Giọng điệu trữ tình hoài niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 97 - 102)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.3. Giọng điệu nghệ thuật

3.3.1. Giọng điệu trữ tình hoài niệm

Trữ tình là sự bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, tâm tư, tình cảm… trong thế giới tinh thần của chủ thể với thế giới. Trong các tác phẩm văn học mang tính trữ tình, nhân vật luôn trực tiếp tự bộc bạch, thổ lộ, giãi bày suy nghĩ tâm trạng của mình hoặc được nhà văn miêu tả, soi chiếu từ điểm nhìn

bên trong. Giọng điệu trữ tình là giọng điệu đầy xúc cảm, mang đậm màu sắc chủ quan được thể hiện bằng lời văn hàm súc, gợi cảm.

Nguyễn Quang Thiều là con người giàu tình cảm. Ông đã lựa chọn cho mình giọng điệu riêng- giọng điệu trữ tình tha thiết, sâu lắng. Nhà văn thường chọn điểm nhìn từ bên trong, kể chuyện như giãi bày, tâm tình, tâm trạng, cảm xúc. Nhân vật chính trong tác phẩm của nhà văn thường là nhân vật trữ tình với đời sống nội tâm phong phú, sâu sắc, tự nhiên. Qua tác phẩm của mình, nhà văn khẳng định sở trường bộc lộ cái tôi trữ tình giàu cảm xúc trong những suy tưởng, chiêm nghiệm, hồi tưởng của một người từng trải.

Giọng điệu trữ tình trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều thể hiện ngay từ nhan đề đến lời đề tặng hay những lời giới thiệu. Tất cả đều mở rộng cảm xúc. Có thể nói, nhà văn đã phát tín hiệu tình cảm ngay từ đầu tác phẩm, rồi từ đó đưa dẫn người đọc theo những cảm xúc của mình. Nhan đề Mùi của

kí ức đã hé mở những cảm xúc và rung lên những sợi tơ lòng của thi sĩ làng

Chùa về miền hoài niệm. Kí ức vô hình đã được hữu hình hóa bằng cảm nhận đặc biệt của tâm hồn. Nhà văn đưa người đọc vào một thế giới diệu kì của miền kí ức với sự hòa quyện giữa mùi vị của những món ăn quê nhà và hương vị của tình quê nồng nàn, tha thiết, sâu lắng. Nhan đề Trong ngôi nhà của mẹ

lại gợi một khúc ca nhẹ nhàng về tình mẫu tử thiêng liêng trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Ấn tượng sâu sắc còn là lời giới thiệu - cửa ngõ dẫn người đọc vào thế giới của tác phẩm. Lời ngỏ được nhà văn lựa chọn cho “Mùi của

kí ức” là “Xin cúi đầu lạy tạ” với những lời văn dạt dào cảm xúc được lan tỏa

từ chất thơ của tâm hồn, tình yêu, sự biết ơn chân thành đối với những con người quê hương “Trong suốt tuổi thơ, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi qua cuộc đời những đứa trẻ thôn quê như tôi- ngọn gió của đói rét…Nhưng trùm phủ lên tuổi thơ của chúng tôi là tình thương yêu vô tận của bà, của mẹ, của cô, của dì, của chị và của hàng xóm, láng giềng…Hương vị

của những món ăn làng Chùa đang lan tỏa trong đứa trẻ làng Chùa ấy. Và lúc này, nó chỉ biết cúi đầu lạy tạ trong vô bờ của cảm xúc và thấu hiểu”.

Còn lời thưa mở ra dòng cảm xúc của “Trong ngôi nhà của mẹ” lại là lời tâm tình sâu lắng cùng những chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời, về mẹ “ Mỗi người sinh ra trên thế giới này cho dù sống một cuộc đời dài ngắn khác nhau nhưng đều để lại một câu chuyện về cuộc đời mình. Và mỗi câu chuyện về cuộc đời cho dù như thế nào cũng để lại cho một người hoặc cho nhiều người những bài học vô giá. Đối với hầu hết chúng ta thì mẹ luôn là người vĩ đại và thương yêu nhất, cho dù mẹ ta là một nữ hoàng hay là một người nông dân sống lặng lẽ suốt đời trong ngôi nhà giản dị”. Để thể hiện giọng tâm tình, người kể chuyện thường đứng ở ngôi thứ nhất và chọn điểm nhìn nội tâm bộc lộ cảm giác, cảm xúc của nhân vật. Sự lựa chọn giọng kể này đã góp phần thể hiện vẻ đẹp con người đa cảm, ưu tư và ưa hoài niệm của nhà văn làng Chùa.

Giọng trò chuyện tâm tình sâu lắng của nhà văn thường hướng về quá khứ đi qua những miền nhớ, miền thương với hình ảnh bình dị của cảnh vật, con người làng quê. Nhà văn nhớ về những người thân yêu và những món ăn bình dị của quê hương với dòng cảm nghĩ chân thành, sâu lắng. Hướng về miền kí ức với món ăn của đồng quê: món canh cua nấu với rau cải năm lá bình dị nhưng nhà văn gửi biết bao tâm tình lay động trái tim người đọc về tình mẫu tử thiêng liêng “Nồi canh cua bữa tối ăn với cơm mới tháng Mười mang cho tôi cảm giác trọn vẹn và chẳng còn mong muốn món ăn nào hơn thế. Và hơn tất cả là mẹ. Mẹ đã nấu những món ăn ấy cho chúng tôi. Những năm tháng ấy dù đói, rét,đau, ốm hay sợ hãi một điều gì đó nhưng khi mẹ xuất hiện ở đầu ngõ thì mọi đói rét, đâu ốm và sợ hãi kia tan biến. Sản vật ấy cùng với ánh nhìn ấm áp của mẹ làm thành một tháng Mười hạnh phúc không

đẹp bền vững qua tháng năm dài dằng dặc- vẻ đẹp của no đủ, ấm áp và thương nhớ khôn nguôi trong tâm hồn một người con làng Chùa.

Nhà văn tâm sự với chính mình như một lời độc thoại nội tâm, thủ thỉ, tâm tình về những điều kì diệu, chất thơ của cuộc sống đời thường từ xứ sở của những cánh đồng rau dại “Cuộc sống thật kỳ diệu. Nó luôn mang đến cho con người những món quà bất ngờ từ đời sống mà chúng ta chỉ cần cúi xuống

mặt đất dưới chân mình là nhận ra” [25,tr.190].

Chất giọng trữ tình trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều còn thể hiện trong việc miêu tả thiên nhiên. Đó là những câu văn dạt dào cảm xúc về những cánh đồng rau khúc nở rộ trong làn mưa xuân ấm áp vào tháng giêng, tháng hai gắn với hình ảnh thân thương của bà nội “Bà tôi dẫn tôi đến nơi rau khúc nở tươi tốt nhất, lúc đó tôi mới nhìn thấy rau khúc. Đúng hơn là một thảm màu trắng mờ lan trên mặt đất. Khi bà tôi ngắt những ngọn rau khúc đầu tiên thì hương khúc nếp tươi non đã dâng lên. Cho đến tận bây giờ, cho dù sống ở một nơi ồn ào nhất và ngập tràn mùi nấu nướng của các nhà hàng ở thành phố, nhưng hễ tôi nhớ đến rau khúc là hương rau khúc tươi trên cánh đồng làng tôi lại ùa về và làm tan đi mọi hương vị đô thị thời hiện đại này”

[25, tr.15]. Dưới ngòi bút của nhà văn, cả một không gian bát ngát được mở ra với bầu trời, mặt đất, thanh âm, hương thơm mộc mạc mà nồng nàn của rau khúc. Mùi hương của khúc nếp đã lan tỏa trong miền hoài niệm tha thiết của nhà thơ. Mùi hương ấy được cất vào những chiếc bánh khúc - món quà quê, được nhà văn nâng niu như một báu vật của quê hương. Món quà ấy là một phần của nét đẹp văn hóa truyền thống, hương thơm của tình người được nhà văn viết bằng cả tấm lòng và lời văn mềm mại, giàu chất thơ.

Vẻ đẹp của những cánh đồng hoa cải vàng rực bên sông trong vạt nắng hanh vàng của buổi chiều cuối đông cũng được nhà văn tái hiện qua giọng văn mượt mà, êm ái. Đó là những “cánh đồng hoa cải nở vàng ben sông- tạo

thành một thiên đường” [25,tr. 28]. Bức họa ngôn từ ấy gợi cho người đọc nhớ đến những lời văn giàu chất thơ trong Mùa hoa cải bên sôngmột thảm màu vàng tươi, một màu vàng xôn xao, ấm áp. Hoa cải gặp gió ấm đêm qua đã bung nở. Mỗi khi có ngọn gió chạy qua, cả bãi hoa vàng rợn lên như

sóng” [24, tr.71-72]. Mỗi trang viết của Nguyễn Quang Thiều đẹp bởi lời văn

êm đềm, mượt mà, giàu chất thơ mở ra trước mắt người đọc không gian bát ngát của những cánh đồng quê hương với sắc màu xôn xao, ấm áp và câu chuyện cảm động về một bà mẹ trồng hoa cải rồi để lại một vạt cải trong vườn cho hoa nở để gọi con trai mình về ngắm. Nhà văn đã tạo nên chất trữ tình sâu lắng bởi một câu chuyện lãng mạn trong thế giới hiện đại về một chàng trai và nỗi nhớ mẹ hòa quyện trong bài thơ “Hoa cải rơi không thể cầm lòng”. Một vài vạt hoa cải không làm thay đổi đời sống vật chất của chàng trai ấy. Nhưng màu vàng của nó đã nuôi lớn một phần tâm hồn chàng. Đó cũng là lời tâm tình, niềm tự hào của nhà văn về vẻ đẹp bình dị, thơ mộng, lãng mạn của cánh đồng quê hương và tình nghĩa nồng ấm tạo nên sợi dây kết nối vẻ đẹp văn hóa của con người với quê hương xứ sở.

Trong tác phẩm “Mùi của kí ức”, người đọc còn bắt gặp dòng tâm tình, nỗi niềm hoài nhớ, nuối tiếc về những vẻ đẹp đang dần bị phôi pha trong cuộc sống hiện đại. Khi ăn quả trứng của quê hương , nhà văn suy ngẫm về món ăn chốn thị thành thời hiện đại: “Và tôi lại lẩn thẩn nghĩ, nếu con người rời xa tự nhiên mà chỉ sống trong một thế giới công nghệ và máy móc, tâm hồn họ

cũng nhợt nhạt như lòng đỏ trứng gà, trứng vịt công nghiệp vậy” [ 25,

tr.179]. Đứng trước dòng chảy cuộc đời, nhà văn cảm thấy nuối tiếc khi dòng sông quê hương đang ngày càng cạn kiệt sự sống “Con sông Đáy bây giờ chỉ còn là một lạch nước nhỏ. Và những mùa câu sông, những buổi bắt hến đã chìm vào quá khứ. Cái chết của thiên nhiên chính là báo hiệu cho cái chết

Giọng điệu trữ tình trong những trang văn Nguyễn Quang Thiều được tạo nên từ sự hòa quyện giữa vẻ đẹp đất trời, con người quê hương và tâm hồn tinh tế, giàu cảm xúc của nhà văn. Nguyễn Quang Thiều đã phát hiện được chất thơ kì diệu từ cuộc sống đời thường giản dị và chọn lọc thế giới ngôn từ để tạo nên sự ngân vang của giọng điệu trữ tình sâu lắng trong từng trang viết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)