Giọng điệu triết lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 102 - 113)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.3. Giọng điệu nghệ thuật

3.3.2. Giọng điệu triết lý

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại với nhiều đổi thay về giá trị truyền thống, nhà văn không khỏi hoài niệm, tiếc nuối. Nhà văn bằng những trải nghiệm của mình đã cất lên tiếng nói mang tính triết lí sâu sắc thể hiện sự chiêm nghiệm của bản thân về cuộc sống, con người. Những triết lí trong tác phẩm Nguyễn Quang Thiều thường là suy ngẫm, chiêm nghiệm nhẹ nhàng nhưng thấm thía về những điều giản dị trong cuộc sống.

Ấn tượng đầu tiên trong những trang viết của Nguyễn Quang Thiều là những triết lí về ẩm thực “Ẩm thực không có mới có cũ mà chỉ có ngon hay không ngon. Cái ngon đối với ai đó là lịch sử gắn kết giữa các món ăn đó với

đời sống con người” [25, tr.73]. Từ câu chuyện cảm động về nhà phê bình ẩm

thực ở một nhà hàng nổi tiếng ở Pari và món canh rau dại hầm, tác giả đưa ra một triết lí sâu sắc về ẩm thực :“Không có gì ngon hơn món ăn được nấu trong tình yêu thương bất tận của người mẹ. Món ăn đó vừa nuôi dưỡng thân xác vừa nuôi dưỡng tâm hồn ông. Những món ăn đó ngoài cái ngon đặc biệt

của ẩm thực còn chứa đựng biết bao kí ức và nỗi niềm về mẹ” [ 23,tr .55].

Triết lí của nhà văn gắn với quan niệm về điều làm nên sức quyến rũ lạ lùng của ẩm thực Việt. Đó là sự hòa quyện giữa ẩm thực và tình quê. Những con người thôn quê đã nâng những món ăn bình dị của quê nhà thành nghệ thuật bằng chính cảm hứng, tình yêu, sự tài hoa của mình.“Vậy mới biết những món ăn dân giã xưa không chỉ món ăn thông thường mà đã thành nghệ thuật. Chỉ có nghệ thuật mới làm mọi thứ bình bình thường trở nên quyến rũ mà

thôi…”[25, tr. 86]. Với nhà văn làng Chùa công thức nấu món ăn được viết trên giấy lưu trên Ipad, iphone hoặc đọc thuộc lòng với tất cả mọi người nhưng “cảm hứng của người nấu món ăn đó không được lưu lại trên mọi chất

liệu vật chất mà nó chỉ được lưu trong tâm hồn người nấu nó mà thôi” [25,tr.

43]. Các món ăn trong trang viết của Nguyễn Quang Thiều không chỉ là thứ vật chất thiết yếu nuôi sống thân xác của con người mà còn chứa đựng một vẻ đẹp văn hóa thiêng liêng. Những triết lí của nhà văn xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó với làng Chùa yêu dấu. Mỗi món ăn là sản phẩm hương vị ẩm thực và ân tình quê hương. Nó gợi mở những con đường trong tâm thức người Việt khi hướng về cội nguồn thiêng liêng qua những món ăn bình dị nơi quê nhà “Và tôi nhận ra rằng một trong những điều quan trọng nhất làm nên cố hương mà con người không thể rời xa được đó chính là

ẩm thực”[ 25,tr. 157].

Đọc những trang viết của Nguyễn Quang Thiều, người đọc còn nhận ra những triết lí về quê hương từ những điều giản dị mà sâu lắng, giàu chất thơ. Nhà văn cảm nhận trong màu xanh bất tận của diệp lục từ khu vườn nhà ta đến những cánh rừng và những ngọn núi cao đều chứa cây cỏ, hoa trái mà anh gọi là thần dược để cứu chữa con người. Ông đã từng thốt lên “Cuộc sống thật là kì diệu. Nó luôn mang đến cho con người những món quà bất ngờ từ đời sống

mà chúng ta chỉ cần cúi xuống dưới chân mình là nhận ra” [25, tr .190].

Khi nói về sự hồi sinh của những cánh đồng hoa cải, tác giả khẳng định vai trò quan trọng của thiên nhiên với tâm hồn con người “Thiên nhiên là người bạn đồng hành quan trong nhất của con người. Có những vẻ đẹp bình dị tưởng mất đi nhưng hình như đang được hồi sinh. Và một điều vô cùng đơn giản nhưng là chân lí: khi con người biết rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên thì mới biết rung động trước vẻ đẹp của chính con người. Và đó là nơi nảy

lời nhắn nhủ: tình yêu đối với thiên nhiên đất trời cũng là một phần trong vẻ đẹp nhân cách văn hóa của con người, là nơi nảy sinh lòng nhân ái để hướng con người tới sự hoàn thiện của tâm hồn.

Giọng điệu trữ tình được tạo nên từ thế giới ngôn từ và tâm hồn, nhạy cảm, tinh tế tài hoa trong trang viết của nhà văn làng Chùa hòa cùng giọng điệu triết lí lại tạo nên nhiều khoảng trống cho suy ngẫm của người đọc về vẻ đẹp của ẩm thực, cuộc sống, con người quê hương. Sự hòa quyện của hai giọng điệu ấy đã làm nên chiều sâu của thế giới nghệ thuật Nguyễn Quang Thiều trong lòng độc giả.

Tiểu kết chƣơng 3

Tác phẩm “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” của Nguyễn Quang Thiều không chỉ sâu sắc ở giá trị nội dung mà còn đẹp dưới góc nhìn nghệ thuật. Trong nghệ thuật thể hiện dấu ấn văn hóa, nhà văn đã thể hiện ngòi bút tài hoa, tinh tế của mình khi sáng tạo không gian nghệ thuật với bức tranh thiên nhiên và cuộc sống mang đậm dấu ấn văn hóa làng Bắc Bộ. Thời gian nghệ thuật qua góc nhìn từ hiện tại về quá khứ giúp nhà văn thể hiện suy ngẫm về chiều sâu văn hóa của con người quê hương. Ngôn ngữ cũng là sáng tạo nghệ thuật đặc sắc dưới ngòi bút Nguyễn Quang Thiều. Bên cạnh thế giới ngôn ngữ bình dị của đời sống mang đậm bản sắc văn hóa làng quê là ngôn ngữ biểu cảm, giàu chất tạo hình, giàu chất thơ được tạo nên bởi sự hòa quyện giữa tâm hồn, tình yêu quê hương và ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ ngôn từ. Giọng điệu trữ tình với xúc cảm nồng nàn sâu lắng và giọng điệu triết lí với chiều sâu của chiêm nghiệm triết lí, suy tưởng đọng lại nhiều suy ngẫm trong trái tim người đọc. Tất cả đã tạo nên trầm tích văn hóa trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Quang Thiều được khúc xạ qua trái tim yêu thương, tình yêu sự gắn bó tha thiết với quê hương trong tâm hồn nhà văn làng Chùa.

KẾT LUẬN

Văn hóa và văn học có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Văn học là hiện thân của văn hóa và kết tinh những giá trị văn hóa. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa đang là hướng đi cần thiết và có triển vọng giúp người nghiên cứu tiếp cận văn hóa bằng văn hóa học, lí giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hóa ẩn chứa trong tác phẩm để khám phá những điều giản dị, quen thuộc nhưng cũng sâu sắc nhất của một tác phẩm văn học.

Nghiên cứu tác phẩm “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” từ góc nhìn văn hóa đem đến một cách tiếp cận thú vị và một cái nhìn sâu sắc, toàn diện về những trang viết tài hoa của Nguyễn Quang Thiều. Mỗi trang viết của nhà văn gieo vào tâm hồn người đọc những rung cảm chân thành, sâu lắng bởi hồn quê, tình quê tha thiết. Điều làm nên sự hấp dẫn trong hai tác phẩm của ông chính là những giá trị mang đậm bản sắc văn hóa làng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ với sự hòa quyện văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

Văn hóa vật thể hiện lên qua những trang viết về kiến trúc nhà ở mang đậm bản sắc văn hóa của làng quê Bắc Bộ. Từ kiến trúc của không gian cộng đồng với cổng làng, cây đa... đến không gian riêng của mỗi gia đình đều được tái hiện dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Quang Thiều. Trang phục và ẩm thực dưới góc nhìn của nhà văn làng Chùa là những mảnh ghép của văn hóa vật chất và vẻ đẹp tinh thần con người được thể hiện bằng tình yêu, niềm tự hào và triết lí, suy ngẫm sâu xa về cuộc sống.

Nhà văn cũng để lại ấn tượng sâu sắc về những trầm tích văn hóa phi vật thể với nhiều nét vẽ về phong tục tập quán, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh và những phương thuật dân gian. Phong tục tập quán dưới ngòi bút nhà văn là một bức họa đa sắc màu được dệt bằng những tri thức phong phú về phong

tục tập quán với chu kì vòng đời, nghi thức mùa vụ, phong tục lễ hội. Mỗi phong tục không chỉ thể hiện thói quen mà còn ẩn chứa một quan niệm, triết lí nhân sinh sâu sắc của người Việt ngàn đời cùng với bản sắc văn hóa độc đáo của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Điểm nhấn trong giá trị văn hóa của hai tác phẩm chính là văn hóa ứng xử và văn hóa tâm linh của con người Bắc Bộ. Văn hóa ứng xử được nhà văn tô đậm trong mối quan hệ giữa con người với cộng đồng và gia đình. Ở cả hai mối quan hệ trên, nhà văn đều để lại ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam: tình nghĩa, thủy chung, nhân hậu, giàu đức hi sinh. Và sợi dây truyền thống kết nối tâm hồn con người Việt Nam luôn là tình nghĩa. Đó là sợi dây vô hình giúp con người nhận ra nhiều điều kì diệu trong cuộc sống. Trong tác phẩm của ông, người đọc đặc biệt ấn tượng với hình ảnh người bà, người mẹ - những người phụ nữ tảo tần, chịu thương chịu khó cuộc đời phải trải qua nhiều đắng cay, thăng trầm nhưng trái tim nhân hậu, giàu đức hi sinh. Đó là những người đã nuôi dưỡng tâm hồn, tình yêu cuộc sống để nhà văn nhận ra niềm hạnh phúc giản dị thiêng liêng trên cõi đời này.

Để thể hiện những dấu ấn văn hóa này, Nguyễn Quang Thiều đã có những sáng tạo nghệ thuật nhất định. Không gian nghệ thuật dưới ngòi bút nhà văn là những bức tranh thiên nhiên, cuộc sống đậm sắc màu văn hóa làng quê Bắc Bộ. Cùng với không gian là thời gian nghệ thuật giàu ý nghĩa góp phần thể hiện những thông điệp sâu sắc của nhà văn. Ngôn ngữ đời thường bình dị cùng và ngôn ngữ nghệ thuật biểu cảm giàu tính tạo hình tạo nên những trang viết vừa chân thực, gần gũi vừa lãng mạn, giàu chất thơ. Bao trùm trang viết của Nguyễn Quang Thiều trong hai tác phẩm “Mùi của kí ức”

và “Trong ngôi nhà của mẹ” là giọng điệu trữ tình đưa con người ngược dòng

kí ức với những xao động của miền hoài niệm trong tâm tưởng và giọng điệu triết lí với những chiêm nghiệm sâu xa của nhà văn về cuộc sống.

Nghiên cứu tác phẩm “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” của Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn văn hóa chúng tôi hi vọng sẽ đem đến một cách tiếp cận mới và góp phần khẳng định giá trị văn học mà Nguyễn Quang Thiều để lại trong kho tàng văn học dân tộc. Những trang viết của ông chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc bồi đắp tâm hồn và tình yêu đối với vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Với những đóng góp trên, Nguyễn Quang Thiều đã khẳng định được tên tuổi của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài gợi cho chúng tôi nhiều khía cạnh thú vị: một số biểu tượng văn hóa đặc trưng trong văn xuôi Nguyễn Quang Thiều, một số dấu ấn văn hóa dân gian bí ẩn (phương thuật dân gian, kiều hồn, ngoại cảm…), những tác động biện chứng giữa văn hóa và văn học v.v. Tuy nhiên, trong phạm vi có hạn, chúng tôi chỉ có thể đề cập mà chưa thể khai thác sâu sắc. Chúng tôi sẽ trở lại những vấn đề này trong một công trình có quy mô lớn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách, tài liệu tham khảo:

1. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ văn hóa học, NXBĐHQGHN. 2. Lê Nguyên Cẩn, Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, NXB Văn hóa

Thông tin.

3. Nguyễn Từ Chi ( 1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

4. Phan Đại Doãn , Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Lê Lưu Oạnh (chủ biên), Phạm Đăng Dư , Giáo trình lí luận văn học,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Cao Thành Dũng ( 2013) ,Tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư Phạm.

7. Lê Thu Hà ( 2013), Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn và

tản văn Nguyễn Quang Thiều, Luận văn thạc sĩ, ĐH KHXH & NV Hà Nội

8. Cao Thị Thu Hằng ( 2016), Truyện ngắn Nam Cao từ góc nhìn văn hóa nông thôn, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH &NV.

9. Nguyễn Thị Thu Hằng ( 2017), Truyện ngắn, Tản văn Nguyễn Quang Thiều

từ góc nhìn phê bình sinh thái, Luận văn thạc sĩ , Đại học Thái Nguyên.

10.Thân Thị Hạnh ( 2016), Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số1 ( 98). 11. Tăng Thị Hoàn (2012), Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ

thể loại, Luận văn thạc sĩ, DHKHXH&NV.

12. Phạm Thị Thu Hương (2015), Truyện ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa, Luận văn thạc sĩ ĐHKHXH&NV.

13. Trần Đình Hượu ( 1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại

Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.

15. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, ( 2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng.

16. Lý Thị Nhiên, ( 2015) Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều , Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.

17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, ( 2009) Từ điển thuật ngữ văn

học, NXBGD, Hà Nội

18. Đặng Thị Huy Phương ( 2010), Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

19. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (2016), Luận văn Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa , ĐHKHXHNV

20.Trần Đình Sử, Vai trò của văn học trong sáng tạo văn hoá- Tạp chí văn học số 6, trang1-3.

21.Trần Ngọc Thêm ( 1999),Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục 22. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, tr. 23

23. Nguyễn Quang Thiều ( 2017) ,Trong ngôi nhà của mẹ, NXB trẻ

24. Nguyễn Quang Thiều ( 2012) , Mùa hoa cải bên sông, NXB Hội nhà văn, Hà Nội

25. Nguyễn Quang Thiều ( 2017,) Mùi của kí ức, NXB trẻ

26. Trần Nho Thìn ( 2003) ,Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, NXBGD

27. Trần Nho Thìn, Xác lập phương pháp tiếp cận văn hóa cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam trung cận đại.

28.Lê Thị Thu ( 2016), Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài từ góc nhìn văn hóa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên.

9, 1996)

30. Đỗ Thị Minh Thúy ( 1997), Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, tr. 239.

31.Trương Thị Thường ( 2006), Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Quang

Thiều, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Vinh.

32.Viện ngôn ngữ học ( 1992 ), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển, ngôn ngữ Hà Nội

33. Trần Quốc Vượng chủ biên ( 2009), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục

34. Trần Quốc Vượng, Nguyễn Thị Bảy ( 2010), Văn hóa ẩm thực Việt Nam

nhìn từ lý luận và thực tiễn, NXB Từ điển Bách khoa & Viện Văn hóa, tr.31.

35. Tăng Thị Xuân ( 2017) , Truyện ngắn Kim Lân từ góc nhìn văn hóa, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH &NV

Các trang Web:

36. Mai An, 2016, “Trong ngôi nhà của mẹ”- Câu chuyện cảm động về tình

mẫu tử, https://www.ybook.vn/tin-tuc-su-kien/3152/trong-ngoi-nha-cua-me-

cau-chuyen-cam-dong-ve-tinh-mau-tu , đăng ngày 10/10/2016. 37. Trần Lê Bảo, Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học,website:

http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/cac-binh-dien- cua-van-hoa/1104-tran-le-bao-giai-ma-van-hoa-trong-tac-pham-van- hoc.html,cập nhật ngày 5/3/2009

38. PSG.TS Đinh Trí Dũng , Mạch trữ tình trong truyện ngắn thế hệ nhà văn

sau 1975 http://nhandan.com.vn/vanhoa/item/29956602-mach-tru-tinh-trong-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 102 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)