghề hát Xẩm vào những lúc rảnh rỗi, nông nhàn tại sân đình, bến sông, chợ bãi. Có thể nói hát Xẩm ở Ninh Bình phát triển nhất vào khoảng cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX. Bấy giờ ở Ninh Bình, Xẩm đã tập hợp thành làng, phường hát và có ông Trùm đứng ra lo tổ chức. Thời đó ở Yên Mô (Ninh Bình) có một ông Trùm nổi tiếng là ông Trùm Mậu (Chánh Trương Mậu), ông là Trùm của sáu gánh hát Xẩm ở Ninh Bình.

Xẩm luôn phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh sống của xã hội, cái nghiệp cầm ca lang thang đầu đường góc chợ chẳng bao giờ thay đổi được số phận. Xẩm luôn được liệt vào tầng lớp dân nghèo, quanh năm sống bằng tiền thưởng tự nguyện của đám đông khán giả, kiếm được miếng ăn là may mắnl ắm rồi. Xẩm bao giờ cũng là tầng lớp gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của thời loạn lạc hay thiên tai mất mùa. Ở Ninh Bình, các gánh hát Xẩm dường như bị xóa sổ toàn bộ, một số thì bỏ ra chốn thị thành Hà Nội kiếm miếng cơm, manh áo. Đến thời kỳ

kháng chiến chống thực dân Pháp, chỉ còn một số rất ít những nghệ sĩ còn sống sót mới lần mò hành nghề trở lại. Sau khi giải phóng thủ đô, Xẩm tiếp tục hoạt động rầm rộ trở lại. Những nghệ nhân Xẩm tài hoa đất Ninh Bình cùng một số rất ít những người hát Xẩm ở các tỉnh lân cận như Nam Định, Hải Dương, Hà Nội... được chính quyền tập hợp, sắp xếp sáng tác những bài ca chính trị kêu gọi lòng yêu nước, khuyên nhủ người dân bám trụ lại miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng sau đó, do quan niệm muốn giúp Xẩm tránh khỏi cuộc sống lang thang vất vưởng nên người ta đã không khuyến khích những người hát Xẩm hành nghề. Những nghệ nhân Xẩm cuối cùng của đất Ninh Bình, cùng với những nghệ nhân Xẩm ở khắp các vùng lân cận được tập hợp vào Hội người mù Việt Nam. Nghề Xẩm chính thức “đóng cửa” từ đó. Cho đến gần đây nhất, chỉ có duy nhất cụ bà Hà Thị Cầu (xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), là nghệ nhân cuối cùng còn hành nghề hát Xẩm và bà đượccoi là “nghệ nhân hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ XX”, thế nhưng bà cũng đã qua đời cách đây vài năm, mang theo những gì tinh túy nhất của loại hình nghệ thuật độc đáo – hát Xẩm.

1.3.2. Hiện trạng sưu tầm lời ca hát Xẩm

Ninh Bình từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt – Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta thế kỷ thứ X, nơi phát tích của nghệ thuật Chèo – loại hình nghệ thuật cổ truyền tiêu biểu của miền Bắc Việt Nam, đây cũng là vùng đất có những nghệ nhân tiêu biểu đang lưu giữ loại hình nghệ thuật hát Xẩm (nghệ nhân Hà Thị Cầu – được coi là người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ XX). Vì thế, có cơ sở để khẳng định Ninh Bình là một trong những “cái nôi”, là “quê hương” của loại hình nghệ thuật hát Xẩm cổ truyền.

Theo các nghệ nhân, hát Xẩm có lịch sử khoảng thế kỷ thứ XIV, có giai điệu chậm rãi, khoan thai, trầm bổng, mang tính kể chuyện (kể tích)… thông qua rất nhiều làn điệu và ca từ bắt nguồn từ dân gian. Loại hình nghệ thuật này còn có

cấu trúc giai điệu uyển chuyển, tinh tế. Đặc biệt hát Xẩm không hề kén người thưởng thức bởi tính trung hoà của nó, lời Xẩm mộc mạc dễ hiểu, làn điệu nhiều, phong cách chậm rãi, tự do ngân nga, thích hợp cho hình thức tự sự và trữ tình. Có lẽ vì thế qua nhiều thế kỷ sức sống của loại hình nghệ thuật này vẫn tồn tại và phát triển.

Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, loại hình nghệ thuật hát Xẩm đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Một trong những nguyên nhân chính là các nghệ nhân hát Xẩm ngày một vắng bóng. Hiện nay, nghệ nhân - nghệ sỹ ưu tú Hà Thị Cầu (xã Yên Phong, huyện Yên Mô) đã ra đi, công cuộc khôi phục nghệ thuật hát Xẩm đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, hát Xẩm lại thường được dạy qua con đường truyền khẩu và có những quy định nghiêm ngặt đối với người theo học. Thời gian, công sức bỏ ra để thành nghề cũng là một vấn đề không nhỏ đối với người theo học. Vì vậy, nguy cơ thất truyền loại hình nghệ thuật hát Xẩm là rất dễ xảy ra.

Với ý nghĩa bảo tồn, lưu giữ và phát triển loại hình văn hoá đang có nguy cơ bị thất truyền trong dân gian,và hướng tới mục tiêu tiếp theo là trình UNESCO công nhận hát Xẩm là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã Phê duyệt Đề án số 04/ ĐA-UBND ngày 14/11/2011 về việc “Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm”. Đề án được Nhà hát chèo Ninh Bình phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Yên Mô tổ chức thực hiện từ cuối năm 2011.

Đề án là một hoạt động tích cực trong việc phục hồi một môn nghệ thuật diễn xướng độc đáo của dân tộc. Mục tiêu của Đề án là sưu tầm, biên soạn, truyền dạy và phổ biến các bài hát Xẩm theo các làn điệu cổ truyền, dàn dựng chương trình hát Xẩm, bảo tồn, phát triển nghệ thuật hát Xẩm thông qua các hoạt động

biểu diễn và trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh đã mời các nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú ở Trung ương và địa phương sưu tầm các làn điệu, các bài hát Xẩm cổ truyền, biên soạn chương trình và trực tiếp truyền dạy nghệ thuật hát Xẩm cho các diễn viên, nhạc công Nhà hát chèo Ninh Bình, các diễn viên quần chúng ở xã Yên Phong và các xã lân cận thuộc huyện Yên Mô. Sau khi được truyền nghề, các học viên sẽ sẽ vận dụng để tự dàn dựng, biểu diễn chương trình hát Xẩm, thực hiện việc ghi hình, thu tiếng nhằm giới thiệu, tuyên truyền quảng bá sâu rộng nghệ thuật hát Xẩm tới công chúng.

Ninh Bình là địa phương đầu tiên trong cả nước có chủ trương chỉ đạo việc phục hồi nghệ thuật hát Xẩm trên địa bàn tỉnh nhà. Cuối tháng 2 năm 2013, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức công diễn báo cáo giai đoạn I của đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm”. Hơn 10 điệu hát mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đã được các nghệ sỹ của thủ đô Hà Nội, nghệ sỹ của Nhà hát chèo Ninh Bình, nghệ nhân Hà Thị Cầu (Ninh Bình) và các hạt nhân văn nghệ ở các câu lạc bộ Xẩm của huyện Yên Mô trình diễn với nhiều làn điệu Xẩm nổi tiếng như: Xẩm chợ, Phồn huê, Chênh bong, Ba bậc, Xẩm Sênh, Thập ân…Các tiết mục được chuẩn bị chu đáo, dàn dựng công phu, thể hiện được một cách cơ bản, sâu sắc tính chất của các làn điệu Xẩm, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả. Mục tiêu lớn tiếp theo của Ninh Bình là sẽ đệ trình UNESCO công nhận nghệ thuật hát Xẩm Ninh Bình là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Giai đoạn 2 của đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm” với mục đích là đưa nghệ nhân hát Xẩm phát triển rộng rãi, thông qua biểu diễn hát diễn xướng của các nghệ sĩ nhà hát Chèo Ninh Bình, thông qua các nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ đến từ các cơ sở, tuy nhiên đây là việc tương đối khó.

Hiện nay, nghệ sĩ dân gian NSUT Hà Thị Cầu là người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ XX đã qua đời. Trong khi đó, đối với các nghệ sĩ hát Chèo khi tham gia công tác truyền dạy như NSUT Thanh Ngoan, NSUT Mai Thủy... thì còn không ít những hạn chế. Mặt khác, các công trình nghiên cứu khoa học về hát Xẩm còn chưa hệ thống, đặc biệt là việc sưu tầm lời ca hát Xẩm, mọi tư liệu mới chỉ dừng lại ở mức sưu tầm và truyền khẩu, do đó có nhiều dị bản và nhiều hình thức biểu diễn khác nhau. Vấn đề lớn trong hành trình hướng tới di sản thế giới đó là làm gì để bảo tồn tính nguyên bản của nghệ thuật Xẩm cổ.

Tiểu kết chương 1

Ninh Bình có đủ cả rừng, biển, trung du, đồng bằng và miền núi – đúng là hình ảnh về một đất nước Việt Nam thu nhỏ. Đây là vùng đất: “đầu gối rừng, lưng áp biển, “núi không cao mà hiểm, sông không sâu mà nước chảy xiết”, “con người, phong tục thuần hậu” (Nguyễn Tử Mẫn). Nơi đây được các nhà chiến lược quân sự từ thời phong kiến coi là “cổ họng giữa Bắc, Nam” (Đại Nam nhất thống chí). Ninh Bình vừa là gạch nối vừa là ngã ba của ba nền văn hóa lớn sông Hồng – sông Mã – Hòa Bình. Bởi sự tiếp giáp ấy nên văn hóa truyền thống Ninh Bình vừa có nét riêng bản địa vừa mang sắc thái vùng miền do yếu tố hội tụ, giao thoa của các nền văn minh, văn mnh trên tích hợp. Là vùng đất có vị trí chiến lược trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc nên bao cuộc hành quân thần tốc vào Nam ra Bắc vẫn âm vang mặt đất nơi này. Kinh đô Hoa Lư với ngót nửa thế kỷ của hai vương triều Đinh – Lê dựng nền chính thống, độc lập. Hoa Lư cũng là nơi khai sinh ra vương triều Lý với áng văn “Chiếu dời đô” lịch sử. Đất này không chỉ có “địa linh” mà còn là nơi “nhân kiệt”. Có “Đại Hữu sinh vương”, lại có cả “Điềm Dương sinh thánh” nữa. Biết bao danh nhân, danh tướng, danh sỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)