Kiến trúc nhà ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 35 - 40)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1. Dấu ấn văn hóa vật thể

2.1.1 Kiến trúc nhà ở

Chịu sự chi phối của khí hậu và đặc trưng địa lý, kiến trúc xây dựng nhà ở và cách sắp xếp, bài trí không gian sống trong ngôi nhà nông thôn Bắc Bộ có những nét độc đáo so với các vùng miền khác. Điều này phản ánh một phần thói quen sinh sống hòa nhập với thiên nhiên của cư dân nơi đây. Ngôi nhà từ xưa đến nay không chỉ là nơi che nắng che mưa, mà còn là mái ấm gìn giữ văn hóa truyền thống, nét đẹp của gia đình, nơi nuôi dưỡng tâm hồn Việt.

Dấu ấn văn hóa đầu tiên mà nhà văn để lại trong tâm hồn người đọc qua

Mùi của kí ứcTrong ngôi nhà của mẹ là kiến trúc đặc trưng của làng quê

đồng bằng Bắc Bộ. Trong miền hoài niệm của tác giả về làng Chùa thân thương có hình ảnh “cổng tam quan của làng” [ 25, tr. 136] gắn với cây đa, bến nước “cây đa bên kia sông đối diện bến đò” [25, tr. 136]. Làng La Phù, Hoài Đức, Hà Tây- quê ngoại của nhân vật tôi- Trịnh Văn Sỹ, người bạn trong nhóm nhân Sỹ Hà Đông “Cũng như bao làng quê khác ở Bắc Bộ, một hình ảnh quen thuộc hiện lên khi ta bước chân đến chốn này đó là cây đa, cổng làng. Trên cổng làng miền Thượng có đề ba chữ Hán “ Thế Như Xuân”

Bộ xưa với hình ảnh quen thuộc là cổng làng. Cổng được xây bằng gạch, đứng sừng sững, uy nghiêm như chứng tích thời gian. Ba chữ Hán được đắp nổi ở cổng làng vừa thể hiện tâm tư, nguyện vọng của người dân, vừa khẳng định vị thế tri thức của làng. Gắn với lũy tre xanh, cổng làng tạo nên lũy thành kiên cố ngăn cách làng với thế giới bên ngoài. Đây là sản phẩm thể hiện tính tự trị trong quan niệm văn hóa làng Bắc Bộ. Cùng với cổng làng, cây đa cổ thụ đầu làng là nơi nghỉ chân gặp gỡ của những người đi làm đồng, nơi tập trung của những cụ già, con trẻ, những khách qua đường... Bến đò đối với cư dân ven sông đóng vai trò vô cùng quan trọng: đó vừa là nơi thông thương buôn bán, vừa là nơi trao đổi, tiếp nhận các thông tin mới mẻ từ những khách qua sông. Cây đa, bến đò trở thành nơi giao lưu của nội bộ cư dân trong làng, của dân làng với thế giới bên ngoài, do đó đây là biểu hiện của tính cộng đồng trong quan niệm của người dân Bắc Bộ. Tất cả đã được tái hiện sinh động bằng nghệ thuật ngôn từ dưới ngòi bút Nguyễn Quang Thiều. Chỉ qua một vài nét vẽ nhưng nhà văn đã mở ra không gian quen thuộc gắn với văn hóa làng và những quan niệm sống sâu sắc của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Bên cạnh những kiến trúc đặc trưng mang tính chất khái quát của cộng đồng, nhà văn còn tái hiện kiến trúc nhà ở vùng đồng bằng Bắc bộ qua cách bố cục, xây dựng của mỗi gia đình. Mỗi khuôn viên gia đình thường gồm các bộ phận sau: nhà chính (nhà trên), nhà phụ (nhà dưới), nhà bếp (nhiều gia đình nhập khu vực này với nhà phụ), khu vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, trâu bò, vườn sau ao trước, hàng rào cây bao quanh, cổng nhà, tạo nên mô hình khép kín. Theo tư duy của người Việt, mô hình này tạo dòng chảy đóng về năng lượng, về cách thức sản xuất, về dòng trao đổi vật chất. Tuy nhiên, việc liên thông các không gian (không có sự ngăn cách độc lập giữa các khu vực) trong mỗi khuôn viên lại tạo thế mở, thuận lợi cho sự phát triển. Ngoài ra, tuy mỗi gia đình có một khuôn viên riêng, nhưng mỗi khuôn viên này lại nằm

trong một thế hòa hợp với các khuôn viên khác của những gia đình khác, tạo thành một chỉnh thể thống nhất của làng.

Trong kí ức của nhân vật tôi – Trịnh Văn Sỹ “gia đình tôi sống trên mảnh đất hơn 200 mét vuông hình thước thợ ở làng Đa Sỹ. Trên mảnh đất có hai ngôi nhà. Một ngôi nhà gọi là nhà trên”[23, tr.42]. Những ngôi nhà ở nông thôn Bắc Bộ xưa thường là những ngôi nhà một tầng, xây dựng trên nền đất đầm chặt hoặc được lát/ xếp gạch. Bố cục nhà ở được tái hiện trong tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của làng quê Bắc Bộ với nhà trên (còn gọi là nhà chính) và nhà dưới (nhà phụ) trên mảnh đất có diện tích rộng. Nhà chính là “ngôi nhà có hè gạch chạy suốt năm gian. Nhà quay về hướng Tây Bắc”[23, tr.43]. Cách miêu tả dung dị, nhưng thể hiện những quan niệm riêng của người Việt trong quá trình xây dựng. Trước tiên, nhà phải được hướng- nghĩa là hướng nhà phải hợp với tuổi của người trụ cột trong gia đình. Hướng nhà sẽ quyết định sự thành công trong làm ăn, sinh hoạt, các mối quan hệ, công danh sự nghiệp và sự phát triển lâu dài. Thứ hai, theo triết lý âm dương, ngôi nhà chính thường có số gian lẻ (tính dương) với kết cấu đăng đối. Bên ngoài, phía trước ngôi nhà có hè/ mái hiên vừa có tác dụng che mưa nắng, vừa là nơi cất trữ tạm thời các nông sản sau khi phơi phóng hay nghỉ ngơi tạm thời của các thành viên sau một ngày lao động vất vả. Trong ngôi nhà chính, các không gian được sắp xếp hợp lý. Gian giữa được coi là trung tâm, dùng làm nơi thờ cúng và tiếp khách. Ngôi nhà được miêu tả trong tác phẩm cũng tuân thủ theo mô hình này: “Gian giữa ngôi nhà là gian thờ gia tiên. Bàn thờ được

làm theo ba cấp chiếm ở gian giữa” [23, tr.43]. Điều đó cho thấy vị trí quan

trọng của gian nhà, đồng thời cũng tái hiện phong tục thờ cúng tổ tiên vốn là nét đẹp văn hóa riêng biệt của người Việt Nam. Đặt bàn thờ gia tiên ở gian nhà giữa, người xưa thể hiện quan niệm tổ tiên là cội nguồn, có ý nghĩa quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của một gia đình.

Trong tác phẩm, ngoài nhà chính ấn tượng kiến trúc ít nhiều thể hiện ở nhà dưới (nhà phụ) “Đó là một ngôi nhà lợp rạ. Tường xây gạch. Xương nhà

làm bằng xoan và tre ngâm” [ 23, tr.45]. So với nhà chính, ngôi nhà này được

xây dựng ít công phu hơn, nền thấp hơn, thường được dùng làm nơi cất trữ nông sản hoặc nông cụ. Nhiều gia đình còn tận dụng không gian này để làm bếp nếu điều kiện không cho phép xây dựng một gian bếp riêng biệt. Nhà của Trịnh Văn Sỹ là sự kết hợp nhiều chức năng như thế. Chất liệu làm nên ngôi nhà là vật liệu có sẵn trong đời sống nông thôn: rơm rạ, xoan, tre ngâm. Nhà phụ tuy đơn sơ nhưng là nơi lưu lại những bài học về sản xuất, về ứng xử, về bếp núc và là nơi chất chứa kỷ niệm đối với các thành viên gia đình.

Trong khuôn viên ngôi nhà còn có một bộ phận quan trọng là cổng nhà. Tùy theo điều kiện của gia chủ mà cổng nhà được xây kiên cố hay dựng tạm thời, song nó ít nhiều thể hiện thể diện của gia chủ. Trong ký ức của Trịnh Văn Sỹ, cổng ngôi nhà ở làng La Phù “đắp hình triện và lá lật có hai chữ thọ kiểu chữ triện hình một cái đinh. Ngoài ra còn có hai chữ nho to dịch là Như Kiến ( nghĩa là đang diễn ra) được đắp ở vị trí trang trọng trước mặt cổng”

[23, tr.47] .Đặt trong hệ thống đối chiếu với những chữ nho của người dân làng La Phù thể hiện nơi cổng làng, hai chữ“ Như Kiến” tạc ở cổng nhà như sự cụ thể hóa ước mơ, nguyện vọng, đồng thời khẳng định tầm học thức của gia chủ.“Hai chữ Như kiến chứa đựng thông điệp của thế hệ đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau: Những gì ở trong ngôi nhà này, tổ tiên, những người đã khuất và cả những người đang sống vẫn cùng nhau tồn tại, để con

cháu biết mà tu nhân tích đức và học hỏi lẽ làm người” [23, tr.47]. Như vậy

cổng nhà là nơi thể hiện nhân sinh quan của chủ nhân ngôi nhà. Kế thừa tính tự trị của văn hóa làng, cổng nhà gắn với hàng rào ngăn cách địa phận nhà này với nhà kia, vừa thể hiện những quy tắc nội bộ (gia phong) vừa hướng ngoại để giao lưu với những gia đình khác. Kiến trúc của làng quê xưa trong

cái nhìn của thi Sỹ làng Chùa không chỉ là nghệ thuật từ bàn tay những nghệ nhân tài hoa mà còn là điệu hồn riêng của con người quê hương. Mỗi một nét vẽ ẩn chứa bao điều bí ẩn, kì diệu với những triết lí nhân sinh sâu sắc về con người trong dòng chảy của đạo lí dân tộc. Tất cả đã tạo nên rung cảm chân thành của trái tim người đọc về hai tiếng quê hương.

Cách bố trí vườn tược cũng là một phần trong thiết kế ngôi nhà của làng quê Bắc Bộ. Ngôi nhà thường chiếm tỉ lệ khá nhỏ so với diện tích khuôn viên còn lại. Vườn chủ yếu là nơi trồng rau, hoa màu, cây ăn quả…tạo nguồn rau tươi, bóng mát, vừa có tác động điều hòa môi trường, che nắng, gió, vừa che chắn bớt tầm nhìn vào nhà. Mảnh vườn trong “Trong ngôi nhà của mẹ” gắn với kí ức của nhân vật tôi cũng mang những nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ như một dấu ấn không quên trong những năm tháng tuổi thơ “Mảnh vườn này rộng 10 thước ta (…) Mặt sau mảnh vườn là lối ngõ đi vào nhà anh Thiệp Ngưu có tường bao xây cao hơn 2 m. Mặt trước mảnh vườn là ngõ vào nhà anh Mậu Tạch, không có tường mà chỉ có rào bằng cây xương rồng(…)Gần

hàng rào xương rồng có những cây dâu cỏ thụ, thân cây mốc thếch [23,

tr.91]. Trong tác phẩm, nhà văn không dành nhiều dung lượng miêu tả rõ các thành phần cây trồng hay khu vực trồng trọt, mà đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với các gia đình láng giềng. Theo đó, cận kề mảnh vườn là các ngõ nhà hàng xóm, được phân ranh giới rạch ròi (bằng tường xây hoặc bằng các loại cây lâu năm). Điều này vừa nhấn mạnh đặc tính tự trị trong nội bộ gia đình đặt trong tính hài hòa của cộng đồng của làng xóm.

Trong “Mùi của ký ức”, khuôn viên mảnh vườn cũng được tái hiện với các đặc điểm tương tự. Những mảnh vườn quê trong miền hoài niệm của tác giả không chỉ là xứ sở của những cây rau dại làm nên những món ăn của đồng quê mà còn những vị thuốc kì diệu gắn với kinh nghiệm dân gian của người xưa. Nó cho thấy cách ứng xử với của con người trước thiên nhiên, tận dụng

thiên nhiên khi xây dựng không gian cư trú. Đây cũng là kinh nghiệm đúc rút qua nhiều năm, nhiều thế hệ của cư dân nơi đây, tạo nên nét kiến trúc độc đáo trong việc xây dựng không gian đời sống văn hóa mà biểu trưng là khuôn viên ngôi nhà gắn với cảnh sắc và con người, tạo nên biểu tượng về văn hóa làng quê Việt.

Có thể nói kiến trúc nhà ở hiện lên trong hai tác phẩm mang đậm bản sắc văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Từ không gian của cộng đồng đến kiến trúc nhà ở trong mỗi gia đình đều thể hiện linh hồn làng quê và vẻ đẹp sự tài hoa, tình yêu của nhà văn dành cho quê hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)