Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 88 - 92)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật

3.1.2. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thời gian. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để

miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả”[17, tr.322-323].

Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học, nó là một phương diện góp phần thể hiện tính cách nhân vât, chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật có thể được nhà văn miêu tả theo trật tự tuyến tính cũng có thể đảo ngược từ hiện tại về quá khứ, từ quá khứ đến tương lai.

Trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều, thời gian gắn với thói quen sinh hoạt, cách sắp xếp và sử dụng thời gian của con người ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Thời gian trong truyện của ông không tuân theo trật tự tuyến tính mà thường bắt đầu bằng thời điểm hiện tại rồi quay ngược về quá khứ. Chủ yếu là thời gian được nhìn qua dòng kí ức, hoài niệm ( Mùa đông năm ấy, trong những tháng năm nghèo đói xa xưa, những ngày xa xưa ấy, cá kho ở làng tôi xưa…). Nhà văn thường hướng về quá khứ trong sự tiếc nuối, xót xa và chiêm nghiệm triết lí về cuộc đời.

Trong “Mùi của kí ức” rất nhiều lần nhà văn đứng từ hiện tại để hướng về quá khứ “Mỗi lần nghe tiếng rao “Ai khúc đây” trong đêm thị xã Hà Đông vào những đêm mùa đông, tôi lại nhớ về cánh đồng rau khúc xưa của làng tôi” [25, tr.12]. Hay “Khi những ngọn gió mùa đông thổi qua những cánh đồng làng mạc, thì tôi lại nhớ về món canh cua tháng Mười mẹ nấu trong

những tháng năm mẹ tôi còn sống” [25,tr.30]. Nhà văn hướng về miền kí ức

với những món ăn bình dị và hình ảnh của bà và mẹ những người phụ nữ tần tảo kiền trì thắp lên những ngọn lửa của tình yêu thương để những món ăn trở thành nghệ thuật. Và ẩm thực trở thành sợi dây vô hình kết nối tâm hồn những người con xa quê với cố hương “Và tôi nhận ra rằng một trong những điều quan trọng nhất làm nên cố hương mà con người không thể rời xa được

đó chính là ẩm thực”[ 25,tr. 157]. Nhà văn hướng về miền hoài niệm trong

tình yêu quê hương tha thiết. Bởi “Mùi của ký ức” là một hành trình trở về:

“Về quê. Về làng. Về với mẹ với cha. Về với bản thể chính mình…” [54]

Từ quá khứ trở về với hiện tại, nhà văn lại thể hiện nỗi trăn trở, day dứt về sự mai một của những vẻ đẹp văn quê hương trong dòng chảy cuộc sống hiện đại. Cùng với làn sóng đô thị hóa của nền văn minh hiện đại là sự thu hẹp, suy kiệt của thiên nhiên. Đó là cảm xúc lo lắng khi trở về với những dòng sông quê hương vì con người đổ bao nhiêu thứ xuống dòng sông trong suốt mấy chục năm làm cho con sông màu mỡ phù sa có nhiều đoạn chỉ cạn như nước ruộng “Con sông Đáy bây giờ chỉ còn là một lạch nước nhỏ. Và những mùa câu sông, những buổi bắt hến đã chìm vào quá khứ. Cái chết của

thiên nhiên chính là báo hiệu cho cái chết của con người” [25,tr.68]. Nhà văn

thể hiện những chiêm nghiệm suy tư xuất phát từ nỗi lo âu trước cơn lốc của cuộc sống hiện đại và niềm hoài nhớ dòng sông quê hương trong miền kí ức tuổi thơ. Khi nhắc đến món canh cua rau cải, nhà văn nhớ về hình ảnh những đứa trẻ đi bắt cua đồng “đồng bãi những năm tháng ấy cách đây ba bốn chục năm đầy cua cá. Nhưng bây giờ không còn như thế nữa. Các loại chất hóa học mà người nông dân dùng đã tiêu diệt gần hết thế giới hoang dã mà kì

diệu thưở ấy”[25,tr.30]. Nhà văn đi trong dòng cảm xúc tiếc nuối da diết bởi

trong những nhà hàng hiện đại người ta khôi phục lại những món ăn dân dã nhưng món canh cua rau cải không thể có hương vị của ngày xưa.

Đọc tản văn “Mùi của kí ức”, người đọc được du hành bằng tâm tưởng qua miền nhớ, miền thương với những tháng ngày nghèo khó, bình yên, ấm áp nhưng cũng cảm nhận được nỗi niềm trăn trở, lo âu của nhà văn bởi con người đang giết chết vẻ đẹp hoang dã của tự nhiên trong nhịp sống hiện đại. Những nỗi niềm ấy xuất phát từ tình yêu và khao khát níu giữ vẻ đẹp văn hóa truyền thống quê hương của nhà văn làng Chùa.

gian đêm tối. Đó là khoảnh khắc hoài niệm ùa về trong tâm thức nhà văn với những kỉ niệm về bà, về mẹ bên bếp lửa trong những đêm đông lạnh giá Những lần về quê đúng dịp mẹ nướng cá, tôi thường xuyên xuống bếp ngồi với mẹ. Hai mẹ con tôi cứ ngồi trong bếp than hồng trong những ngày đông giá rét như thế đủ thứ chuyện trong mùi thơm của khói và của món cá nướng. Tất cả những câu chuyện thôn quê đã thấm vào tôi như hơi lửa và khói thấm

vào món cá nướng làng tôi”[25, tr.117]. Thời gian đêm tối trở lại nhiều lần

trong hoài niệm của nhà văn như tiếng gọi của miền hoài niệm sâu thẳm về sự ấm áp của tình cảm gia đình trong trái tim những con người tha hương

“Quả thực, ngay cả bây giờ sống trong chăn êm đệm ấm tôi vẫn thèm được nằm trong ổ rơm góc bếp và chìm giấc ngủ trong ánh lửa bập bùng và tiếng

kể chuyện đều đều đêm đêm của bà, của mẹ”[25, tr.142].

Dưới ngòi bút nhà văn, đêm tối là thời điểm những lo lắng, thổn thức trỗi dậy trong tâm hồn con người. Đêm tối đối với mẹ Dung là khoảng thời gian hãi hùng nhất“Chẳng đêm nào mẹ tôi yên giấc. Những đêm chó sủa miên man trong xóm, trong làng mẹ tôi bảo chó sủa ma. Những lúc chó sủa như thế, mẹ tôi tin có những con ma đang đi từ cánh đồng xa về làng và như chuẩn bị rẽ vào ngõ nhà tôi. Những lúc ấy, mẹ ôm chặt tôi vừa để có thêm sự che chở từ đứa con trai bé bỏng, vừa sợ ma về bắt tôi đi. Ban đêm thì những

con ma vô hình làm mẹ tôi sợ hãi…” [23,tr.129]. Nỗi lo lắng trước sinh mệnh

ngắn ngủi làm cho mẹ Dung sợ đêm tối. Bởi đêm tối đánh thức nỗi sợ hãi của mẹ khi sắp phải rời xa trần thế để lại những đứa con bé bỏng, tội nghiệp. Đó là khoảnh khắc nỗi cô đơn tột cùng của mẹ thức dậy như một nỗi ám ảnh “ Từ sau đêm kiều hồn ông Thận mẹ tôi không bao giờ ngủ trọn giấc. Một nỗi sợ hãi phải ra đi quá sớm luôn bủa vây mẹ tôi. Mẹ tôi luôn tin rằng ông Thận vẫn đang đứng ở đâu đó trong ngôi nhà nhìn mẹ tôi và muốn đưa mẹ tôi đi. Và đêm đêm tôi cảm thấy vòng tay mẹ ôm chặt hơn nhưng cũng run rẩy hơn

nhiều khi bất lực” [23,tr.88]. Vòng tay yêu thương nhưng đầy bất lực của mẹ Dung trong những ngày cuối đời để lại nhiều xót xa, ám ảnh về thân phận và tình thương yêu con vô bờ bến của người mẹ bất hạnh.

Đêm tối là thời gian con người sống trong những giấc mơ. Đêm tối và những giấc mơ có thể mang theo khát vọng tươi đẹp cũng có thể ẩn chứa nhưng điềm báo không may đối với con người. Với mẹ Tạ Thị Dung trong tác phẩm “Trong ngôi nhà của mẹ”, giấc mơ thường gắn với cảm giác sợ hãi, nỗi lo âu về sinh mệnh ngắn ngủi. Đó là giấc mơ của mẹ Dung về ông Thận vì nỗi ám ảnh sau đêm kiều hồn. Giấc mơ cùng cảm giác sợ hãi của mẹ là minh chứng cho tình yêu thương con vô bờ bến khi mẹ ra đi quá sớm để lại hai đứa con thơ dại. Đêm tối còn là thời gian gắn với giấc mơ của Trịnh Văn Sĩ về con Vện, về mẹ “Đêm trước hôm chị em tôi và các cháu về La Phù để trả lễ cho mẹ, tôi thấy mẹ tôi về ngôi nhà ở Đa Sĩ. Mẹ vẫn nhẹ nhàng đi như khi còn sống.Con Vện đang ủ con ở trong buồng thấy mẹ tôi vội choàng dậy chạy lao

qua bậc cửa” [23, tr. 291]. Giấc mơ là trạng thái vô thức nhưng nó cũng là sự

hiện hữu của tâm tình, khát vọng trong sâu thẳm tâm hồn con người. Mẹ và con Vện là những hình ảnh yêu thương trong cuộc đời cậu bé Sĩ và kể cả khi đã trưởng thành qua biết bao thăng trầm của cuộc đời cậu bé ấy vẫn luôn dành trọn tâm hồn, tình yêu vẫn có niềm khao khát được gặp lại dù chỉ là trong những giấc mơ…

Đêm tối trở thành thời gian nghệ thuật giàu ý nghĩa trong sáng tác của nhà văn trong việc thể hiện con người từ góc nhìn văn hóa- lối sống tình nghĩa thủy chung, sự ấm áp của tình nghĩa yêu thương vượt lên bóng tối của số phận để lại nhiều suy tư sâu lắng trong tâm hồn người đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)