Văn hóa tâm linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 72)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Văn hóa tâm linh

Thế giới tâm linh là cõi sâu kín vô hình hiện hữu qua linh cảm, tiềm thức, vô thức, giấc mơ…Văn hóa tâm linh cũng là một nét đẹp văn hóa trong tâm hồn con người vùng quê Bắc Bộ.

2.2.3.1. Niềm tin vào sự tồn tại của thế giới người âm

Tâm linh trong những trang viết của Nguyễn Quang Thiều gắn liền với cảm hứng về nguồn, về với tự nhiên, về với kí ức tuổi thơ trong hành trình đi tìm cái đẹp. Đó là những câu chuyện bí ẩn của làng: chuyện về bến sông, cây đa, cổ thụ, cái giếng đình, lời nguyền kinh hãi của người ăn mày, ma lợn, ma chó, tảng đá trôi sông vớt lên làm khánh treo trong chùa… Câu chuyện về đàn vịt vàng từ đầu gò vào sân nhà là minh chứng cho thế giới tâm linh huyền bí “

Đó là một đêm trăng sáng vằng vặc như soi rõ cả một con kiến bò trên mặt đất, người ta thấy một đàn vịt đi vào sân nhà tôi. Đàn vịt tới ăn thóc. Ông nội tôi bèn cầm chiếc gậy lia về phía đàn vịt để đuổi chúng. Thấy vậy đàn vịt chạy ra ngoài đường. Nhưng có một con bị chiếc gậy làm què một chân nên không chạy được. Bà lấy cái giàng gà úp con vịt lại. Sáng ngủ dậy ông bà nội tôi

đàn vịt và con vịt vàng trong sân như một huyền thoại gắn với đặc trưng của nền văn minh lúa nước. Những đàn vịt quen thuộc trong không gian ao chuôm của vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, gắn với một khát vọng về sự đổi thay của cuộc sống đã làm nên sự kì bí, lạ lùng của giấc mơ…

Niềm tin về thế giới tâm linh thể hiện bằng sự xuất hiện bóng hình ông Thận trong đêm chị Cúc ngồi tráng bánh và nhiều đêm tiếp theo. Chị cảm nhận rõ ràng“có một người đàn ông đứng đầu bếp nhà ta, con sợ lắm không tráng bánh nữa.Và mẹ Dung cũng thường nghe thấy tiếng những bước chân

như thế trong những đêm gần sáng” [23,tr.82]. Niềm tin ấy còn thể hiện trong

những giấc mơ của mẹ, giấc mơ của nhân vật tôi về con Vện, giấc mơ về sự trở về của mẹ. Trịnh Văn Sỹ mơ thấy mẹ nói về sự day dứt, cảm giác tội lỗi khi trốn khỏi nhà ông Thận, về tâm nguyện tha thiết nhất của mẹ muốn trả lễ cho ông Thận. Mẹ vào căn phòng bảo con trai quay lưng lại để mẹ xoa lưng

cho“Tôi nằm im lặng trong bóng tối. Tôi không nhìn mẹ tôi nhưng tôi biết rất

rõ khi mẹ xoa lưng cho tôi, mẹ kéo vạt áo thấm những giọt nước mắt đang lăn chạy trên mặt. Giọng mẹ vang lên ấm áp trong ngôi nhà. Mẹ nói cho tôi nghe những giấc mơ của tôi mà mẹ đã thấu hiểu từ thế giới bên kia”

[23,tr.294]. Sự trở về của mẹ trong giấc mơ là biểu hiện cho quan niệm của Phật giáo về con người với hai phần thân và tâm. Khi con người đi sang thế giới bên kia thì thể xác mất đi vĩnh viễn nhưng linh hồn bất tử. Linh hồn ấy vẫn dõi theo con cháu. Với giấc mơ ấy, niềm tin về sự trở về của mẹ cũng là minh chứng cho tình yêu, niềm khao khát kết nối âm dương để những đứa con vợi bớt nỗi nhớ thương người thân yêu đã khuất.

Niềm tin vào sự tồn tại của thế giới người âm còn thể hiện trong phong tục kiều hồn. Trong lễ cầu hồn có sự xuất hiện của ông Thận- người chồng cũ của mẹ hiện về trách mẹ và đòi đưa mẹ đi. Mẹ Dung cầu xin “hai con còn nhỏ dại cho tôi ở lại mấy năm nữa rồi tôi đi với ông. Mẹ cầu xin mãi mới đươc.

Ngôi nhà lặng phắc trong bóng tối”[23, tr.86-87]. Sau này, cũng nhờ kiều hồn, nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên xã Tứ Kì, Hải Dương đã giúp gia đình tìm được phần mộ ông Năm ( em ông nội Trịnh Văn Sỹ ) và mộ chú ( em bố Trịnh

Văn Sỹ). Phong tục kiều hồn cũng là minh chứng cho niềm tin về sự tồn tại của

thế giới người âm, niềm khát khao có sự kết nối giữa người sống và những người đã mất trong một nghi lễ tâm linh huyền bí theo phong tục của người Việt.

2.2.3.2. Các nghi lễ thờ cúng

Các nghi lễ thờ cúng xuất phát từ tín ngưỡng của người Việt trong việc sùng bái tự nhiên và con người. Người Việt có nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong từng gia đình, từng dòng họ. Nghi lễ này thể hiện rõ nét qua việc thờ cúng ngày giỗ chạp, Tết lễ.

Ngày giỗ còn gọi là húy nhật hay kỵ nhật, là ngày mất của một người tính theo âm lịch, là dịp để con cháu và người thân hàng năm tổ chức cúng cơm tưởng nhớ đến người đã khuất, đồng thời cùng nhau gặp mặt nhận họ nhận hàng và bàn bạc những công việc chung của gia đình, dòng họ.

Nghi lễ thờ cúng tổ tiên được nhắc đến trong lời dạy chu đáo của mẹ Dung với chị Cúc trong những ngày cuối đời: Các cụ quá 5 đời không làm giỗ cũng được. Điều này có thể lí giải theo quan niệm người Việt được ghi lại trong sách "Thọ Mai Gia Lễ" của Vinh Hồ việc cúng giỗ chỉ thực hiện trong 5 đời theo phép "Ngũ đại đồng đường". Để cúng gia tiên, mẹ còn dặn dò cặn kẽ

Lễ vật để cúng phải có bát nước, ngọn đèn, 3 nén hương. Ba thứ cần nhất

trong ngày giỗ: Nước mưa, hoa, hương” “Ngày giỗ không có gì cúng thì

chỉ cần bát nước, thẻ hương nhiều thì ba nén không có thì một nén, ít muối và

mấy lát gừng, có cơm cúng cơm, có cháo cúng cháo” [23,tr.148]. Trong lễ vật

ấy, mẹ nhắc đến nước mưa- thứ nước thanh sạch của trời đất, chứa đựng ý nghĩa triết lí: nước là thứ quý nhất (sau đất) của người dân trồng lúa nước, 3

đã khuất (Trong đời sống tín ngưỡng của người Việt, lửa còn là phương tiện vận chuyển - sứ giả kết nối thế giới người sống và những người đã chết),

muốigừng theo quan niệm dân gian không chỉ là gia vị món ăn mà gừng

cay, muối mặn mà còn là hương vị cuộc sống, những đắng cay gian khổ hòa cùng vị đậm đà của tình nghĩa kết nối tâm hồn con người muôn thế hệ. Và

cơm hoặc cháo không thể thiếu trong mâm cơm cúng bởi những hạt gạo là

tinh hoa của trời đất, là ngọc thực trời ban cho con người để đem đến sự no ấm, mang đậm dấu ấn truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước của đồng bằng Bắc Bộ. Qua những lời dặn dò ấy, người đọc có thể cảm nhận vẻ đẹp phong tục giỗ chạp và lối sống giàu tình nghĩa của mẹ Dung. Người mẹ ấy đã gần đất xa trời nhưng luôn dành trọn tình yêu cho gia đình lo chu đáo, vẹn toàn cho cả người sống và người đã khuất trong một niềm tin về thế giới tâm linh sâu thẳm của người Việt muôn đời. Những nghi lễ trong việc giỗ chạp thể hiện sự thành kính thiêng liêng với người đã khuất và truyền thống uống nước nhớ nguồn- truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), và các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập... Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử..., người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc hương khói là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm. Đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ

thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương, bằng tấm lòng thành, cháu con cũng giữ được đạo hiếu.

Ở làng Đa Sỹ, mỗi dòng họ đều có nhà thờ chính và nhà thờ của từng chi họ. Họ rất chú trọng việc thờ cúng tổ tiên. Trong kiến trúc ngôi nhà truyền thống của làng Đa Sỹ, gian thờ được đặt và ở vị trí gian giữa, trung tâm ngôi nhà. Đó là nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất thể hiện phong tục thờ cúng tổ tiên và ẩn chứa quan niệm tổ tiên là cội nguồn, có ý nghĩa quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của một gia đình: “Trên ban thờ có ỷ, có bộ tam sự bao gồm đỉnh đồng để đốt trầm và hai cây nến đồng, hai cây đèn gỗ, hai ống hương gỗ, có đài rượu, đài nước, tráp đựng gia phả và một số đồ sứ Trung

Quốc…ở giữa gian thờ có cửa võng và hoành phi câu đối” [23, tr.43]. Những

đồ vật được bày trên ban thờ thể hiện sự thành kính thiêng liêng của con cháu đối với các thế hệ đi trước, đặc biệt là “tráp gia phả” hướng con cháu tới tổ tiên với truyền thống uống nước nhớ nguồn. Và trong lời dặn dò của mẹ Dung mẹ luôn nhắc chị Cúc về nghi lễ trong việc giỗ chạp, lễ Tết, tuần rằm phải chu đáo với tổ tiên. Đặc biệt là những lễ vật khi cúng giỗ phải thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu.

Bên cạnh phong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt cũng rất coi trọng phong tục thờ Thần. Ngoài các vị thần tại gia còn có các thần linh chung của thôn xã hoặc toàn dân tộc. Trong phạm vi thôn xã, quan trọng nhất là việc thờ thần làng ( Thành Hoàng làng) . Thờ Thành Hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hi vọng chung của cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình, khiến cho làng thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chẽ. Cũng như Thổ công trong nhà, Thành Hoàng trong một làng là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho người dân làng đó. Dưới ngòi bút của Nguyễn Quang Thiều, cả đình và miếu làng ở quê nội của Trịnh Văn Sỹ đều thờ Thành hoàng làng là danh y

Hoàng Đôn Hòa- người có công lớn đối với việc cứu giúp và che chở cho dân làng Đa Sỹ.

Không chỉ thờ Thành hoàng làng, người dân đồng bằng Bắc Bộ còn thờ thần cây, thần gò. Nhà văn miêu tả một nghi lễ thiêng liêng trong việc thờ linh vật của người dân làng La Phù- quê ngoại Trịnh Văn Sỹ đó là phong tục lễ Thần Gò: “Một gò đất cao được người dân gọi là Đầu Gò- gò như một quả đồi thấp, hàng năm người dân vẫn làm lễ thần Gò vì người làng đều nói

thần Gò thiêng lắm”[23, tr.48]. Phong tục lễ thần cây đa gắn liền với quan

niệm cây đa là loài cây cổ thụ có sức sống mãnh liệt, dẻo dai, tượng trưng cho sự trường sinh bất tử. Loài cây này thường hiện hữu ở các di tích, đình chùa và là biểu tượng tâm linh trong quan niệm của người Việt. Tục ngữ xưa đã từng có câu “ Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề” hay “Cây thị có

ma, cây đa có thần”. Theo quan niệm dân gian, gốc cây thường có miếu thờ

đó là nơi hội tụ của các Thần là cái nôi của nhiều câu chuyện kỳ bí của

làng” [23, tr.83].

Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc bộ có một nét đặc trưng là dung hòa, dung hợp trong tư duy. Tinh thần khoan dung tôn giáo được thể hiện trong việc người Việt tiếp thu ảnh hưởng tôn giáo từ bên ngoài đặc biệt là Phật giáo. Tín ngưỡng thờ Phật được Trịnh Văn Sỹ tái hiện trong hình ảnh ngôi chùa của làng quê Đa Sỹ với Ban Đức Ông, Ban Thánh Hiền, và Ban Tam Bảo. Trong những ngày đau khổ nhất của cuộc đời mẹ Dung thường đi lễ chùa vào ngày Rằm, mùng 1 thỉnh cầu mọi điều an lành, hạnh phúc cho những đứa con của mình. Dưới ngòi bút của Nguyễn Quang Thiều có một hình ảnh ấn tượng trong miền hoài niệm của nhân vật tôi về mẹ. Khi vào chùa mẹ làm cánh sớ dâng lên Ban Đức Ông, sau khi vái sớ, mẹ đốt lá sớ lấy tro cho vào bát nước cúng cho con uốngvới niềm tin thiêng liêng về một thứ nước thần kì mà Trời, Phật, Đức ông sẽ ban cho đứa con trai sức khỏe và sự bình an. Mẹ còn gửi

niềm tin tôn giáo vào phong tục đi quy. Hai ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời mẹ là khi mẹ đi chùa Hương và khi mẹ đi quy. Mẹ gội đầu bồ kết, lá bưởi, chuẩn bị đồ lễ và trang phục lên chùa với tất cả sự thành kính và ước mong bình an cho gia đình.

Những nghi lễ thờ cúng thiêng liêng gắn với quan niệm tín ngưỡng chính là một phần văn hóa tâm linh kết nối tâm hồn con người Việt Nam muôn thế hệ. Nó thể hiện nét đẹp của lối sống tình nghĩa, khát vọng nhân văn cùng với triết lí của tôn giáo thiêng liêng nâng đỡ tâm hồn của người Việt ngàn đời…

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, luận văn khai thác các dấu ấn vùng đồng bằng Bắc Bộ ở cả hai phương diện: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Đối với các di sản vật thể, Nguyễn Quang Thiều đã thể hiện dấu tích đặc trưng của văn hóa vùng miền qua kiến trúc làng và kiến trúc nhà ở; qua trang phục nữ ngày thường và ngày lễ hội; qua ẩm thực với các món ăn tiêu biểu tạo nên mâm cơm, mâm cỗ. Qua đó, người đọc nhận thấy rất rõ đặc tính cố kết cộng đồng, tính tự trị, tính hòa hợp với thiên nhiên của cư dân lúa nước. Đối với các di sản phi vật thể, dấu ấn đọng lại là các phong tục tập quán thể hiện trong chu kỳ vòng đời, trong nghi thức mùa vụ, trong lễ hội. Theo đó, những lời khuyên răn dân gian được các bà, các mẹ truyền lại cho từng giai đoạn quan trọng của cuộc đời như cưới hỏi, chửa đẻ, ma chay được thế hệ sau trân trọng tiếp nối và ứng dụng linh hoạt tùy hoàn cảnh. Các nghi thức Lễ Tết, tuần rằm gắn liền với nông lịch mùa vụ được tái hiện rõ nét. Lễ hội làng gắn liền với phong tục thờ Thành Hoàng làng cũng được phản ánh như một nét văn hóa đặc trưng- vừa thể hiện phong tục uống nước nhớ nguồn, vừa mang yếu tố văn hóa tâm linh. Văn hóa phi vật thể còn thể hiện ở nét đẹp trong ứng xử với cộng đồng, với gia đình, từ đó toát lên tính nhân văn sâu sắc và tính cộng đồng cao cả.

Ngoài ra, dấu ấn loại hình văn hóa này còn thể hiện ở đặc trưng văn hóa tâm linh với quan niệm về sự tồn tại của thế giới bên kia, với các nghi lễ thờ cúng. Điều này thể hiện quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng, tạo nên những nét đặc sắc riêng của một vùng văn hóa châu thổ. Tất cả toát lên những nét đẹp truyền thống được lưu truyền từ đời này sang đời khác, được giữ gìn và trân trọng dù cuộc sống vô vàn khó khăn. Trên tất cả, những dấu ấn này thể hiện niềm tự hào vô bờ bến của tác giả về quê hương xứ sở.

Chƣơng 3

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG

“MÙI CỦA KÍ ỨC” “TRONG NGÔI NHÀ CỦA MẸ” CỦA

NGUYỄN QUANG THIỀU 3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật

3.1.1. Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó… Nó không chỉ cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)