Lao động ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 53)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.6. Lao động ngành du lịch

Trong lĩnh vực du lịch, xét trên mức độ tác động của lao động đến hoạt động của ngành du lịch, lao động du lịch đƣợc chia thành 3 nhóm sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Nhóm này bao gồm những ngƣời làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch từ trung ƣơng đến địa phƣơng: Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, Sở thƣơng mại Du lịch hoặc phòng quản lý Du lịch ở các quận, huyện.

- Bộ phận lao động này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch quốc gia và từng địa phƣơng, tham mƣu cho các cấp lãnh đạo đảng và chính quyền đƣờng lối và chính sách phát triển du lịch bền vững có hiệu quả. đại diện cho nhà nƣớc trong việc hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động có hiệu quả và kiểm soát hoạt động của các đơn vị đó.

- Tuỳ theo sự phân công, nhóm lao động này có thể đảm trách các công việc khác nhau nhƣ: Xúc tiến, quảng bá du lịch, hợp tác quốc tế về du lịch, tổ chức cán bộ, đào tạo trong du lịch, quản lý lữ hành, khách sạn, thanh tra du lịch,...

- Bộ phận lao động này chiếm tỷ lệ không lớn nhƣng hầu hết có trình độ cao, có hiểu biết tƣơng đối toàn diện về du lịch.

2.3.6.2. Nhóm lao động thực hiện chức năng sự nghiệp ngành du lịch:

- Nhóm này làm việc tại các cơ sở đào tạo du lịch nhƣ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trƣờng có đào tạo du lịch và các việc khoa học về du lịch.

- Bộ phận lao động này có trình độ học vấn cao, có trình độ chuyên môn sâu trong toàn bộ nhân lực du lịch, họ có kiến thức, an hiểu khá toàn diện và sâu sắc trong lĩnh vực du lịch. Họ có chức năng và vai trò to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Bộ phận lao động này phải đƣợc đào tạo cơ bản, lâu dài hƣớng tới đạt trình độ khu vực và thế giới, có năng khiếu và đạo đức sƣ phạm cũng nhƣ có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học cao.

2.3.6.3. Nhóm lao động thực hiện chức năng kinh doanh du lịch, nhóm này lai được phân thành 4 bộ phận như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Bộ phận lao động thực hiện chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch.

- Bộ phận lao động thực hiện chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch

- Bộ phận lao động thực hiện chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch

- Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, đƣợc tái lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú.

Ranh giới tỉnh phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh khoảng 3.533,4 km2 (chiếm 1,2% diện tích cả nƣớc).

Thành phố Việt Trì, đô thị loại I, là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng.

Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi để Phú Thọ liên kết vùng phát triển du lịch. Du lịch Phú Thọ giữ vai trò là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, cầu nối du lịch giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông và Tây Bắc; điểm kết nối quốc tế trong hành lang kinh tế Quảng Ninh - Hà Nội - Côn Minh; kết nối tuyến du lịch tâm linh với các tỉnh duyên hải.

Điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ là chia cắt tƣơng đối mạnh vì nằm ở cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, diện tích đồi núi chiếm 64% tổng diện tích tự nhiên, sông suối nhiều (chiếm 4,1%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Về góc độ du lịch, Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Trung du là dạng địa hình đặc trƣng có giá trị phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt nên việc đầu tƣ khai thác tiềm năng du lịch khó khăn khi phát triển hạ tầng.

Khí hậu Phú Thọ mang đậm đặc trƣng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: mùa hè nắng nòng, mƣa nhiều từ tháng 5 tới tháng 10 và mùa đông lạnh, mƣa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm xấp xỉ 23o C, lƣợng mƣa trung bình: 1.500 mm - 1.700 mm, độ ẩm bình quân: 80% - 90%.

Nhìn chung, khí hậu tỉnh Phú Thọ tƣơng đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt điều kiện thời tiết rất phù hợp cho việc sinh trƣởng và phát triển đa dạng các loại cây trồng lâu năm, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, cung cấp nguồn thực phẩm và có ảnh hƣởng tích cực đến phát triển du lịch.

Phú Thọ có tài nguyên nƣớc rất dồi dào, phong phú với năm sông lớn chảy qua: sông Chảy, sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Lô, sông Bứa và 41 phụ lƣu đủ cung cấp cho tƣới tiêu trong cả tỉnh.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có 130 suối nhỏ cùng hàng ngàn hồ, ao phân bố đều khắp trên lãnh thổ,chứa nguồn nƣớc mặt dồi dào. Nguồn nƣớc ngầm của tỉnh phân bố ở nhiều huyện nhƣ Lâm Thao, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ với trữ lƣợng lớn.

Ngoài khả năng cung cấp nƣớc cho sinh hoạt, hệ thống sông ngòi Phú Thọ với các dòng sông lớn nhƣ sông Hồng, sông Lô, sông Đà là nguồn tài nguyên du lịch trên sông rất có giá trị, đặc biệt là trong điều kiện khai thác kết hợp với văn hóa dân gian Phú Thọ và ẩm thực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Dân số và nguồn nhân lực: Theo thống kê của Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, tính đến hết năm 2012 dân số toàn tình Phú Thọ là 1.340.813 ngƣời, mật độ dân số bình quân 379,5 ngƣời/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,98% và tăng cơ học là 0,1% .

Trong tổng số dân tỉnh Phú Thọ, dân số thành thị chiếm 244.322 ngƣời, tƣơng đƣơng hơn 18%, thấp hơn mức trung bình cả nƣớc (22%), chủ yếu tập trung ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện lỵ, các khu công nghiệp. Dân số nam ở Phú Thọ có khoảng 661.116 ngƣời, tƣơng đƣơng 49,3%. Dân số thành thị, nông thôn liên quan đến mức thu nhập và khả năng đi du lịch của ngƣời dân.

Dân cƣ Phú Thọ có đặc điểm là dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, mặt bằng dân trí cao hơn mặt bằng chung cả nƣớc, dân cƣ năng động, sáng tạo là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Tỉnh Phú Thọ có sự đa dạng văn hóa dân tộc. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 85,89% số dân toàn tỉnh, dân số là ngƣời dân tộc thiểu chiếm 14,11%. Trong số các dân tộc thiểu số dân tộc Mƣờng chiếm 13,62%; dân tộc Dao chiếm 0,92%; dân tộc Sán Chay chiếm 0,22%; dân tộc Tày chiếm 0,15%; dân tộc Mông chiếm 0,05%; dân tộc Thái chiếm 0,04%; dân tộc Nùng chiếm 0,03%; dân tộc Hoa có chiếm 0,02%; dân tộc Thổ chiếm 0,01%; dân tộc Ngái chiếm 0,008%..

Tuy điều kiện kinh tế khác nhau nhƣng mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, ẩm thực là nguồn tài nguyên để khách du lịch tham quan, tìm hiểu. Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số thƣờng sống ở vùng sâu, vùng xa, các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên còn hoang sơ, thuận lợi việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Quy mô tăng trƣởng kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) năm 2014 đạt 5,63%; thu nhập bình quân đầu ngƣời 26,9 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt 3.288 tỷ VNĐ.

3.1.2. Những lợi thế của Phú Thọ trong phát triển du lịch

Phú Thọ là một tỉnh hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch.

Ví trí địa lý là lợi thế so sánh của tỉnh trong giao lƣu kinh tế, liên kết phát triển du lịch.

Khí hậu Phú Thọ mang đậm đặc trƣng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hƣởng tích cực đến phát triển du lịch.

Phú Thọ có tài nguyên nƣớc rất dồi dào, ngoài khả năng cung cấp nƣớc cho sinh hoạt, hệ thống sông ngòi Phú Thọ là nguồn tài nguyên du lịch trên sông rất có giá trị, đặc biệt là trong điều kiện khai thác kết hợp với văn hóa dân gian Phú Thọ và ẩm thực.

Chính các điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác nhƣ du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái... Đáng chú ý trong số đó phải kể đến vƣờn quốc gia Xuân Sơn (huyện Tân Sơn); nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy); đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên (huyện Hạ Hòa).

Vƣờn quốc gia Xuân Sơn có hệ thống núi cao từ 1.000-1.400 mét, với tổng diện tích 15.048 ha, trong đó có trên 8.700 ha rừng tự nhiên, nhiều loại động vật, thực vật quy hiếm, nhiều suối, thác nƣớc và nhiêu cảnh quan hang động. Đây là tài nguyên sinh thái hấp dẫn nhất của tỉnh. Ngoài ra tại đây còn có các dân Mƣờng, Dao cƣ trú từ lâu đời và cách biệt với các địa phƣơng khác nên còn giữ đƣợc nhiều phong tục, tập quán và các nét văn hóa bản địa chƣa bị pha tạp. Chính vì những đặc điểm trên, tỉnh có thể khai thác phát triển du

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

lịch sinh thái với nhiều loại hình nhƣ: nghỉ dƣỡng, tham quan, nghiên cứu, leo núi, khám phá hang động, tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc.

Nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy có qui mô diện tích khoảng 3 km2, nhiệt độ trung bình của nƣớc nóng 37 - 400 C, chất lƣợng nƣớc tốt với nhiều chất vi lƣợng có lợi cho sức khoẻ, trong đó có hàm chất Radon quý hiếm; phù hợp để khai thác phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh...

Đầm Ao Châu là hồ nƣớc cảnh quan sơn thủy hữu tình, môi trƣờng trong lành, thích hợp khai thác phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, bơi thuyền và câu cá.

Ao Giời - Suối Tiên có độ cao từ 1.000 - 1.200 mét, còn tồn tại nhiều động, thực vật quý hiếm. Từ trên núi Nả có các dòng suối chảy quanh năm, nhiều tầng, bậc tạo thành gần 20 dòng thác bạc thích hợp cho việc khai thác phát triển du lịch sinh thái với các sản phẩm leo núi, cắm trại, nghỉ dƣỡng.

Ngoài ra còn có thể kể đến các điểm tài nguyên du lịch khác nhƣ núi Ten (Xuân Sơn - nhiệt độ vào mùa hè không quá 280C), Thác Cự Thắng, Thác Ba Vực (Thanh Sơn); hồ Phƣợng Mao (Thanh Thủy); hồ Đồng Đào, Tiên Động (Sông Thao); hồ Đồng Mậu, hồ Liên Phƣơng (Đoan Hùng).

Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của Phú Thọ khá phong phú, hấp dẫn và đƣợc phân bố đều trên toàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, những tài nguyên này chủ yếu còn đang ở dạng tiềm năng. Để có thể trở thành các điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch cần phải có sự quan tâm đầu tƣ khai thác đúng hƣớng.

Hơn thế, Phú Thọ còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi cội nguồn của dân tộc Việt Nam với hàng nghìn di tích và các điểm liên quan đến di tích. Trong đó 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 72 di tích cấp quốc gia và 226 di tích cấp tỉnh.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ cúng các Vua Hùng, đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia. Toàn bộ khu di tích có bốn đền, một chùa và một lăng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao hùng vĩ. Ngoài ra còn có Đền Tổ Mẫu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Âu Cơ trên núi Vặn, đền Lạc Long Quân đƣợc đầu tƣ xây dựng mới tạo cho quần thể khu di tích đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ. Tại đây hàng năm diễn ra lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vƣơng. Khu Di tích Đền Hùng với khả năng khai thác thành khu du lịch văn hóa, lễ hội cấp quốc gia.

Khu di tích khảo cổ Làng Cả là một khu trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sầm uất có tính liên tục từ thời kỳ Hùng Vƣơng, thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ phong kiến tự chủ, một kinh đô của nhà nƣớc sơ khai thời Hùng Vƣơng ở vùng ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì ngày nay, trong đó di tích khảo cổ Làng Cả là dấu tích nổi bật và duy nhất về cố đô Văn Lang. Khu Di tích khảo cổ Gò Mun là di tích tiêu biểu cho văn hóa Gò Mun ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, thuộc thời đại đồng thau ở Việt Nam, bƣớc chuẩn bị tiền đề cho việc hình thành văn hóa Đông Sơn - thời kỳ đồ sắt. Văn hóa Gò Mun đã trở thành một nhân tố quan trọng nhất, một bƣớc ngoặt trong quá trình hình thành văn hóa Đông Sơn sau này.

Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu quan trọng trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Phú Thọ. Đền có từ thời Hậu Lê với kiến trúc chạm gỗ quý giá đƣợc coi nhƣ những tiêu bản của nền nghệ thuật đƣơng đại. Tƣợng Mẫu Âu Cơ trong đền đƣợc tạo tác từ thời Lê có giá trị nghệ thuật cao. Đây là địa điểm khai thác du lịch tâm linh, về nguồn.

Ngoài các điểm tài nguyên nổi bật nêu trên, Phú Thọ còn có hệ thống các đình nhƣ Hùng Lô, Đào Xá, Hy Cƣơng, Lâu Thƣợng, chùa Xuân Lũng có giá trị kiến trúc nghệ thuật cao, với khả năng khai thác phục vụ khách tham quan, nghiên cứu.

Ngoài ra, Phú Thọ là một trong những miền đất của lễ hội. Hiện ở Phú Thọ có 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử - cách mạng, có 92 lễ hội đƣợc bảo lƣu hoàn toàn cả phần lễ, phần hội và trò diễn trong đó có 30 lễ hội xếp loại A, 1 lễ hội cấp quốc gia là lễ hội Đền Hùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Các lễ hội đƣợc phân bố không đều theo lãnh thổ và thời gian và có những nét đặc trƣng riêng. Về thời gian, lễ hội chủ yếu đƣợc tổ chức vào mùa xuân. Về địa bàn, lễ hội chủ yếu tập trung ở khu vực Đền Hùng, thành phố Việt Trì (31 lễ hội); Lâm Thao (24 lễ hội); Phù Ninh (24 lễ hội); Tam Nông (31 lễ hội) và Cẩm Khê (30 lễ hội).

Hội phết Hiền Quan là lễ hội dân gian đƣợc tổ chức ngày 12-13 tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)