Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 92 - 96)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật

Nhà văn Nga Mắc- xim Gooc- ky đã từng nói: Ngôn ngữ là yếu tố thứ

lớn đều là những nghệ sĩ ngôn từ tài ba. Văn học nghệ thuật có một thế giới ngôn ngữ đặc biệt. Trong quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn luôn có những dụng công dành cho ngôn ngữ để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng. Nguyễn Quang Thiều đã sử dụng thành công ngôn ngữ giản dị đời thường và ngôn ngữ biểu cảm, giàu tính tạo hình để tạo nên dấu ấn văn hóa trong sáng tác của mình.

3.2.1. Ngôn ngữ giản dị đời thường

Ngôn ngữ đời thường là ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, tự nhiên thậm chí là thô ráp mang hơi thở đời sống. Nguyễn Quang Thiều đưa vào tác phẩm của mình ngôn ngữ rất bình dị của đời sống mang đậm bản sắc nông thôn Bắc Bộ. Người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp ngôn ngữ qua từ ngữ địa phương với cách gọi bánh trôi, bánh chay là “bánh thủy, bánh ổi” [25, tr.193] một cách gọi độc đáo mà chỉ riêng làng Chùa mới có. Nếu người dân vùng núi Tây Bắc gọi mẹ là bầm, mế, bủ, người miền Nam gọi mẹ là má thì người dân làng Đa Sĩ lại gọi mẹ là đẻ. Cách gọi mẹ rất mộc mạc, dân dã, trìu mến cũng mang nét riêng của làng quê bắc Bộ.

Ngôn ngữ đời thường không được dụng công, chắt lọc như dòng chảy tự nhiên của cuộc sống vào trang viết của nhà văn. Nhiều sản vật thôn quê được nhắc đến trong tình yêu, sự gắn bó với quê hương xứ sở như cua, cá, ốc nhồi, cào cào, châu chấu… Những hình ảnh bình dị của cuộc sống đời thường xuất hiện qua các món ăn đồng quê của làng quê Bắc Bộ: châu chấu rang nước cà, dế mèn rang lá chanh, khoai đốm quấn, tương bằng mốc ngô tẻ, mắm tép… Những trang phục bình dị của quê hương: chiếc váy thâm nhuộm củ nâu cũng là sản phẩm ngôn ngữ đời thường. Cách sử dụng từ ngữ như vậy khiến cho những trang văn của ông gần gũi với đời sống, không tạo khoảng cách với người đọc.

Ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm “Mùi của kí ức” mộc mạc, giản dị, sâu lắng. Những câu chuyện tự nhiên như hơi thở đời sống bình dị nhưng có sức hấp dẫn, lôi cuốn tâm hồn người đọc. Đó là câu chuyện về cậu bé nghèo năm xưa trong phiên chợ Tía được bà cho ăn bánh đúc riêu cua. Khi đã đi một vòng quanh chợ, chân đã mỏi và bụng đói được bà dẫn vào quán bánh đúc riêu cua cảm giác đầu tiên của cậu bé là“ hương vị của nồi riêu cua bốc lên

làm tôi ngây ngất tựa người say” “Lần nào đi chợ ăn bánh đúc riêu cua tôi

cũng húp đến giọt canh cuối cùng trong bát. Có lúc còn liếm bát đến sạch bóng. Nhìn tôi bà bán hàng cười và nói “Thằng cu này liếm sạch bát bà đỡ phải rửa. Ăn xong bánh đúc riêu cua về đến nhà miệng tôi vẫn còn tóp tép

như muốn hưởng hết hương vị của món bánh đúc riêu cua ở chợ”[25, tr.39].

Những động từ đặc tả cùng hình ảnh“ liếm bát đến sạch bóng” là ngôn ngữ thô ráp của đời sống được nhà văn sử dụng để tái hiện sinh động sự hồn nhiên của cậu bé làng Chùa năm xưa khi thưởng thức món ăn. Một đứa trẻ nghèo năm đói coi món bún riêu cua như một món quà trong niềm mơ ước và tận hưởng hương vị thơm ngon của nó đến giọt nước cuối cùng. Hình ảnh vừa chân thực, gần gũi vừa ám ảnh tâm hồn người đọc bởi gương mặt cuộc sống làng quê, kỉ niệm không quên về những tháng năm nghèo đói xa xưa trong tâm hồn một cậu bé. Ngôn ngữ đời thường cũng làm cho những hình ảnh quê hương hiện lên chân thực, sống động cùng với tình yêu tha thiết sự gắn bó mà nhà văn dành cho quê hương.

3.2.2. Ngôn ngữ biểu cảm, giàu tính tạo hình

Biểu cảm và giàu tính tạo hình vốn là đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca. Trong những trang viết của Nguyễn Quang Thiều, bên cạnh ngôn ngữ mộc mạc bình dị của đời sống tác giả cũng sáng tạo một thế giới ngôn ngữ biểu cảm giàu tính tạo hình, giàu chất thơ. Nhà văn đã tạo nên một sự giao thoa kì

diệu giữa thơ và văn xuôi nhờ cảm hứng lãng mạn bay bổng và sự tài hoa tinh tế của một tâm hồn thi sĩ.

Người đọc có thể bắt gặp thế giới ngôn ngữ giàu hình ảnh trong những trang văn của Nguyễn Quang Thiều được khơi nguồn cảm hứng từ dòng hồi tưởng về kí ức mang chiều sâu tâm linh. Những trang viết về thiên nhiên, kí ức tuổi thơ thấm đượm vẻ đẹp lãng mạn để lại nhiều cảm xúc sâu lắng trong tâm hồn người đọc. Vẻ đẹp ấy thể hiện ngay từ cách đặt nhan đề hết sức ấn tượng của nhà văn: Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Hoa cải rơi không thể cầm lòng? Sông Đáy ơi! chiều nay tôi trở lại…, Hiện ra từ làn khói lam

chiều. Những nhan đề ấy đẹp như một lời thơ gợi vẻ đẹp lãng mạn, đưa người

đọc vào thế giới tác phẩm với những cảm xúc mênh mang, sâu lắng.

Và đi vào thế giới của tác phẩm tâm hồn mỗi chúng ta như được rung trong những phím đàn kì diệu của tâm hồn. Nhà văn đã sử dụng nhuần nhuyễn các phương thức chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để tạo nên ngôn ngữ biểu cảm, giàu tính tạo hình trong trang viết của mình. Ấn tượng đầu tiên là vẻ đẹp của mưa xuân được khắc họa trong những lời văn giản dị, trong trẻo “tiếng mưa xuân mỏng như hơi thở lúc gần sáng”

[25,tr.13]. Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã giúp nhà văn thể hiện cảm nhận tinh tế về những làn mưa xuân ấm áp, bước đi nhẹ nhàng của thời gian, hơi thở của trời đất trong khoảnh khắc giao mùa khi những cơn mưa bụi đầu tiên của mùa xuân gõ cửa đất trời. Trong không gian lãng mạn, thơ mộng được dệt từ những làn mưa xuân ấm áp là xứ sở của những cánh đồng rau khúc. Đó là hương thảo mộc nồng nàn mang linh hồn quê hương đã trở thành nỗi niềm hoài nhớ của một người con làng Chùa. Âm thanh của thiên nhiên được nhà văn lắng nghe bằng cả trái tim “ tiếng rau khúc nở trên cánh đồng những đêm gần sáng của Giêng Hai vang lên như một bản Thánh

giàu ý nghĩa biểu cảm “tiếng rau khúc nở …như một bản Thánh ca..” để lại nhiều dư vang sâu lắng. Tiếng rau khúc nở được ví như thanh âm của một bản Thánh ca vừa gợi sức sống âm thầm, bền bỉ, mãnh liệt của khúc nếp vừa gợi tình cảm giản dị, thiêng liêng như một thứ tình yêu tôn giáo bất diệt nâng đỡ tâm hồn nhà văn trong suốt hành trình của cuộc đời.

Những dòng tâm tư sâu lắng của nhân vật tôi trong tác phẩm Trong ngôi nhà của mẹ khi nhớ về lời dạy của mẹ cũng để lại ấn tượng khó quên trong tâm hồn người đọc “Giọng nói mẹ trong những đêm như thế cứ lặng lẽ chảy vào tôi như phù sa, như nước, như nắng thấm dần vào một cái cây làm nó lớn lên và mang theo tinh thần sống ấy. Những lời dạy của mẹ là hành

trang quan trọng nhất cho tôi khi bước vào đời” [ 23, tr.127]. Lời văn giàu

nhịp điệu, thấm đẫm cảm xúc trữ tình với từ láy “lặng lẽ” những hình ảnh so sánh giàu chất thơ “như phù sa, như nước, như nắng” tạo nên nhiều khoảng trống cho cảm xúc trong tâm hồn người đọc. Lời nói ấm áp của mẹ luôn ngân vang trong sâu thẳm tâm hồn cậu bé năm xưa “như phù sa, như nắng, như

nước…” như những gì đẹp, thanh khiết nhất của thiên nhiên, đất trời ban tặng

cho mầm sống của cỏ cây hoa lá. Đó chính là nhựa sống được sinh thành từ tình yêu thương vô bờ mà mẹ Dung dành cho những đứa con thơ trong những giây phút mong manh giữa sự sống và cái chết của một đời người để cái đẹp trở nên bất tử.

Qua trang viết của Nguyễn Quang Thiều, người đọc có thể nhận thấy sự giao thoa kì diệu giữa thơ và văn xuôi. Nhà văn đã rất tinh tế khi khai thác chất thơ của đời sống thường nhật để tạo nên ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm và những dư ậm sâu lắng về tình yêu quê hương và tài năng sáng tạo ngôn từ của nhà văn làng Chùa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)