Giọng điệu nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 96 - 97)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Giọng điệu nghệ thuật

tác giả. Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam thì “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm,

mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật”[17, tr.112]. Đặc

điểm nổi bật của giọng điệu là qua nó nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Theo Lê Ngọc Trà- trong cuốn Từ điển văn học “Giọng văn hay giọng thơ là phạm trù của thi pháp học, nghiên cứu một trong những hình thức bộc lộ chủ quan của nhà văn trong những tác phẩm nghệ thuật (…) Giọng điệu vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng ấy mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy

đủ hơn, thậm chí có khi mới mẻ hơn”. Như vậy, giọng điệu có một vai trò

quan trọng trong việc tạo dựng kết cấu và tác động đến tâm hồn độc giả. Cũng như các nhà văn khác trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Quang Thiều lựa chọn cho mình một số giọng điệu nghệ thuật để tạo nên dấu ấn riêng của phong cách. Trong hai tác phẩm “Trong

ngôi nhà của mẹ” và “Mùi của kí ức”, nhà văn để lại ấn tượng sâu sắc trong

tâm hồn người đọc ở hai kiểu giọng chủ yếu: giọng điệu trữ tình và giọng điệu triết lí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)