Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh logistics tại công ty giao nhận và thương mại bình phương lê​ (Trang 53 - 55)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS

2.2. Phân tích thực trạng kinh doanh logistics tại Công ty Bình Phƣơng Lê

2.2.5.2 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Tiềm lực doanh nghiệp

Phát triển ồ ạt về số lƣợng nhƣ thế nhƣng quy mô phần lớn các công ty giao nhận Việt Nam nhỏ và manh mún. Vốn nhỏ, trang thiết bị lạc hậu và nhân lực thì đa số chỉ có 10 – 20 ngƣời/công ty. Nghiệp vụ chủ yếu của các công ty trong nƣớc chỉ là mua bán cƣớc đƣờng biển, hàng không, khai thuê hải quan, dịch vụ xe tải. Không nhiều công ty đủ năng lực đảm nhận toàn bộ chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyển đƣờng bộ, kho bãi, đóng gói, thuê tàu...

Đặc điểm của ngành logistics là một chu trình khép kín từ kho nhà sản xuất đến tay khách hàng. Vì là quy trình đòi hỏi tích hợp nhiều dịch vụ có thể diễn ra ở nhiều quốc gia nên những công ty lớn thƣờng cẩn thận kiểm tra năng lực của công ty logistics thông qua mạng lƣới rộng khắp. Trong khi đó các công ty Việt Nam nói chung và công ty BPL nói riêng chƣa có hệ thống đại lý ở nƣớc ngoài nên thƣờng

gặp khó khăn khi khách hàng cần dịch vụ tích hợp từ đƣờng biển, hàng không cho tới đƣờng bộ ở nƣớc ngoài.

Nguồn nhân lực

Tốc độ phát triển nhanh của ngành logistics đặt ra những thách thức lớn cho các DN và ngƣời lao động trong quá trình hòa nhập vào sân chơi toàn cầu. Nguồn nhân lực vừa thiếu lại vừa yếu cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm yếu sức cạnh tranh của các DN trong nƣớc với các công ty đa quốc gia đang ngày một có mặt càng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ logistics tại VN

Phân tích nguồn nhân lực căn cứ vào các kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp và những kết quả đạt đƣợc trong quá trình thực hiện. Phân tích nguồn nhân lực thƣờng xuyên là cơ sở giúp các công ty đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên trong tổ chức so với yêu cầu về tiêu chuẩn nhân sự trong từng khâu công việc và so với nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh nhằm có kế hoạch bố trí, sử dụng nguồn nhân lực hiện có. Việc đánh giá khách quan sẽ giúp cho tổ chức chủ động thực hiện việc đào tạo và tái đào tạo cả tài lẫn đức cho các thành viên của tổ chức nhằm đảm bảo thực hiện chiến lƣợc thành công lâu dài và luôn thích nghi với những yêu cầu về nâng cao liên tục chất lƣợng con ngƣời trong nền kinh tế tri thức

Marketing và dịch vụ khách hàng

Bao gồm tất cả hoạt động từ lúc nghiên cứu và xác định nhu cầu của khách hàng đến khi thỏa mãn đƣợc nhu cầu đó thông qua cung cấp dịch vụ, sản phẩm; giá cả; phân phối. Marketing giúp các DN nhận đƣợc đầy đủ thông tin phản hồi từ phía khách hàng để kịp thời bổ sung, cải tiến, nâng cao, đặc tính sử dụng của sản phẩm dịch vụ. Là một công cụ hữu hiệu giúp các DN hoạch định chiến lƣợc kinh doanh. Nghiên cứu thị trƣờng và tìm mọi biện pháp để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh.

Trong điều kiện toàn cầu hoá cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp có tiềm lực về nguồn nhân lực, tài chính tƣơng đƣơng, có khả năng đƣa ra thị trƣờng những dịch vụ gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau về chất lƣợng và giá cả thì Marketing chính là công cụ cần thiết để doanh nghiệp vƣợt lên trên đối thủ, thu hút và giữ chân khách hàng của mình.

Hệ thống thông tin

Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vai trò của thông tin càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Trong môi trƣờng Logistics, sự cần thiết của hệ thống thông tin Logistics để nhằm cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản trị với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát Logistics hiệu quả. Hệ thống thông tin Logistics là một cấu trúc tƣơng tác giữa con ngƣời, thiết bị, các phƣơng pháp và quy trình nhằm cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản trị Logistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát Logistics hiệu quả. Cũng chính nhờ vào hệ thống thông tin này mà ta có thể biết đƣợc tình hình hoạt động và đƣa ra các dự báo cũng nhƣ cảnh báo sớm về hệ thống để có biện pháp khắc phục xử lý cho các bộ phận hoạt động kém hiệu quả.

Thông tin là yếu tố khá quan trọng đối với DN kinh doanh dịch vụ logistics. Thu thập đƣợc thông tin thiết thực, kịp thời giúp DN nắm bắt đƣợc nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh. BPL đã tận dụng công nghệ thông tin phù hợp với xu thế thị trƣờng, đã đáp ứng kịp thời cho nhu cầu thông tin của khách hàng, đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu của khách hàng một cách chính xác, tiết kiệm thời gian cho đôi bên

2.2.6. Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics của công ty 2.2.6.1 Khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh logistics tại công ty giao nhận và thương mại bình phương lê​ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)