Biện pháp khoa trương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 65 - 67)

Chương 2 : NHỮNG KHÚC HÁT XẨMỞ NINH BÌNH

2.2. Hát Xẩmở Ninh Bình nhìn từ phương diện nghệ thuật

2.2.3.4. Biện pháp khoa trương

Biện pháp tu từ thứ tư là biện pháp khoa trương.

Cả bài xẩm “Ngược đời” đều vận dụng biện pháp khoa trương để tạo tiếng cười dí dỏm trong cuộc sống nhưng đồng thời nói lên một ý nghĩa sâu sắc, đó là xã hội phong kiến lúc bấy giờ có sự đảo lộn, ngược quy luật tự nhiên.

Hỡi mấy người thục nữ kia ơi

Muốn nghe lại đây anh mấy kể bài ngược đời cho mà nghe Ốc mấy lồi cắn cổ vịt le

Cỏ non lại cắn cho què mõm trâu Gà con quắp cổ diều hâu

Cá rô chết cóng để nuốt đầu con liu điu.

Chuột mấy kia mày thời mày cắn cổ con mèo Một đàn châu chấu để đuổi theo đá gà

Trạch trấu thời cắn cổ con ba ba Một lũ đàn bà đuổi bóp vú đàn ông.

Người nằm xuống để cho lợn cạo lông Một chục quả hồng nuốt bà lão tám mươi

Nắm xôi chiêm tán thằng bé lên mười Con gà chai rượu để nuốt người lao đao.

Lươn nằm để cho ống bò vào Một đàn cào cào đuổi đớp đầu cá rô Thóc giống đương rừ chuột trong bồ Long đong, cân cấn mổ cò xôn xao Thớt kia mày chực thời nghiến con dao Một đàn con cóc chực đớp ông sao rơi trên đời

Hay trong bài “Dâu lười”, để làm nổi bật nàng dâu lười biếng, vô duyên, lười làm hay ăn thì ở bài Xẩm này đã vận dụng cách nói quá:

Thổi cơm thời trên sống dưới khê

Tứ bề nhão nhoét tựa như hồ cháo hoa Ăn thời hết nồi bẩy nồi ba

Dùng biện pháp khoa trương để tạo tiếng cười, tạo sự hứng thú giúp người nghe thấy được những thói hư tật xấu, thấy được sự ngược đời trong xã hội đương thời một cách dễ hiểu và dễ mến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm hà thị cầu ở ninh bình (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)