Ngôn ngữ giản dị đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 93 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ giản dị đời thường

Ngôn ngữ đời thường là ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, tự nhiên thậm chí là thô ráp mang hơi thở đời sống. Nguyễn Quang Thiều đưa vào tác phẩm của mình ngôn ngữ rất bình dị của đời sống mang đậm bản sắc nông thôn Bắc Bộ. Người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp ngôn ngữ qua từ ngữ địa phương với cách gọi bánh trôi, bánh chay là “bánh thủy, bánh ổi” [25, tr.193] một cách gọi độc đáo mà chỉ riêng làng Chùa mới có. Nếu người dân vùng núi Tây Bắc gọi mẹ là bầm, mế, bủ, người miền Nam gọi mẹ là má thì người dân làng Đa Sĩ lại gọi mẹ là đẻ. Cách gọi mẹ rất mộc mạc, dân dã, trìu mến cũng mang nét riêng của làng quê bắc Bộ.

Ngôn ngữ đời thường không được dụng công, chắt lọc như dòng chảy tự nhiên của cuộc sống vào trang viết của nhà văn. Nhiều sản vật thôn quê được nhắc đến trong tình yêu, sự gắn bó với quê hương xứ sở như cua, cá, ốc nhồi, cào cào, châu chấu… Những hình ảnh bình dị của cuộc sống đời thường xuất hiện qua các món ăn đồng quê của làng quê Bắc Bộ: châu chấu rang nước cà, dế mèn rang lá chanh, khoai đốm quấn, tương bằng mốc ngô tẻ, mắm tép… Những trang phục bình dị của quê hương: chiếc váy thâm nhuộm củ nâu cũng là sản phẩm ngôn ngữ đời thường. Cách sử dụng từ ngữ như vậy khiến cho những trang văn của ông gần gũi với đời sống, không tạo khoảng cách với người đọc.

Ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm “Mùi của kí ức” mộc mạc, giản dị, sâu lắng. Những câu chuyện tự nhiên như hơi thở đời sống bình dị nhưng có sức hấp dẫn, lôi cuốn tâm hồn người đọc. Đó là câu chuyện về cậu bé nghèo năm xưa trong phiên chợ Tía được bà cho ăn bánh đúc riêu cua. Khi đã đi một vòng quanh chợ, chân đã mỏi và bụng đói được bà dẫn vào quán bánh đúc riêu cua cảm giác đầu tiên của cậu bé là“ hương vị của nồi riêu cua bốc lên

làm tôi ngây ngất tựa người say” “Lần nào đi chợ ăn bánh đúc riêu cua tôi

cũng húp đến giọt canh cuối cùng trong bát. Có lúc còn liếm bát đến sạch bóng. Nhìn tôi bà bán hàng cười và nói “Thằng cu này liếm sạch bát bà đỡ phải rửa. Ăn xong bánh đúc riêu cua về đến nhà miệng tôi vẫn còn tóp tép

như muốn hưởng hết hương vị của món bánh đúc riêu cua ở chợ”[25, tr.39].

Những động từ đặc tả cùng hình ảnh“ liếm bát đến sạch bóng” là ngôn ngữ thô ráp của đời sống được nhà văn sử dụng để tái hiện sinh động sự hồn nhiên của cậu bé làng Chùa năm xưa khi thưởng thức món ăn. Một đứa trẻ nghèo năm đói coi món bún riêu cua như một món quà trong niềm mơ ước và tận hưởng hương vị thơm ngon của nó đến giọt nước cuối cùng. Hình ảnh vừa chân thực, gần gũi vừa ám ảnh tâm hồn người đọc bởi gương mặt cuộc sống làng quê, kỉ niệm không quên về những tháng năm nghèo đói xa xưa trong tâm hồn một cậu bé. Ngôn ngữ đời thường cũng làm cho những hình ảnh quê hương hiện lên chân thực, sống động cùng với tình yêu tha thiết sự gắn bó mà nhà văn dành cho quê hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)