Phong tục, tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 48 - 62)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Phong tục, tập quán

Phong tục, tập quán là “những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời được mọi người thừa nhận và làm theo ( Phong: gió, tục: thói

quen; phong tục là thói quen lan rộng)” [21, tr.143]. Phong tục làng quê cổ

truyền Việt Nam không chỉ là sức mạnh là kết quả trí tuệ, sức lực tập thể mà còn là nơi gắn kết mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên đất nước.Trong hai tác phẩm, nhà văn tái hiện những nghi thức vòng đời, nghi thức mùa vụ đã trở thành nếp sống, nếp nghĩ của người dân nơi đây.

2.2.1.1. Nghi thức vòng đời

Nghi thức vòng đời gắn liền với chu kỳ sinh học của con người theo chuỗi thời gian, liên quan trực tiếp tới sự thay đổi sinh thể cá nhân gắn với quan niệm, thói quen của một cộng đồng. Khi chào đời, người Việt có lễ đặt tên, lễ cúng mụ (đầy tháng, thôi nôi), lễ đầy cữ (3 tháng 10 ngày sau sinh), bán khoán (với trẻ hay ốm đau)…Ở tuổi trưởng thành, người Việt được dựng vợ gả chồng với các lễ mối lái, dạm ngõ, ăn hỏi, cưới, lại mặt…Riêng với người phụ nữ, sau cưới hỏi là thời gian chửa đẻ gắn với các tập tục liên quan như kiêng cữ, đổ cung long… Khi chết đi, các nghi lễ ma chay được tiến hành nghiêm ngặt. Tuy không thể hiện đầy đủ tất cả nghi lễ của chu kỳ vòng đời, nhưng Nguyễn Quang Thiều đã phác họa những nét cơ bản nhất trong nghi thức cưới hỏi, chửa đẻ, ma chay của người dân đồng bằng Bắc Bộ.

a. Cưới hỏi

Theo phong tục Việt, gia đình bắt nguồn từ hôn nhân. Hôn nhân được tiến hành khi nam, nữ đã đến tuổi trưởng thành. Đây là chuỗi nghi thức riêng tư, cá nhân nhưng cũng mang tính cộng đồng sâu sắc, bởi lẽ người tham dự và chứng kiến những nghi lễ này không phải chỉ có cô dâu, chú rể, mà còn là hai

họ, là xóm giềng.

Trong tác phẩm “Trong ngôi nhà của mẹ”, tác giả tái hiện khởi thủy hôn nhân là tục mối lái trong hôn nhân thời phong kiến qua thân phận người mẹ của Trịnh Văn Sỹ. Thông thường, ông mối, bà mối có vai trò quan trọng, xe duyên cho nam nữ nên vợ nên chồng. Trong nhiều trường hợp, ông mối, bà mối này nhập vào vai các bậc cha chú- những người trực tiếp sắp đặt hôn nhân theo quan niệm“ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Lần thứ nhất, mẹ Dung chịu sự sắp đặt của ông chú, người đã cưu mang mẹ từ khi mồ côi. Chưa một lần trò chuyện, thậm chí chưa từng biết mặt ông Thận, nhưng mẹ Dung không dám cãi nửa lời. Về làm dâu, biết phận mình làm lẽ, mẹ cũng âm thầm chịu đựng, cố gắng làm tròn bổn phận. Chỉ đến khi biết mình không thể sinh con cho ông Thận, mẹ mới âm thầm trốn đi, vì không muốn mình là mầm họa cho gia đình và dòng họ nhà chồng. Lần thứ hai, mẹ Dung nhắm mắt đưa chân theo sự mối lái của cô Trịnh Thị Dung ( cô ruột của Trịnh Văn Sỹ) khi chưa biết mặt người mình sẽ lấy làm chồng. Sự cam chịu nhẫn nhục của mẹ là sự cam chịu của những người phụ nữ điển hình trong xã hội cũ. Hôn nhân đối với họ không phải sự lựa chọn mà là sự sắp đặt. Vì thế, cuộc đời họ sướng hay khổ phụ thuộc hoàn toàn vào sự may rủi, nói khác đi là do sự mát tay của người mối lái.

Bên cạnh phong tục mối lái và sự sắp đặt hôn nhân là quan niệm về của hồi môn. Đó không chỉ là sự gây dựng vốn liếng mà còn là sự khẳng định thể diện, vị thế cô dâu nói riêng, nhà gái nói chung. Cho nên, dù nghèo khổ đến mấy cha mẹ cũng chắt chiu dành dụm để tặng của hồi môn trong ngày cưới thiêng liêng của cuộc đời những đứa con. Đó là một nét đẹp ân tình trong tập tục hôn nhân của người Việt. Không phải ngẫu nhiên mà mẹ Dung chắt chiu cả đời gắng mua lấy một đồng cân vàng làm của hồi môn cho Cúc, dù khi ấy, con gái mẹ còn rất nhỏ. Ngay cả khi ốm đau liên miên mẹ cũng kiên quyết

không đụng đến số vàng hồi môn ấy. Đến khi nhắm mắt, dù vẫn đau đáu thương xót vì không sống được đến ngày con yên bề gia thất, song mẹ cũng yên tâm phần nào khi đã có chút vốn liếng cho con sau này để con không thiệt thòi, hổ thẹn với gia đình chồng. Chi tiết nghệ thuật nhỏ ấy để lại nhiều suy ngẫm trong tâm hồn người đọc.

Sau các khâu mối lái chuẩn bị hồi môn là dạm hỏi, cưới và lại mặt. Theo nghi thức dân gian, dạm ngõ là bước thứ nhất để hai họ xin đi lại với nhau. Kế đến là ăn hỏi với các lễ vật chu đáo nhằm thống nhất ngày giờ đón dâu, cũng như cách thức tổ chức. Long trọng nhất là ngày cưới, khi cô dâu chú rể chính thức ra mắt họ hàng, làng xóm với cỗ cưới đủ đầy. Trong tác phẩm, khi miêu tả đám cưới chị Cúc, tác giả chỉ nhắc đến các bước nêu trên trong niềm xót xa tột độ. Đám cưới thời nghèo khó, dạm ngõ- hỏi- cưới dồn vào một ngày. Lễ cưới không có đón dâu, đưa dâu, không có pháo, không có hoa cô dâu. Mâm cỗ đám cưới được chế biến từ hai con ngan già, khách dự cưới chỉ có anh em và những người thân thiết nhất của cô dâu chú rể. Tất cả ngồi trong bốn mâm cỗ. Đồ tiếp khách chỉ có một tút thuốc lá Tam Đảo, một kilogam kẹo cơ quan nhượng lại cho anh chị làm đám cưới. “ Cưới anh chị tôi không có gối mới, không có chăn, chỉ có chiếc màn bộ đội, chiếc chăn dạ bộ đội cũ của anh Thọ và chiếc chăn cũ của nhà tôi. Giường cưới của anh chị là chiếc giường mà mẹ

tôi đã nằm từ thuở mẹ tôi về làm dâu” [23, tr.190]. Nghĩa là các nghi thức xưa

được đơn giản hóa đến mức tối thiểu. Sau này khi kể lại đám cưới của mình, Trịnh Văn Sỹ tự hào rằng mình đã được người chị tần tảo ấy lo tươm tất hết sức có thể. Lễ cưới được tổ chức có cỗ bàn, có sự chứng kiến đông đủ của hai họ và xóm giềng, nhất là chú rể có quần áo mới “chiếc áo pô-pơ-lin Tiệp trắng , chiếc quần si-mi-li Tiệp cùng đôi dép nhựa trắng Tiền Phong- Hải

Phòng cầm trên tay bó hoa lay ơn trắng tinh khôi” [23,tr.186]. Kể về mình để

Văn Sỹ cũng tái hiện phần nào phong tục cưới hỏi vốn hiện hữu trong dân gian, dù có ít nhiều thay đổi cho phù hợp với thời đại. Phong tục ấy thể hiện sự trân trọng đặc biệt đối với bước ngoặt lớn của cuộc đời mỗi người.

Tóm lại, phong tục cưới hỏi đã được nhà văn tái hiện với sự hòa quyện hai nét đẹp truyền thống và hiện đại để người đọc cảm nhận sự tiếp nối, thay đổi phong tục trong lịch sử và quan niệm, đời sống của con người mỗi thời đại. Nhưng có một điểm làm nên chiều sâu phong tục cưới hỏi của người dân đất Việt vẫn là sợi dây tình nghĩa của cả cộng đồng. Sự nghèo khó, cơ cực không làm mất đi tinh thần đoàn kết, sẵn lòng cưu mang giữa những con người tình nghĩa, cho dù giữa họ là mối dây huyết thống hay láng giềng, đồng nghiệp, bạn hữu. Đây cũng chính là nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam.

b. Sinh nở ( đối với người phụ nữ)

Từ góc nhìn văn hóa học, phong tục liên quan đến chửa đẻ là một hệ thống các thói quen trong nhận thức, ứng xử, tổ chức việc sinh nở bắt đầu từ việc cầu cho có thai đến việc sinh con, nuôi con. Phong tục sinh nở gắn với chủ thể trung tâm là người mẹ, gắn liền với một hệ thống quy ước, những phương thức dân gian và cả những nguyên tắc y học phức tạp. Việc sinh nở mang tính cộng đồng cao, gắn liền với cả một hệ thống các phong tục được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Trong “Trong ngôi nhà của mẹ”, Nguyễn Quang Thiều đã tái hiện lại miền kí ức của Trịnh Văn Sỹ về chị Cúc từ khi chửa đến sau khi sinh. Kinh nghiệm mà các bà các mẹ truyền lại “ba tháng con sảy, bảy tháng con sa”,

gái chửa cửa mả”, nhắc nhở người phụ nữ đang có chửa phải thận trọng khi

làm lụng, đi đứng, đăc biệt trong ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ. Thế nhưng vì điều kiện khó khăn, chị Cúc không những không được nghỉ ngơi dưỡng thai, mà còn phải làm việc nhiều hơn bình thường bởi chồng đi công tác xa. Cả hai lần chửa đẻ, chị Cúc đều phải tự gồng gánh hết thảy mọi

việc lớn nhỏ, đến nỗi xóm giềng cũng buông lời xót xa “con bé này hay nhỉ, chập tối hôm qua còn gánh nước ầm ầm, giờ đã đi đẻ về rồi” [23, tr.207]. Tương tự khi nói về nghi thức cưới hỏi, nhà văn chỉ nêu ra những việc mà chị Cúc buộc phải làm dù đi ngược lại lời răn dạy của dân gian để nhấn mạnh thêm nỗi xót xa cho phận đời vất vả của chị.

Sau khi sinh nở, người xưa quan niệm “Mạnh máu thì máu đưa sang,

nếu không mạnh máu thì làng đưa đi”. Điều đó có nghĩa là người phụ nữ

sau khi sinh phải kiêng cữ, giữ gìn cẩn thận nếu không sẽ ảnh hưởng đến sinh mệnh. Vì vậy họ phải tuân thủ chặt chẽ chế độ dinh dưỡng dành cho sản phụ nhất là những ngày đầu sau sinh. Thức ăn dành cho sản phụ phải được lọc lựa, kiêng khem rất kỹ, chủ yếu là cơm tẻ và muối (được rang hoặc bọc lá chuối, lá dâu nướng kỹ). Sau khi chị Cúc sinh, cô Đông mang cho chị

một niêu cơm, hai quả trứng gà luộc, muối rang gói trong lá chuối”[23,tr

.206]. Theo quan niệm dân gian, đây là những thức ăn lành nhất tránh chuyện xấu cho sức khỏe sản phụ.

Cũng theo kinh nghiệm dân gian, thời gian ở cữ của sản phụ là 100 ngày. Trong thời gian đó người phụ nữ phải kiêng nắng, kiêng gió, kiêng nước, đi lại nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe. Chị Cúc vừa đẻ xong đã muốn rời viện về ngay, chị Hà khuyên để qua giờ Ngọ mới về. Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ là giờ các quan đi tuần tránh xuất hành giờ đó để tránh điều xui xẻo. Nhất là đối với phụ nữ mới sinh đẻ và trẻ nhỏ còn non nớt nhất cử nhất động đều nên cẩn trọng. Thêm nữa, dân gian quan niệm trẻ nhỏ dễ quấy khóc nếu gặp vía dữ, do vậy, khi từ trạm xá về, cô Đông, cô Vỹ đi vòng qua bờ ao Đình, còn chị Cúc đi vòng mé trong để tránh gặp người lạ. Cũng vì mới sinh, sức khỏe yếu nên chị Cúc được các bà, các chị quan tâm khuyên dạy. Bà Lục bảo “Bà đẻ đi chậm chạp, khép chân vào, vừa đẻ đi nhanh sẽ dễ bị bong

khoa học hiện đại, bởi nếu hoạt động mạnh, người mẹ trẻ dễ bị sa tử cung, nguy hiểm đến tính mạng. Chị Bình, chị Liên thì can chị Cúc khi đẻ xong không rửa chân vào vòi nước lạnh để tránh hậu sản sau này. Chị Cúc hoàn toàn ý thức được điều đó và ghi lòng tạc dạ những lời khuyên đó. Nhưng trớ trêu thay, hoàn cảnh không cho phép, chồng chị công tác xa, một mình chị phải cáng đáng không được kiêng khem. May mắn thay “Cả hai lần sinh nở của chị tôi đi qua những thử thách vô cùng khó khăn như người xưa vẫn nói là vượt cạn. Nhưng cả hai đứa con của chị, bất chấp hoàn cảnh ra đời khó đặc biệt, đã ra đời lành lặn, đã cất tiếng khóc chào đời mạnh mẽ và đã lớn lên trưởng thành. Điều đó minh chứng cho sức mạnh tình yêu thương và khát

vọng của con người”[23,tr. 207]. Và may mắn thay, dù không được kiêng

khem kĩ lưỡng nhưng chị Cúc đã chiến thắng mọi bệnh tật ốm đau và trở thành chỗ dựa vững chắc cho hai đứa con nhỏ.

Gắn với tục chửa đẻ là kinh nghiệm bồi bổ bằng nhau thai bà đẻ. Quan niệm mức độ bổ dưỡng không có gì sánh được, lại sạch sẽ và lại không mất tiền mua, người xưa cho rằng nhau thai là thần dược chữa suy dinh dưỡng. Do vậy, những gia đình có trẻ nhỏ ốm đau, chậm lớn thường săn tìm nhau thai của những sản phụ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông để chế biến theo kinh nghiệm dân gian. Những bà đỡ thường để dành món thần dược này cho người nhà, người thân như một món quà quý giá “Nó chửa khỏe lắm, lấy nhau thì

lấy đi, tốt lắm đấy” [23, tr.206]. Quan niệm đi liền với hành động này vì thế

thể hiện tính nhân văn trong những ngày đói kém, khi mỗi người đều muốn làm những việc tốt đẹp cho người khác, đặc biệt cho trẻ nhỏ.

Chỉ bằng những chi tiết rất nhỏ, song qua những kinh nghiệm được truyền lại về những kiêng cữ của phụ nữ trong thời kỳ chửa đẻ, tác giả cho thấy lối sống tình nghĩa của cộng đồng, đồng thời thể hiện quan niệm tiến bộ về sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

c. Ma chay

Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Tang là nghi lễ chôn cất người chết để bày tỏ lòng thương tiếc đối với người qua

đời” [21,tr.146]. Theo đó, một lễ tang thường được cử hành với các nghi lễ: lễ

mộc dục, lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ phát tang, lễ phá ngục, đưa tang - hạ huyệt…

Trong tác phẩm của mình, tác giả tái hiện phong tục tang ma qua nhiều chi tiết cụ thể. Người Việt khi lâm bệnh hoặc khi có tuổi thường chuẩn bị rất chu đáo cho cái chết của mình, do vậy, có rất nhiều người già dành tiền mua sẵn cho mình một cỗ áo quan, một số người có điều kiện còn cho xây sẵn sinh phần. Mẹ Dung trong “Trong ngôi nhà của mẹ” cũng vậy. Khi ở viện về lần thứ ba, mẹ biết mình không qua khỏi, nhất là sau câu chuyện xem lá và con gà mái cất tiếng gáy như một điềm báo. Mẹ đã quyết định nằm ở cái phản ngắn và sẵn sàng đón nhận cái chết ở chiếc phản lạnh lẽo này. Mẹ chủ động rời chiếc phản dài vẫn nằm vì mẹ biết nếu mẹ chết ở đó, chiếc phản sẽ bị đốt bỏ theo tín ngưỡng dân gian, trong khi các con của mẹ không có chỗ nằm. Những ngày sau đó vì linh cảm cái chết đang đến gần mẹ rất hay gọi Sỹ và chị Cúc vào bên mẹ để dặn dò từng cách ăn, cách học và cách sống. Lần nào mẹ cũng dặn chị“Phải thương em. Nó có hư thì bảo chứ đừng đánh em. Đừng để em thất học. Sau này đẻ có chết, con nhớ gửi Tết đằng mẹ già, gửi Tết trên cậu Côn” [23,tr.136]. Đó cũng là những lời dặn dò, trăng trối đầy tình yêu thương mà mẹ dành cho những đứa con thân yêu, cho những người mẹ chịu ơn chịu nghĩa và cho cả những người đã khuất trước khi phải từ giã cõi đời. Trong phút lâm chung, mẹ dặn chị Cúc về việc mẹ đã dành dụm mua một đồng cân vàng, đến khi đi lấy chồng thì kéo đôi vòng tàu và phải giữ bằng được đến ngày đó. Mẹ đã chuẩn bị khăn tang để làm đám tang cho mình. Tất cả những gì mẹ có thể làm, mẹ đã chuẩn bị chu đáo.

Sự chuẩn bị trước cho cái chết vừa là thói quen vừa là tính cách chu đáo của từng người. Khi người chết nằm xuống thì họ hàng, làng xóm chung tay để cử hành tang lễ. Trong tác phẩm “Trong ngôi nhà của mẹ”, đám ma mẹ Dung có anh Đôi Ất, cậu Thừa, ông Hội Huân, cậu Khải. cậu Hiển, bác Lang Dự, ông Báu Đạm, anh cả Nhân, con cả ông lang Tỵ... Điều này xuất phát từ quan niệm tang ma là một phong tục có tính cộng đồng của làng xã. Người Việt có quan niệm bán anh em xa mua láng giềng gần nên khi nhà có người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 48 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)