6. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Hiệu quả kinh tế-xã hội của phát triển du lịch
Hiểu một cách chung nhất, hiệu quả là phạm trù kinh tế xã hội, là một chỉ tiêu phản ánh trình độ của con ngƣời sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia trong các hoạt động để đạt đƣợc kết quả với mục đích của mình.
Hiệu quả kinh tế: Là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng lực lƣợng sản xuất và mức độ hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền sản xuất xã hội. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp đƣợc dùng để xem xét, lựa chọn các phƣơng án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con ngƣời ở mỗi lĩnh vực và những thời điểm khác nhau. Hiệu quả kinh tế là một khái niệm biểu thị mối tƣơng quan giữa kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí sản xuất. Nếu gọi kết quả là D, chi phí là C và hiệu quả là H, thì H là sự so sánh giữa D và C. H có thể bằng: D - C hoặc H bằng: D/C.
Hiệu quả xã hội: Xét một cách tổng thể thì hiệu quả xã hội chính là hệ quả của hiệu quả kinh tế, bởi kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính đặc thù và tính xã hội cao.
Ảnh hƣởng tích cực: về mặt xã hội, du lịch tạo điều kiện cho con ngƣời có đƣợc nghỉ ngơi thoải mái, phục hồi sức khoẻ, nâng cao hiểu biết về văn hoá, xã hội, tạo ra công ăn việc làm… đồng thời làm cho các dân tộc trên thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
giới đều hiểu biết và xích lại gần nhau hơn, góp phần củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân các nƣớc trên thế giới.
Ảnh hƣởng tiêu cực: du lịch phát triển làm tăng khả năng phá huỷ các giá trị tài nguyên môi trƣờng. Về mặt xã hội có thể dẫn tới sự băng hoại thuần phong mỹ tục và văn hoá dân tộc, các tệ nạn xã hội cũng gia tăng,…
Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động du lịch
Nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch sẽ làm tăng thu nhập quốc dân, tăng GDP. Phát triển du lịch di sản sẽ góp phần tạo nên thu nhập quốc dân, làm tăng nguồn thu cho nhà nƣớc do các doanh nghiệp đóng góp từ các hoạt động nhƣ sản xuất đồ lƣu niệm, chế biến lƣơng thực thực phẩm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,... Khách du lịch cũng có nghĩa vụ phải nộp các loại thuế (trực tiếp và gián tiếp đối với hàng hoá dịch vụ).
Đối với du lịch nội địa, nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch sẽ góp phần tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, tạo cơ sở để phát triển các vùng đặc biệt (vùng sâu, vùng xa) thông qua việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch tại địa phƣơng.
Đối với du lịch quốc tế, nâng cao hiệu quả du lịch sẽ có tác động tích cực tới việc tăng thu nhập kinh tế quốc dân thông qua thu ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế, trong chừng mực nào đó có đƣợc coi là xuất khẩu của nƣớc đến du lịch. Do đó làm cải thiện cán cân thƣơng mại quốc gia, làm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Vì thế, nếu việc phát triển du lịch đƣợc duy trì một cách thƣờng xuyên và phù hợp thì có thể coi đó là một tác nhân giữ ổn định nguồn thu từ xuất khẩu. Cùng với các dịch vụ thu ngoại tệ khác (hàng không dân dụng, kiều hối, cung ứng tàu biển, bƣu điện quốc tế,…) du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho quốc gia những nguồn thu ngoại tệ khổng lồ -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
là một trong những nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng của một quốc gia. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch di sản đối với nền kinh tế.
Nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch sẽ tạo ra nhiều hơn nữa cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương
Du lịch là một trong những ngành đòi hỏi cao về nguồn nhân lực và tạo ra việc làm tƣơng đối cao so với các ngành khác. Số liệu thống kê cho thấy, ở châu Âu trong thập kỉ qua, tốc độ tăng trƣởng bình quân việc làm trong ngành du lịch luôn luôn cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng bình quân của các ngành. Hơn thế nữa, du lịch không những tạo ra của cải và việc làm cho nội bộ ngành du lịch mà còn cho cả những ngành khác nữa. Vào thời điểm nhiều ngành kinh tế phải đối mặt với những khó khăn về tiêu dùng trong nƣớc thì du lịch không những trực tiếp mang lại doanh thu từ xuất khẩu, mà còn gián tiếp tác động đáng kể thông qua chuỗi giá trị to lớn của ngành.
Nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch là góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu
Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trƣớc hết ở chỗ du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” các loại hàng hoá công nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mĩ nghệ, đồ cổ phục chế, hàng nông-lâm-hải sản,… theo giá bán lẻ cao hơn so với giá xuất khẩu qua con đƣờng ngoại thƣơng.
Du lịch là ngành “xuất khẩu các sản phẩm vô hình”: là cảnh quan thiên nhiên, là khí hậu dễ chịu, là ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, là giá trị độc đáo của văn hoá truyền thống, của phong tục tập quán,… hấp dẫn du khách khi đến, là lý do kéo du khách vào mỗi lần trở lại.
Với hai hình thức xuất khẩu trên, nếu chúng ta biết khai thác và làm thoả mãn nhu cầu của du khách thì sẽ có tác động tích cực trong quảng bá hình ảnh và cho sản xuất của địa phƣơng, đẩy mạnh đƣợc việc xuất khẩu dịch vụ, hàng hoá qua con đƣờng du lịch di sản, đem lại lợi nhuận, hiệu quả kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
cao, thu hồi vốn nhanh. Hiệu quả kinh tế cao của du lịch sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế du lịch phục vụ du lịch phát triển mạnh mẽ.
Nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch sẽ khuyến khích và thu hút được đầu tư nước ngoài
Với đặc điểm là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tƣ không lớn nhƣ một số ngành khác, thu hồi vốn nhanh, có tƣơng lai phát triển tốt, du lịch đang ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch di sản sẽ ngày càng thúc đẩy luồng vốn đầu tƣ nhiều hơn.
Nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch sẽ góp phần phục hồi nền kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng
Khả năng phục hồi là yếu tố quan trọng khi phải đối mặt với giai đoạn khó khăn, thể hiện ở tính linh hoạt, khả năng thích ứng trong khi hoàn cảnh thay đổi và khả năng phục hồi sau khủng hoảng. Thực tế trong thập kỉ qua, chúng ta có thể thấy lƣợng khách du lịch quốc tế chỉ giảm ba lần: năm 2001 (giảm 0,4%) sau sự kiện 11/9, năm 2003 (giảm 1,6%) khi dịch SARS hoành hành và năm 2009 (giảm 3,8%) khi xảy ra suy thoái kinh tế thế giới. Điều quan trọng hơn là sau những thời điểm đó, nhu cầu du lịch tăng trƣởng trở lại mạnh mẽ hơn. Có thể nói, nếu trong những thời điểm bình thƣờng du lịch có vai trò quan trọng, thì trong thời điểm khủng hoảng du lịch có vai trò sống còn.