Nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 27 - 28)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hoá

1.1.3. Nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học vào những năm đầu thế kỉ XX như Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh… Vấn đề này đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi của các học giả.

Nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa không đơn thuần là việc dùng văn hóa để giải thích văn học mà quan trọng hơn là việc các nhà nghiên cứu văn học“ vận dụng tri thức và văn hóa để nhận diện và

giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm” [1, tr.5]. Có rất nhiều công trình

nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa thành công. Năm 1995, giáo sư Trần Đình Hượu cho ra đời công trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung

cận đại nghiên cứu văn học Việt Nam từ Nho giáo và đã chỉ ra được đặc điểm

của giai đoạn văn học kể từ đầu Lê đến cuối Nguyễn. Tác giả Trần Nho Thìn trong Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2003) thì nghiên cứu văn học trung đại từ những phạm trù cơ bản của văn hóa trung đại. Tác giả đã đề ra một nhiệm vụ cụ thể cho công trình của mình: "Nhiệm vụ quan trọng là cắt nghĩa nền tảng văn hóa của một hình tượng nghệ thuật, một thủ pháp nghệ thuật hay nói chung một khía cạnh nào đó của cấu trúc nghệ thuật

tác phẩm” [26]. Trần Nho Thìn đã tạo được sự thể nghiệm mang tính bước

đầu về việc tiếp cận văn học bằng phương pháp văn hóa học, giai đoạn văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tác giả đề xuất một phương pháp không dừng lại ở một sự thể nghiệm đơn nhất, mà tác giả muốn mở rộng hệ quy chiếu văn

hóa học sang các lĩnh vực khác. Phan Ngọc trong bài Tìm hiểu phong cách

Nguyễn Du trong Truyện Kiều là người chủ trương lấy yếu tố văn hóa xã hội

làm nền tảng để tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Tác giả Trần Lê Bảo với bài viết Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học thì lại đề cao việc nhà phê bình cần nâng cao những kiến thức về văn hóa mới có thể nắm được những giá trị văn hóa, truyền thống văn hóa, kết cấu tâm lý văn hóa dân tộc. Việc trau dồi những kiến thức này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tự phát huy biến đổi tâm thái văn hóa và thức tỉnh ý thức tự ngã dân tộc. Đây chính là điều làm cho phê bình văn học có chiều sâu triết học.

Tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa đang là một hướng đi có triển vọng bởi văn hóa và văn học có mối quan hệ rất mật thiết. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học… con đường tiếp cận văn học bằng văn hóa học giúp người đọc có thể lí giải trọn vẹn hơn chiều sâu của tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hóa ẩn tàng bên trong nó. Cách tiếp cận này đặt văn học trong không gian văn hóa với những đặc trưng của nó tạo ra một con đường riêng để người đọc đi vào thế giới sáng tạo nghệ thuật của nhà văn và làm nên những giá trị sức sống của tác phẩm trước thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)