Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 80 - 88)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật

3.1.1. Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó… Nó không chỉ cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học”[17, tr.162]. Không gian nghệ thuật có một vị trí quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đó là cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu các loại hình của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian khách thể. Mỗi người nghệ sĩ đều có ý thức chọn lựa cho mình một không gian nghệ thuật để gửi gắm thông điệp của mình với thế giới. Đó là không gian kết tinh những đặc trưng văn hóa của miền đất nơi tác giả sinh ra lớn lên, nơi nhà văn gắn bó, am hiểu sâu sắc, đồng thời cũng nơi nhà văn gửi gắm các ý tưởng nghệ thuật. Qua không gian nghệ thuật, người đọc được kết nối với tư tưởng, tình cảm của nhà văn để có chìa khóa mở vào quan niệm thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học.

Trong “Mùi của kí ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã sáng tạo không gian nghệ thuật trên phông nền của văn hóa làng đồng bằng Bắc Bộ với những nét đặc trưng trong bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người làng quê Bắc Bộ.

Làng quê êm đềm, bình dị, thơ mộng với cánh đồng, dòng sông, con đường, ngôi nhà, vườn tược…như một niềm thương nhớ, trở đi trở lại rất nhiều trong hai tác phẩm của nhà văn. Qua ngòi bút Nguyễn Quang Thiều, không gian quê hương bình dị vốn được ông cảm nhận bằng mọi giác quan tinh tế trở nên hết sức sống động, biểu cảm, sâu sắc. Trong đó, người đọc ấn tượng hơn cả là không gian cánh đồng và dòng sông.

a. Không gian cánh đồng

Không gian cánh đồng trong quan niệm của văn hóa nhân loại là “biểu

tượng không gian mặt đất vô biên” [15, tr.312]. Trong tản văn “Mùi của kí

ức” không gian cánh đồng xuất hiện nhiều lần gắn với thế giới hoài niệm về làng Chùa quê hương tác giả. Cánh đồng quê hương được nhìn qua chiều sâu tâm tưởng của nhà văn làng Chùa là miền kí ức thiêng liêng trong những năm tháng tuổi thơ êm đềm, ấm áp tình đời, tình người.

Theo đó, cánh đồng trước hết là không gian của sự sinh sôi của tự nhiên. Đó là nơi thế giới rau dại bừng sức sống: “sau mỗi cơn mưa, cây dại trên những gò sông, gò đồng, quanh các bờ ao bờ đầm… mọc lên ngùn ngụt” với “ tươi tốt và ngập tràn xúc động những rau đậu, rau bợ, rau vông, rau dâu, rau sung, bọng cách, rau tàu bay, khúc tần, rau sam, rau chân vịt, rau

rệu, chua me đất, thài lài trắng…”[25, tr. 130]. Đây là những nguyên liệu tạo

nên các món ăn dân dã hằng ngày khi kết hợp với những tép, những tôm, những hến, những ốc, ếch, nhái, châu chấu…Đây cũng chính là nguồn dược liệu phục vụ những bài thuốc dân gian hay những phương thuật dân gian. Ấn tượng nhất là “những cánh đồng rau khúc nở rộ trong làn mưa xuân ấm áp

vào tháng giêng, tháng hai ” với “những thảm màu trắng mờ lan trên mặt

đất”,“tiếng mưa xuân mỏng như hơi thở lúc gần sáng” [25,tr.12-13]. Nghệ

thuật so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã giúp nhà văn thể hiện cảm nhận tinh tế về những làn mưa xuân ấm áp, bước đi nhẹ nhàng của thời gian, hơi

thở của trời đất trong khoảnh khắc giao mùa khi những cơn mưa bụi đầu tiên của mùa xuân gõ cửa đất trời. Nhà thơ đón nhận thiên nhiên bằng cả thính giác và thị giác. Trong không gian lãng mạn, thơ mộng được dệt từ những làn mưa xuân ấm áp là xứ sở của những cánh đồng rau khúc. Đó là hương thảo mộc nồng nàn mang linh hồn quê hương đã trở thành nỗi niềm hoài nhớ của một người con làng Chùa. Nhà văn đã tạo nên một không gian êm đềm, bình dị, thơ mộng của quê hương với hình ảnh những cánh đồng rau khúc và tình yêu, nỗi nhớ về bà nội chủ nhân của món bánh khúc thơm ngon. Đối với người con làng Chùa ấy, cánh đồng ấm mưa xuân với vô vàn rau khúc mơn mởn đã trở thành sản phẩm văn hóa ẩm thực là thức bánh bình dị làng quê. Chõ bánh của bà đã trở thành một nghi lễ giản dị, thiêng liêng trong đời sống tinh thần để mỗi lần trở về sau những bon chen của cuộc sống đô thị tác giả lại thấy vang lên âm vang của một bản Thánh ca từ đồng quê bình dị.

Cánh đồng còn là hiện thân sự trù phú mùa màng, là sản phẩm từ bàn tay lao động của người nông dân. Trong “Trong ngôi nhà của mẹ”, đó là những cánh đồng lúa đương thì con gái với công sức của tất cả các xã viên hợp tác, từ người trẻ tuổi như chị Cúc đến những người đứng tuổi. Đó còn là cánh đồng rau dưa với rau su hào, cải bắp, khoai lang… mà chị Khởi- bằng tấm lòng nhân hậu cưu mang đã lén giấu bố mẹ đem sang cho chị em Cúc Sỹ. Trong “Mùi của ký ức”, đó là những cánh đồng rau cải mơn mởn xanh non- nguồn nguyên liệu dồi dào để chế biến những món ăn quê mùa đặc trưng và trổ hoa vàng rực trong những ngày đông tạo nên một bức tranh đặc biệt của người dân làng Chùa: “Vào một ngày nắng hanh cuối đông, tất cả những ruộng cải nở hoa vàng rực. Hoa cải đơn lẻ không làm nên vẻ đẹp lộng lẫy của nó. Nhưng cả triền bãi sông nở vàng hoa cải thì nó biến khúc sông Đáy chảy qua khu vực xã tôi thành một thiên đường” [25, tr. 28]. Hình ảnh so sánh

ngôn từ với sự hòa quyện của màu vàng rực rỡ, ấm áp và những vạt cỏ non xanh biếc bên triền sông. Đó là vẻ đẹp của một thiên đường thơ mộng, lãng mạn. Bức họa ấy gợi cho người đọc liên tưởng đến cái màu vàng xôn xao của thảm hoa trên bãi sông bến Chùa đã làm xao động trái tim Chinh trong Mùa

hoa cải bên sông “ một thảm màu vàng tươi, một màu vàng xôn xao, ấm áp.

Hoa cải gặp gió ấm đêm qua đã bung nở. Mỗi khi có ngọn gió chạy qua, cả bãi hoa vàng rợn lên như sóng” [ 24 ,tr. 71-72]. Sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên đã tạo nên những hình ảnh đẹp, giàu chất thơ.

Hơn nữa, cánh đồng còn là nơi dừng chân của con người khi rời cõi tạm. Trong “Trong ngôi nhà của mẹ”, cánh đồng là nơi yên nghỉ của mẹ Dung, của bố, mẹ già, chú Năm nói riêng, của những kiếp người, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ nói chung: “ Nghĩa trang làng tôi nằm trên cánh đồng có tên là Đường Trạch… Cỏ ở Đường Trạch mọc rất tốt, cứ rẫy cỏ cuối năm nay thì cuối năm sau cỏ mọc tốt um, trùm kín lỗi đi và không còn nhìn thấy mộ, có chỗ

cỏ mọc lấp cả đầu người”[23.tr. 242]. Trong “Mùi của ký ức”, cánh đồng cũng

là nơi an táng của bà nội, của mẹ nhà văn làng Chùa… Với quan niệm chết là về với đất mẹ, người nông dân đồng bằng Bắc Bộ chọn lối địa táng thay vì hỏa táng, thiên táng hay mộc táng như cư dân nhiều vùng miền, quốc gia khác. Hơn nữa, cũng theo phong tục, người mới chết chỉ được chôn cất tạm bợ, sau một khoảng thời gian nhất định mới được người thân cải táng, đưa về ngôi mộ mới kiên cố hơn, ở nơi cao ráo hơn. Do vậy, nơi ban đầu chôn cất người quá cố có thể là nơi thấp trũng, ngập nước như cánh đồng Đường Trạch. Điều này phần nào phản ánh phong tục tang ma của cư dân nơi đây.

Như vậy, trong hai tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều, những cánh đồng quê hương là không gian mang ý nghĩa đặc biệt, nơi ẩn giấu những dấu ấn văn hóa đặc trưng của người dân đồng bằng Bắc Bộ.

Dòng sông là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca muôn đời. Theo từ điển biểu tượng văn hóa thế giới “ Sông hay dòng nước chảy biểu tượng của khả năng của vạn vật, của tính lưu chuyển của mọi dạng thể, của sự phong nhiêu,

của cái chết và sự đổi mới” [ 15, tr.829]. Văn học Việt Nam đã từng có sông

Đuống êm đềm trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, sông Đà hung bạo và trữ tình trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân, Hương giang thơ mộng dưới ngòi bút người con xứ Huế -Hoàng Phủ Ngọc Tường. Trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều, dòng sông xuất hiện nhiều lần như một ám ảnh nghệ thuật. Thi sĩ làng Chùa đã từng viết:

Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi chiều đi làm về vất vả

(Sông Đáy) Đây không chỉ là hình ảnh dòng sông quê hương đã gắn bó với nhà văn trong những ngày thơ ấu mà còn là dòng sông tâm tưởng, dòng sông ký ức trong miền hoài niệm về làng Chùa yêu dấu. Trong tâm thức người Việt dòng sông luôn gắn với quê hương, xứ sở. Đó là điểm khởi đầu và cũng là nơi trở về của cội nguồn trong tâm hồn mỗi con người. Hình ảnh sông Đáy hiền hòa thơ mộng với những “gò đất mọc đầy dứa dại, hoa tầm xuân, cây mâm xôi,

…những bãi ngô chạy dọc triền sông” [25, tr.58]. Đó là dòng sông thơ mộng

gắn với những hồi ức tuổi thơ của cậu bé làng Chùa khi đi câu cá, đi tìm trứng cuốc, trứng vịt đẻ lang, các loại quả dọc bờ sông cùng bạn bè. Và dòng sông ấy khởi nguồn cho niềm tự hào về vẻ đẹp văn hóa ẩm thực quê hương trong tâm hồn tác giả. Nhiều món ăn đã sinh ra từ sông Đáy thân thương: những món ăn từ hến ( hến nấu canh, hến kho, hến xào), món ốc nấu chuối- món ăn thiêng của tháng bảy, đã in đậm trong miền kí ức của thi sĩ làng Chùa.

Dòng sông trong trang viết của Nguyễn Quang Thiều còn là biểu tượng cho cái chết của tự nhiên gắn với lo âu, trăn trở, chiêm nghiệm của nhà văn về

bản xô nát buồn vang lên từ dòng sông quê hương. Bởi nhà văn xót xa khi

thấy trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại con người đã giết chết những dòng sông. Người ta đổ bao nhiêu thứ xuống dòng sông trong suốt mấy chục năm làm cho con sông màu mỡ phù sa có nhiều đoạn chỉ cạn như nước ruộng

“Con sông Đáy bây giờ chỉ còn là một lạch nước nhỏ. Và những mùa câu sông, những buổi bắt hến đã chìm vào quá khứ. Cái chết của thiên nhiên

chính là báo hiệu cho cái chết của con người” [25,tr.68]. Chiêm nghiệm của

nhà văn xuất phát từ nỗi lo âu trước cơn lốc của cuộc sống hiện đại và niềm hoài nhớ dòng sông quê hương trong kí ức tuổi thơ.

Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhà văn vẫn khao khát trở về với dòng sông quê hương. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp đã cho rằng dòng sông của Nguyễn Quang Thiều là nơi tái sinh những vẻ đẹp kì diệu nhất,

nơi chiến thắng những cằn cỗi trong đời sống tinh thần của con người”.

Dòng sông ấy trĩu nặng phù sa châu thổ, chở nặng yêu thương, nghĩa tình của con người với quê hương. Đó là nơi trở về của tâm hồn nhà văn sau những bươn bả, gian nan của cuộc đời với những tiếng gọi thiêng liêng“ Sông Đáy

ơi! Chiều nay tôi trở lại…”[25,tr.57 ]

3.1.1.2. Bức tranh cuộc sống của con người thôn quê Bắc Bộ

a. Không gian chợ

Chợ quê mang nét đẹp đời sống, văn hóa hay tập tục, gương mặt cuộc sống của một vùng đất, một làng quê. Đó không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa cộng đồng mộc mạc, giản dị. Người dân quê có thể gặp gỡ, trao đổi, thăm hỏi, nói chuyện đồng áng, mời mọc…trong không gian đậm đà bản sắc, mang nặng tình làng nghĩa xóm.

Không gian chợ quê được Nguyễn Quang Thiều tái hiện qua hình ảnh chợ Tía. Đó là hình ảnh quen thuộc của những phiên chợ quê nghèo “nằm trên một khu đất rộng ven sông với những túp lều thấp lợp mái rạ” [ 25, tr.36]. Theo quan niệm xưa, chợ họp ven sông “trên bến dưới thuyền” để thuận lợi cho quá trình giao thương buôn bán. Và “túp lều thấp lợp mái rạ”

mang đặc trưng kiến trúc của làng quê Bắc Bộ, người dân quê xưa thường dùng chất liệu của đồng quê như rơm rạ để lợp mái nhà. Phiên chợ bán những món quà quê bình dị: buồng cau, lá trầu, bánh đúc riêu cua, mắm tép. Ấn tượng nhất là là món bánh đúc riêu cua được múc vào bát con gà (một hình ảnh mang đậm nét đẹp văn hóa làng quê xưa) và món rau ăn kèm là rau chuối, kinh giới và rau ngổ, lá hẹ. Món ăn bình dị bánh đúc riêu cua trong phiên chợ nghèo ấy luôn đọng lại trong tâm thức đứa trẻ nghèo năm xưa gắn với hình

ảnh “quán bánh đúc riêu cua là một túp lều lợp rạ có kê một chiếc chõng tre

và những cái ghế tre dài thường là ghép hai cây tre lại với nhau cho khách

ngồi ăn” [25, tr.36]. Trong thế giới của chợ quê còn vang lên âm thanh bình

dị của tiếng búa thợ rèn và một cửa hàng bán các vật dụng quen thuộc của nhà nông: lưỡi cuốc, thuổng, liềm…

Lần thứ hai chợ Tía xuất hiện trong “Mùi của kí ức” là phiên chợ Tết áp chót phiên cuối cùng của năm cũ. Nhà văn tái hiện hình ảnh người làng đi chợ mua lá chuối khô, lá dong xanh để gói bánh chưng và đồ chuẩn bị Tết [25, tr.187]. Nhà văn đã tái hiện hương vị ấm áp của ngày Tết qua một nét đẹp văn hóa truyền thống đó là không gian náo nức của phiên chợ Tết, phong tục gói bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền. Đó là những hình ảnh mộc mạc, bình dị của một phiên chợ quê mang đậm bản sắc văn hóa như một dấu ấn không quên trong miền hoài niệm nhà văn về làng Chùa.

Trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều, bếp lửa “gắn với truyền thống tinh thần của người Việt Nam coi trọng ngôi nhà, coi trọng cái bếp và

dẫn đến coi trọng người phụ nữ” [22, tr. 23]. Người Việt luôn đề cao vai trò

của người phụ nữ người nổi lửa, thắp lửa và giữ lửa trong gia đình. Không gian bếp lửa trong miền kí ức của nhà văn làng Chùa luôn gắn với hình ảnh thân thương của bà, của mẹ- những người phụ nữ đã tần tảo sớm hôm thắp lửa suốt cuộc đời. Ngọn lửa trong trang viết của Nguyễn Quang Thiều không chỉ là ánh sáng vật lí của không gian đem đến hơi ấm để xua đi lạnh giá, giúp con người làm chín thức ăn mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp của tình quê mộc mạc sưởi ấm tâm hồn nhà văn trong suốt những năm tháng tuổi thơ. Trong

Mùi của kí ức, ngọn lửa gắn liền với không gian bếp lửa được tái hiện trong

miền kí ức về bà, về mẹ- chủ nhân của những món ăn quê nhà bình dị

“Những lần về quê đúng dịp mẹ nướng cá, tôi thường xuyên xuống bếp ngồi với mẹ. Hai mẹ con tôi cứ ngồi trong bếp than hồng trong những ngày đông giá rét như thế đủ thứ chuyện trong mùi thơm của khói và món cá nướng. Tất cả những câu chuyện thôn quê đã thấm vào tôi như hơi lửa và khói thấm vào

món cá nướng làng tôi” [ 25, tr. 117]. Kỉ niệm về bếp lửa luôn có sự quyện

hòa giữa mùi khói và tình quê sưởi ấm tâm hồn người con làng Chùa trong những tháng ngày đói rét. Nó trở thành một phần không thể thiếu trong hành trang tinh thần của nhà văn để khi được sống trong cuộc sống hiện đại, tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn văn hóa trong mùi của kí ức và trong ngôi nhà của mẹ của nguyễn quang thiều (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)