6. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số địa phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh đƣợc biết đến nhƣ là một miền đất của các di tích lịch sử, văn hoá. Tiêu biểu nhất là chùa đền, đình miếu gắn liền với các lễ hội: đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng, đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu, hội Lim… Ngoài ra thu hút khách du lịch cần phải kể đến các làng nghề truyền thống: tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, rèn Đa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hội, đồ gõ mỹ nghệ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng… và đặc biệt một loại hình nghệ thuật làm nên bản sức văn hoá rất riêng của Bắc Ninh là các làn điện dân ca Quan họ đằm thắm, trữ tình đã luôn là nguồn tài nguyên phong phú cho phát triển du lịch của tỉnh. Sự kiện văn hóa quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hƣơng Bắc Ninh chính là việc UNESCO công nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, Bắc Ninh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Để thúc đẩy ngành du lịch phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách tạo sự thông thoáng cho thu hút đầu tƣ xác dự án vào lĩnh vực du lịch, nhằm tạo ra thế và lực mới cho ngành du lịch. Xây dựng chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch, khảo sát và điều tra thực trạng tài nguyên du lịch của tỉnh để hoạch định chiến lƣợc khai thác, bảo đảm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững.
Ngành du lịch đã chủ động tham mƣu với chính quyền tỉnh về đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, khai thác các nguồn vốn phục vụ cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Nhiều dự án đƣợc hoàn thiện và phát huy hiệu quả nhƣ xây dựng đƣờng vào khu du lịch Phật Tích, Cổ Mễ; dự án đầu tƣ xây dựng chùa Hồng Ân - Núi Lim..., đây là những điểm có triển vọng thu hút nhiều khách đến tham quan, du lịch.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc nâng cao với nhiều hình thức, quy mô đƣợc mở rộng nhằm giới thiệu du lịch Bắc Ninh đến với đông đảo du khách trong và ngoài nƣớc. Nhiều ấn phẩm du lịch đƣợc phát hành, tỉnh đã tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội mang đậm nét của vùng văn hóa kinh bắc, nhằm tạo sự thu hút khách du lịch thập phƣơng đến với Bắc Ninh.
Chính những tiềm năng du lịch, những đầu tƣ đúng đắn và công tác quảng bá có hiệu quả đã thu hút một lƣợng khách rất lớn đến với Bắc Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Theo số liệu thốngkê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lƣợng khách nội địa và lƣợng khách quốc tế đến địa phƣơng tăng mạnh. Nếu năm 2001 khách nội địa đến Bắc Ninh là 36.500 lƣợt ngƣời, 2002 là 40.920 lƣợt ngƣời thì đến năm 2013 là trên 350 nghìn lƣợt ngƣời và năm 2014 là 477 nghìn lƣợt lƣợt ngƣời (so với cùng kỳ tăng 25%), tổng doanh thu ƣớc đạt 320 tỷ VNĐ (so với cùng kỳ tăng 20%).
Với số lƣợng cơ sở lƣu trú và buồng lớn, không ngừng tăng theo từng năm, Bắc Ninh đã đáp ứng tốt nhu cầu lƣu trú của du khách quốc tế và nội địa, góp phần thu hút và giữ chân du khách ở lại nghỉ dƣỡng, tham quan địa phƣơng nhiều hơn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2013 Bắc Ninh có 368 cơ sở lƣu trú thì đến năm 2014 số lƣợng cơ sở lƣu trú đã là 410 cơ sở.
Bên cạnh đó, công tác phát triển số lƣợng, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch cũng đƣợc tỉnh quan tâm sâu sát, nội dung bồi dƣỡng tập trung sâu vào việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, do vậy hiện nay lƣợng du khách đến với Bắc Ninh ngày một đông. Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lao động trong ngành du lịch của tỉnh năm 2013 là 850 ngƣời, 2014 là 1.140 ngƣời. Số lƣợng hƣớng dẫn viên tăng nhanh và số lƣợng hƣớng dẫn viên quốc tế đƣợc cấp thẻ cũng mạnh, chủ yếu là sử dụng tiếng Anh.
1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở tỉnh Hà Giang
Hà Giang là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Hà Giang - mảnh đất nơi địa đầu tổ quốc, nơi có cột cờ Lũng Cú sừng sững, hiên ngang, cao nguyên đá Đồng Văn với những dãy núi đá tai mèo trập trùng. Tổng dân số ở Hà Giang trên 730.000 ngƣời với 23 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc ở Hà Giang đều có một nền văn hoá dân gian riêng biệt, độc đáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
mang đậm nét văn hoá vùng Đông Bắc. Hà Giang có một kho tàng Văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú và quý báu, đặc biệt là đƣợc thể hiện qua các loại vật liệu, dụng cụ, nhà ở, trang phục, trang sức, âm nhạc, hát, múa, trò chơi, trò diễn, lễ hội dân gian... Xuất phát từ những phong tục tập quán, văn hoá truyền thống của dân tộc thiểu số là một nét đẹp trong đời sống văn hoá của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Chính những nét văn hoá truyền thống ấy đã thôi thúc mỗi con ngƣời Việt Nam chúng ta tìm về cội nguồn một cách tận tâm, tận ý. Mỗi dòng họ, mỗi tộc ngƣời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có một nét văn hoá độc đáo riêng. Đƣa các giá trị văn hoá vào phục vụ du lịch là hình thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số, góp phần phát triển mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo đối với bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa.
Những năm qua, tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách ƣu đãi về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; tỉnh rất coi trọng công tác quy hoạch phát triển du lịch để khắc phục tình trạng mạnh ai nấy làm, manh mún nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp, đan xen giữa công nghiệp và du lịch làm phá vỡ cảnh quan và tác động tiêu cực đến môi trƣờng sống của dân cƣ và môi trƣờng thiên nhiên.
Về xây dựng sản phẩm du lịch, tỉnh trú trọng đến thế mạnh và tính đặc thù của địa phƣơng, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhờ vậy mà sản phẩm du lịch Hà Giang đã tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nƣớc.
Tận dụng có hiệu quả những tiềm năng du lịch và có những đầu tƣ đúng đắn Hà Giang đã thu hút một lƣợng khách nội địa và quốc tế khá lớn đến với tỉnh. Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lƣợng khách nội địa và lƣợng khách quốc tế đến địa phƣơng tăng mạnh. Nếu năm 2001 khách nội địa đến Hà Giang là 14.440 lƣợt ngƣời, 2002 là 21.000 lƣợt ngƣời thì đến năm 2013 là 440.000 lƣợt ngƣời và năm 2014 là 650.000 lƣợt ngƣời. Về khách quốc tế đến Hà Giang, nếu năm 2001 là 16.560 lƣợt khách,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2002 là 21.582 lƣợt khách thì đến năm 2013 là 130.000 lƣợt khách và năm 2014 là 120.000 lƣợt khách. Hà Giang đón lƣợng khách quốc tế tăng đột biến một phần do cao nguyên đá Đồng Văn đƣợc công nhận là thành viên của mạng lƣới công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010.
Với lƣợng khách nội địa và quốc tế tăng mạnh theo các năm, theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam thì tổng thu từ du lịch của Hà Giang năm 2001 là 39 tỷ đồng, 2002 là 44 tỷ VNĐ, đến năm 2013 là 500 tỷ VNĐ và 2014 là 600 tỷ VNĐ. Với tổng thu này đã góp phần rất lớn trong phát triển chung về kinh tế-xã hội toàn tỉnh.
Để đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣu trú của khách du lịch, số lƣợng cơ sở lƣu trú và buồng ở tỉnh không ngừng tăng theo từng năm. Theo số liệu thốngkê của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2007 Hà Giang chỉ có 22 cơ sở lƣu trú với 749 buồng , năm 2008 có 64 cơ sở với 723 buồng thì đến năm 2013 Hà Giang có 102 cơ sở lƣu trú với 1.392 buồng và năm 2014 có 111 cơ sở lƣu trú với 1.669 buồng.
Về nguồn nhân lực, tỉnh xác định mục tiêu tăng số lƣợng lao động trong ngành du lịch. Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lao động trong ngành du lịch của tỉnh năm 2000 chỉ có 120 ngƣời, 2001 là 300 ngƣời, thì đến năm 2013 là 1.038 ngƣời, 2014 là 1.259 ngƣời. Hơn nữa, tỉnh chú trọng bồi dƣỡng để tạo ra nguồn nhân lực du lịch có chất lƣợng cao, cán bộ quản lý và ngƣời lao động trong các doanh nghiệp du lịch phải có trình độ chuyên môn sâu, biết ngoại ngữ, có văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.2. Bài học rút ra cho phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách giải pháp để thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Khi xây dựng Quy hoạch, kế hoạch cần có những nghiên cứu kỹ và đánh giá cũng nhƣ dự báo toàn diện những nhân tố khách quan, chủ quan và các yếu tố nguồn lực để đƣa ra những mục tiêu, chỉ tiêu sát với thực tế và những giải pháp mang tính khả thi để thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải điều chỉnh kịp thời để phù hợp, tƣơng xứng với phát triển kinh tế địa phƣơng, phân đoạn cho từng thời kỳ. Hệ thống cơ chế, chính sách cần thông thoáng, nhạy bén tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tƣ phát triển du lịch cũng nhƣ sự hoạt động của khách du lịch.
Thứ hai, quan tâm đến công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch.
Công tác đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch cần trọng tâm trọng điểm, đúng hƣớng; xác định chƣơng trình mục tiêu phải phù hợp; cần thiết phải bố trí đủ nguồn lực để phát triển theo chƣơng trình đã đƣợc phê duyệt; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng các cơ sở vật chất, kỹ thuật nhƣ nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, đồng thời Nhà nƣớc và doanh nghiệp cùng thực thi chính sách để tạo nên diện mạo mới cho kết cấu hạ tầng du lịch địa phƣơng.
Thứ ba, tạo ra những sản phẩm đa dạng, độc đáo, hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của khách du lịch.
Vận dụng kinh nghiệm của các địa phƣơng, Phú Thọ cần nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, có thế mạnh riêng, có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, khai thác thế mạnh của loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tâm linh.
Xã hội càng văn minh, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của du khách càng phong phú, đa dạng. Do vậy, việc tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch là một yếu tố khách quan, nhằm phát triển du lịch ở nhiều quốc gia hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Thứ tư, để phát triển du lịch có chất lượng cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội; đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển du lịch.
Cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nhân viên, ngƣời lao động trong các doanh nghiệp du lịch và cho ngƣời lao động tham gia cung cấp dịch vụ du lịch. Các địa phƣơng luôn quan tâm đến công tác này, vì chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch có tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch và chất lƣợng dịch vụ du lịch, yếu tố có tính chất quyết định tới hiệu quả của kinh tế du lịch.
Trong thời gian tới, tỉnh phải quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch, từ cán bộ quản lý nhà nƣớc, quản lý doanh nghiệp đến nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở du lịch, cũng nhƣ bồi dƣỡng nghiệp vụ văn hóa cho cộng đồng dân cƣ tại các khu, điểm du lịch tập trung của tỉnh.
Thứ năm, cần tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch của tỉnh
Mục đích của tuyên truyền quảng bá trong kinh doanh du lịch là nhằm cung cấp thông tin cho khách du lịch, làm cho họ nhật thức đúng và đầy đủ hơn các sản phẩm du lịch, đồng thời thuyết phục họ mua sản phẩm. Tuyên truyền, quảng bá phải nhằm vào thị trƣờng khách cụ thể để đạt đƣợc mục đích ở thị trƣờng đó. Nhƣ vậy, dựa vào thị trƣờng mục tiêu để xác lập mục tiêu cổ động. Cần lựa chọn biện pháp xúc tiến là một trong năm hình thức sau: tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại, chào hàng và xúc tiến bán hàng trực tiếp. Trên cơ sở đó xác định đƣợc thời gian tiến hành. Tỉnh cần tăng cƣơng quảng bá về hình ảnh du lịch của tỉnh, nhất là sau khi "Hát Xoan Phú Thọ" và "Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng" đƣợc tổ chức UNESCO vinh danh là di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Việc phát triển du lịch hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ: gây tổn hại môi trƣờng, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, các công trình văn hóa lịch sử, các tệ nạn xã hội. Tình trạng rác thải, tắc nghẽn giao thông, cũng là một hiện tƣợng phổ biến. Phân tích theo cặp phạm trù "nhân - quả" giữa du lịch và môi trƣờng, thì du lịch là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng và đến lƣợt du lịch phải chịu hậu quả của môi trƣờng ô nhiễm tác động, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Du lịch là gì, gồm những loại hình nào? Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế -xã hội? Phát triển du lịch là gì, những nhân tố nào ảnh hƣởng đến phát triển du lịch?
- Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ trong những năm 2010 - 2015 ra sao? Còn những vấn đề tồn tại gì và nguyên nhân của những tồn tại là gì?
- Cần có những giải pháp gì để đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tƣợng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tƣợng sự vật xung quanh. Phát triển du lịch