6. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2010-2014
3.2.3.1. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu a. Khách du lịch
Với lợi thế về vị trí và đặc điểm tài nguyên du lịch, trong đó nổi bật là tài nguyên du lịch nhân văn, Phú Thọ đƣợc đánh giá là điểm đến không thể thiếu cho du khách, đặc biệt là cháu con đất Việt.
Thông qua công tác chỉ đạo phát triển du lịch, chú trọng công tác tuyên truyền quảng bá, tổ chức các sự kiện, lễ hội nhƣ: Chƣơng trình Giỗ tổ Hùng Vƣơng - Lễ hội Đền Hùng hàng năm, chƣơng trình về miền lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam, chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
mở rộng... nên lƣợng khách du lịch đến Phú Thọ liên tục tăng với mức tăng trƣởng tƣơng đối cao. Năm 2010 Phú Thọ đón đƣợc 5.890.000 lƣợt khách trong đó có 414.005 lƣợt khách lƣu trú; đến năm 2014 đạt 7.043.782 lƣợt khách, trong đó khoảng 684.100 lƣợt khách lƣu trú.
Lượng khách lưu trú chiếm tỷ lệ thấp (chiếm tỷ trọng 7,03% năm 2010; 7,74% năm 2011; 9,34% năm 2012, 9,81% năm 2013 và 9,71% năm 2014). Tỷ trọng trên có xu hƣớng tăng do lƣợng khách tham quan có lƣu trú tăng nhanh thời gian qua và chủ yếu là khách du lịch nội địa (chiếm trên 99%).
Khách du lịch quốc tế có lưu trú: Năm 2010, Phú Thọ đón đƣợc 3.184 lƣợt khách, đến năm 2014 đạt 5.000 lƣợt. Khách du lịch quốc tế đến Phú Thọ chủ yếu là khách du lịch công vụ, một lƣợng nhỏ là khách tham quan, nghiên cứu, nghỉ dƣỡng. Thời gian lƣu trú trung bình của khách quốc tế xấp xỉ 1,3 ngày.
Khách du lịch nội địa có lưu trú: Các khu du lịch trọng điểm của tỉnh cơ bản đƣợc hình thành với các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dƣỡng, sinh thái danh thắng đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách du lịch nội địa đến Phú Thọ. Giai đoạn 2010 - 2014 tăng từ gần 410.821 lƣợt lên 679.100 lƣợt. Đây là kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là sau khi Giỗ Tổ Hùng vƣơng đƣợc công nhận là Quốc giỗ từ năm 2006.
Khách trong ngày: Tăng từ gần 5,5 triệu năm 2010, đến năm 2014 đạt trên 6,3 triệu lƣợt.
Bảng 3.2: Diễn biến hiện trạng khách du lịch đến Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014 Đơn vị: Lượt khách Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng lƣợt khách 5.890.000 6.005.000 6.132.890 6.255.215 7.043.782 1. Khách trong ngày 5.475.995 5.540.307 5.560.046 5.641.275 6.359.682 2. Khách có lƣu trú 414.005 464.693 572.844 613.940 684.100 Tỷ trọng (%) 7,03 7,74 9,34 9,81 9,71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.1.Khách quốc tế 3.184 4.256 4.089 4.747 5.000
% so cả tổng (2) 0,77 0,92 0,71 0,77 0,73
2.2.Khách nội địa 410.821 460.437 568.755 609.193 679.100
% so cả tổng (2) 99,23 99,08 99,29 99,23 99,27
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ các năm từ 2010 - 2014) b. Tổng thu từ khách du lịch
Tổng thu từ khách du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả gồm thu từ dịch vụ lƣu trú, ăn uống, đi lại, mua sắm và từ các dịch vụ khác.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã áp dụng hệ thống thống kê cho các nƣớc thành viên về thu nhập du lịch đƣợc tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi đi thăm một nƣớc khác (trừ vận chuyển hàng không quốc tế). Tuy nhiên, ở nƣớc ta nói chung và Phú Thọ nói riêng, hệ thống thống kê chƣa đƣợc hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch chƣa tập hợp đƣợc. Vì vậy, theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế nói chung còn thấp.
Cùng với sự tăng trƣởng về lƣợng khách, nguồn thu từ du lịch của Phú Thọ giai đoạn 2010 đến nay có mức tăng trƣởng với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 16.35%/năm. Tổng thu du lịch năm 2010 là 968 tỷ VNĐ đến năm 2014 đạt 1.761 tỷ VNĐ. Bảng 3.3: Tổng thu từ khách du lịch của Phú Thọ giai đoạn 2010-2014 Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Doanh thu du lịch, dịch vụ (khách sạn,lữ hành, nhà hàng) 968 1.214 1.414 1.668 1.761 Tốc độ tăng trƣởng hàng năm - 25,41 16,47 17,96 5,56 Tốc độ tăng trƣởng bình quân 16,35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Trong đó:
99 112 127 134 154
Doanh thu tại cơ sở lƣu trú
Tỷ trọng (%) 10,23 9,23 8,98 8,01 8,73
(Nguồn: Niên giám Thống kê Phú Thọ các năm từ 2010 - 2014)
Có thể nhận thấy, mặc dù khách du lịch tăng nhanh, nhƣng vì lƣợng khách tham quan trong ngày lớn; lƣợng khách quốc tế và khách nội địa có lƣu trú còn ít nên tổng thu từ cơ sở lƣu trú không cao (tỷ trọng giảm từ 10,23% năm 2010 xuống 8,73% năm 2014).
Nguyên nhân: Lƣợng khách lƣu trú (cả quốc tế và nội địa) ít hơn, ngày lƣu trú trung bình ngắn hơn và mức chi tiêu thấp hơn so với dự báo.
So với mặt bằng chung của du lịch Việt Nam, tổng thu từ du lịch Phú Thọ đứng 4/14 tỉnh trong vùng và 20/63 tỉnh, thành cả nƣớc.
Để khắc phục tình trạng trên, ngành du lịch Phú Thọ cần có chiến lƣợc đầu tƣ thâm nhập thị trƣờng khách quốc tế, khách nội địa và nâng cao chất lƣợng dịch vụ để thu hút nhiều khách du lịch có sử dụng dịch vụ lƣu trú, kéo dài thời gian lƣu trú.
c. Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch)
Bảng 3.4: Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch) tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) 21.955,0 27.475,7 30.596,8 34.175,2 37.431,7
Giá trị gia tăng ngành du lịch
(GDP du lịch) 968,217 1226 1467 1668,5 1923,5
Tỷ trọng 4,41 4,46 4,79 4,88 5,14
(Nguồn: Niên giám Thống kê Phú Thọ các năm từ 2010 - 2014)
Giá trị gia tăng GDP du lịch Phú Thọ năm 2010 là 968,2 tỷ VNĐ đến năm 2014 là 1923,5 tỷ VNĐ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tỷ trọng GDP du lịch trong tổng GDP toàn tỉnh còn thấp nhƣng thời gian gần đây đang có xu hƣớng tăng. Năm 2010 đạt 4,41% đến năm 2014 là 5,14%, đạt 69,46% so với mục tiêu Nghị quyết tại đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 (mục tiêu là 7,4%).
GDP từ du lịch đạt khiêm tốn do tổng thu từ du lịch đạt thấp so với các ngành kinh tế khác. Một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng nguồn thu do vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn ít. Một số dự án lớn về du lịch nhƣ dự án khu du lịch Đầm Ao Châu của Công ty Đồng Doanh (Đài Loan), các dự án vào khu nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy... không đƣợc thực hiện.
d. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở lưu trú: Trong thời gian gần đây, công tác xã hội hóa du lịch đƣợc thực hiện, thu hút đƣợc các thành phần kinh tế đầu tƣ vào hệ thống cơ sở lƣu trú tạo nên tốc độ phát triển khá nhanh. Năm 2010 toàn tỉnh có 158 cơ sở (26 khách sạn, 132 nhà nghỉ) với tổng số 2.264 buồng, đến năm 2014 có 240 cơ sở
(37 khách sạn và 201 nhà nghỉ) với tổng số 3.300 buồng. Công suất sử dụng buồng tăng đều, ổn định: năm 2010 là 45,3 % đến năm 2014 là 56,1%.
Bảng 3.5: Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Cơ sở lƣu trú 158 181 202 213 240 Tổng số buồng 2.264 2.505 2.754 2.959 3.300 Trong đó: - Khách sạn 26 28 29 34 37 Buồng KS 873 898 872 1.128 1.354 - Nhà nghỉ 132 153 173 189 201 Buồng NN 1.391 1.607 1.882 1.831 1.946
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Cơ sở ăn uống:Các cơ sở ăn uống bao gồm nhà hàng, quán cà phê, bar, quán ăn nhanh… Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lƣu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lƣu của khách đang lƣu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lƣu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí nhằm phục vụ khách du lịch cũng nhƣ các tầng lớp dân cƣ địa phƣơng.
Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan trong những năm qua cũng đã bƣớc đầu phát triển. Tuy nhiên một số nhà hàng thƣờng có quy mô nhỏ, khó có khả năng đón các đoàn khách lớn; bài trí của nhà hàng đơn giản, không có khu chế biến riêng biệt, món ăn chƣa phong phú và vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.
Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí, các điểm tham quan và các tiện nghi phục vụ du lịch khác: Toàn tỉnh có 11 bể bơi, 52 sân quần vợt... các tiện nghi này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lƣu trú, khuyến khích sự chi tiêu của du khách.
Các cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí nhƣ: Công viên, sân thể thao, nhà thi đấu, nhà văn hóa… đã bƣớc đầu đƣợc quan tâm đầu tƣ. Nhìn chung hầu hết các điểm vui chơi giải trí có quy mô nhỏ, các loại hình sản phẩm đơn điệu, các phƣơng tiện vui chơi giải trí, tham quan còn quá thiếu chƣa thu hút đƣợc du khách cũng nhƣ kéo dài thời gian lƣu trú của khách.
e. Lao động ngành du lịch
Lao động ngành du lịch năm 2010 là 6.800 ngƣời (trong đó, lao động trực tiếp là 1.700 người và lao động gián tiếp là 5.100 người) và năm 2014 là 11.500 ngƣời (trong đó, lao động trực tiếp là 3.280 người, lao động gián tiếp là 8.220 người).
Bảng 3.6: Số lƣợng lao động ngành du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Lao động 6.800 7.520 9.161 10.800 11.500
Lao động trực tiếp 1.700 1.880 2.250 2.740 3.280
Lao động gián tiếp 5.100 6.100 6.911 8.060 8.220
(Nguồn: Niên giám Thống kê Phú Thọ các năm từ 2010 - 2014)
Theo tiêu chuẩn của ngành, lƣợng lao động nói chung so với số buồng khách sạn là tƣơng đối phù hợp. Tuy nhiên cơ cấu không hợp lý, số lao động trong cơ sở lƣu trú (lao động trực tiếp) ít so với số buồng (năm 2014 có 3.280 lao động trực tiếp/ 3.300 buồng, tức 0,99 ngƣời/buồng, quy định là 1,5-ngƣời /buồng), trong khi lao động dịch vụ gián tiếp khác quá nhiều. Đây là bất cập ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ nhƣng phản ánh đúng thực tế là ở Phú Thọ tỷ lệ khách tham quan trong ngày không sử dụng dịch vụ lƣu trú quá lớn.
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch năng lực hoạt động còn chƣa cao, sử dụng lao động gia đình và lao động kết hợp nhiều công việc do đó lao động trực tiếp ngành du lịch thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng; lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao.
Ngành du lịch Phú Thọ đã chú trọng tới công tác đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trƣớc yêu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới, yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, lực lƣợng lao động ngành du lịch Phú Thọ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành.
3.2.3.2. Đầu tư phát triển du lịch
Tổng số vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch của tỉnh đến 2014 là 798,63 tỷ VNĐ. Trong đó: Nguồn vốn ngân sách trung ƣơng hỗ trợ là 198 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách địa phƣơng là 27,1 tỷ VNĐ, nguồn vốn xã hội hóa do các doanh nghiệp và thành phần kinh tế là 573,53 tỷ VNĐ. Tổng số vốn đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
tƣ cho cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2010-2014 là 210 tỷ VNĐ; trong đó dự án đầu tƣ vào hạ tầng: Khu du lịch Văn Lang là 85,6 tỷ đồng, dự án đƣờng vào khu du lịch Ao Châu-Hạ Hòa là 29,5 tỷ VNĐ, dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái Vƣờn quốc gia Xuân Sơn là 44 tỷ VNĐ, dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu du lịch, dịch vụ Nam Đền Hùng là 26 tỷ VNĐ, dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy là 25 tỷ VNĐ.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp phép đầu tƣ cho 09 dự án du lịch và đang xem xét thủ tục cấp phép cho 08 dự án du lịch đầu tƣ vào các khu du lịch đã đƣợc quy hoạch.
Tại 13 huyện, thành, thị việc đầu tƣ tôn tạo di tích lịch sử, phục dựng các lễ hội truyền thống, phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm đặc trƣng của vùng nhằm phát triển du lịch bƣớc đầu đƣợc chú trọng. Tổng kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích giai đoạn 2010 - 2014 là 29,8 tỷ VNĐ (trong đó nguồn ngân sách sự nghiệp là 6,4 tỷ đồng chiếm 21%, nguồn đầu tƣ phát triển là 23,4 tỷ VNĐ, chiếm 79%).
3.2.3.3. Thị trường và sản phẩm du lịch a. Thị trường khách du lịch
Thị trƣờng khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ, chiếm chƣa đầy 1% tổng lƣợng khách đến Phú Thọ. Khách quốc tế đến Phú Thọ bằng nhiều đƣờng khác nhau, nhƣng chủ yếu là theo đƣờng bộ từ Hà Nội - trung tâm phân phối khách cho các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, còn một phần theo tuyến đƣờng sắt từ Vân Nam (Trung Quốc -Lào Cai - Hà Nội. Sở thích của khách du lịch quốc tế là khám phá, tìm hiểu bản sắc văn hóa địa phƣơng, du lịch sinh thái ở vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy và một số là khách thƣơng mại công vụ tại các khu công nghiệp. Đặc điểm là có khả năng chi trả cao và đòi hỏi chất lƣợng dịch vụ, môi trƣờng tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Khách nội địa đến từ khắp nơi trên cả nƣớc, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Hồng và khu vực phía Bắc.
Khách nội địa đến Phú Thọ những năm gần đây chủ yếu với mục đích lễ hội, tín ngƣỡng, hành hƣơng về cội nguồn, tham quan di tích lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng chữa bệnh.
b. Hệ thống sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch Phú Thọ ngày càng đƣợc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng, trong đó nổi bật là các sản phẩm gắn với du lịch văn hóa.
Các sản phẩm du lịch văn hóa Phú Thọ gắn liền với hệ thống di tích thời đại Hùng Vƣơng, bao gồm: Lễ hội, tham quan di tích, vui chơi giải trí, ẩm thực, hội thảo... Từ khi Giỗ Tổ Hùng Vƣơng thành Quốc giỗ (năm 2006), lễ hội và các hoạt động liên quan đến lễ hội là hình thức du lịch thu hút khách của Phú Thọ.
Bên cạnh lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vƣơng, các lễ hội văn hóa khác cũng hấp dẫn khách du lịch nhƣ: đền Mẫu Âu Cơ, Hội phết Hiền Quan, bơi chải Bạch Hạc. (Năm 2009, UBND tỉnh đã ban hành Đề án 3020/ĐA-UBND ngày 29/9/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ xây dựng điểm du lịch gồm 8 điểm lễ hội).
Năm 2011, hát Xoan Phú Thọ đƣợc UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại và năm 2012, Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các sản phẩm du lịch dựa trên loại hình nghệ thuật và tín ngƣỡng này đang đƣợc phục dựng và thu hút khách du lịch tham quan, nghiên cứu.
Ngoài du lịch văn hóa, du lịch sinh thái Phú Thọ cũng có những dấu ấn riêng nhờ những điểm tài nguyên nhƣ hệ sinh thái trung du, vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu, nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy… Sản phẩm du lịch gắn với sinh thái là tham quan, nghiên cứu, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, thể thao, vui chơi giải trí..gắn với văn hóa bản địa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Du lịch gắn với sự kiện cũng là sản phẩm đang đƣợc quan tâm của ngành du lịch Phú Thọ. Thành phố Việt Trì ngày càng chứng tỏ vị trí thích