Giá trị gia tăng GDP du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 49)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Giá trị gia tăng GDP du lịch

Tổng giá trị đóng góp du lịch vào GDP của quốc gia gồm:

Đóng góp trực tiếp (1) + Đóng góp gián tiếp (2) + Đóng góp phát sinh (3)

(1). Đóng góp trực tiếp:

Tổng chi tiêu (trên phạm vi quốc gia) của khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa (cả mục đích kinh doanh và nghỉ dƣỡng), chi tiêu của Chính phủ đầu tƣ cho các điểm tham quan nhƣ công trình văn hóa (bảo tàng) hoặc các khu vui chơi giải trí (công viên quốc gia); thu nhập của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở lƣu trú, vận chuyển (đƣờng bộ, đƣờng không, đƣờng thủy,..), cầu cảng, sân bay, dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng bán lẻ, các khu dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí. Trừ phần chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch.

(2). Đóng góp gián tiếp:

+ Chi tiêu đầu tƣ vật chất cho du lịch: Ví dụ nhƣ đầu tƣ mua máy bay mới, xây dựng khách sạn mới;

+ Chi tiêu công của chính phủ: ví dụ nhƣ đầu tƣ kinh phí xúc tiến, quảng bá, hàng không, chi phí cho công tác quản lý nhà nƣớc chung, chi phí cho phục vụ an toàn an ninh, vệ sinh môi trƣờng…

+ Chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nƣớc đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch. Ví dụ: chi phí mua sắm thực phẩm, dịch vụ giặt là trong khách sạn, chi phí mua xăng dầu, dịch vụ cho hàng không, dịch vụ tin học, kết nối mạng trong các hãng lữ hành…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Đây là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lực lƣợng lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trên toàn quốc, gồm cả các cấp quản lý nhà nƣớc và cơ sở cung cấp dịch vụ, hãng lữ hành, khách sạn…

2.3.3. Lượng khách và ngày lưu trú bình quân

* Theo khoản 2, điều 4, Luật du lịch 2005: “Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”

- Khách du lịch quốc tế (International tourist): là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):là công dân Việt nam và ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam.

Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch bao gồm:

+ Khách du lịch quốc tế (International tourist):

- Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những ngƣời từ nƣớc ngoài đến du lịch một quốc gia.

- Khách du lịch quốc tế ra nƣớc ngoài (Outbound tourist): là những ngƣời đang sống trong một quốc gia đi du lịch nƣớc ngoài.

+ Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những ngƣời là công dân của một quốc gia và những ngƣời nƣớc ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nƣớc.

+ Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nƣớc và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trƣờng cho các cơ sở lƣu trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia.

+ Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nƣớc và khách du lịch quốc tế ra nƣớc ngoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Lƣợng khách là tổng lƣợng khách lƣu trú tại địa phƣơng trong một khoảng thời gian nhất định. Số lƣợt khách du lịch đƣợc xác định trên cơ sở:

+ Số lƣợt khách du lịch quốc tế. + Số lƣợt khách du lịch nội địa.

* Thời gian lƣu trú bình quân của khách du lịch có thể hiểu là độ dài thời gian lƣu trú bình quân trong một chuyến đi tại một điểm du lịch.

Phương pháp tính thời gian lưu trú bình quân theo phương pháp bình quân.

Công thức chung nhƣ sau:

j x = j n 1   n i ij x 1 Trong đó: j

x : Chi tiêu bình quân của phân tổ j (tổng hợp từ số bình quân cộng giản đơn từ kết quả mẫu điều tra)

ij

x : Chi tiêu của khách du lịch thứ i, phân tổ j

j

n : Số lƣợng khách du lịch phân tổ j

- Công thức tính thời gian lƣu trú bình quân của khách du lịch nhƣ sau: Thời gian lƣu trú bình quân của 1 lƣợt khách =

Tổng số ngày khách ở lại –––––––––––––––––––––––

Tổng số khách

2.3.4. Số lượng cơ sở lưu trú

Theo Tổng cục Du lịch:

 Lƣu trú:

Định nghĩa 1. Là việc cung cấp tiện nghi phục vụ nhu cầu lƣu trú , sinh hoạt của khách (ít nhất là chỗ ngủ và các thiết bị vệ sinh ) trong thời gian tạm xa nơi cƣ trú thƣờng xuyên.

Định nghĩa 2. Là việc cung cấp dịch vụ nghỉ qua đêm cho khách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Định nghĩa 1. Cơ sở cho thuê buồng, giƣờng và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lƣu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lƣu trú du lịch chủ yếu (Theo Luật Du lịch 2005).

Định nghĩa 2. Nơi cung cấp các dịch vụ, tiện nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi (ngủ, sinh hoạt) và có thể đáp ứng các nhu cầu khác của khách nhƣ ăn uống, giải trí, thể thao…

 Hệ thống xếp hạng cơ sở lƣu trú

Hê ̣ thống đánh giá chất lƣợng các trang thiết bi ̣ , dịch vụ và chất lƣợng phục vụ của cơ sở lƣu trú du li ̣ch, thông thƣờng có 5 hạng.

- Khách sạn:

Định nghĩa 1.Cơ sở lƣu trú có quầy lễ tân, dịch vụ và các trang thiết bị khác kèm theo cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi , ăn uống và một số dịch vụ khác cho khách du lịch (Theo ISO đã chỉnh).

Định nghĩa 2. Cơ sở lƣu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lƣợng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách (Theo TCVN về xếp hạng khách sạn).

- Nhà khách:

Cơ sở lƣu trú của các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận , phục vụ chủ yếu khách nội bộ của tổ chức, có thể hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu.

- Nhà nghỉ du lịch:

Định nghĩa 1. Cơ sở lƣu trú có trang thiết bị tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch nhƣ khách sạn nhƣng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn (Theo Thông tƣ 88/2008/TT-BVHTTDL).

Định nghĩa 2. Cơ sở lƣu trú có cơ sở vật chất, kiến trúc, trang thiết bị và tiện nghi không đạt tiêu chuẩn khách sạn hoặc cơ sở lƣu trú du lịch phục vụ đối tƣợng khách du lịch có khả năng thanh toán vừa và thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

* Chi tiêu của khách du lịch: Là tổng số tiền chi tiêu của khách đi du lịch hoặc đại diện cho đoàn đi thăm trong suốt thời gian đi và ở lại nơi đến. Từ “nơi đến” ở đây có ý nghĩa rộng vì nó bao hàm toàn bộ những nơi đƣợc đi thăm trong hành trình chuyến đi. Chi tiêu du lịch trong nƣớc đƣợc chia theo 3 nhóm chính là:

- Chi phí cho chuẩn bị chuyến đi, chi phí cho trong thời gian đi (chi phí xuất hiện trong thời gian chuyến đi và ở lại nơi đến) và chi phí sau chuyến đi bao gồm: (chi phí liên quan đến chuyến đi của khách tại nƣớc cƣ trú của ngƣời đó khi họ quay về sau chuyến đi). Các khoản chi phí cần thiết cho quá trình chuyển bị chuyến đi (tức là chi phí trƣớc chuyến đi);

- Các khoản chi phí mới xuất hiện trong thời gian chuyến đi và ở lại nơi đến (tức là chi phí trong chuyến đi);

- Các khoản chi phí của khách tại nơi cƣ trú của ngƣời đó khi mà họ quay về sau chuyến đi (tức là chi phí sau chuyến đi).

- Công thức tính chỉ tiêu Chi tiêu bình quân 1 lƣợt khách nhƣ sau: Tổng số tiền chi tiêu của khách

Chi tiêu bình quân 1 lƣợt khách = –––––––––––––––––––––– Tổng số khách

- Công thức tính chỉ tiêu Chi tiêu bình quân 1 ngày khách nhƣ sau: Chi tiêu BQ 1 lƣợt khách

Chi tiêu bình quân 1 ngày khách = ––––––––––––––––––––––––– Số ngày ở lại bình quân 1 lƣợt khách * Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: chi tiêu cho lƣu trú, ăn uống, hàng hóa lƣu niệm, vận chuyển du lịch và các dịch vụ khác.

2.3.6. Lao động ngành du lịch

Trong lĩnh vực du lịch, xét trên mức độ tác động của lao động đến hoạt động của ngành du lịch, lao động du lịch đƣợc chia thành 3 nhóm sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Nhóm này bao gồm những ngƣời làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch từ trung ƣơng đến địa phƣơng: Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, Sở thƣơng mại Du lịch hoặc phòng quản lý Du lịch ở các quận, huyện.

- Bộ phận lao động này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch quốc gia và từng địa phƣơng, tham mƣu cho các cấp lãnh đạo đảng và chính quyền đƣờng lối và chính sách phát triển du lịch bền vững có hiệu quả. đại diện cho nhà nƣớc trong việc hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động có hiệu quả và kiểm soát hoạt động của các đơn vị đó.

- Tuỳ theo sự phân công, nhóm lao động này có thể đảm trách các công việc khác nhau nhƣ: Xúc tiến, quảng bá du lịch, hợp tác quốc tế về du lịch, tổ chức cán bộ, đào tạo trong du lịch, quản lý lữ hành, khách sạn, thanh tra du lịch,...

- Bộ phận lao động này chiếm tỷ lệ không lớn nhƣng hầu hết có trình độ cao, có hiểu biết tƣơng đối toàn diện về du lịch.

2.3.6.2. Nhóm lao động thực hiện chức năng sự nghiệp ngành du lịch:

- Nhóm này làm việc tại các cơ sở đào tạo du lịch nhƣ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trƣờng có đào tạo du lịch và các việc khoa học về du lịch.

- Bộ phận lao động này có trình độ học vấn cao, có trình độ chuyên môn sâu trong toàn bộ nhân lực du lịch, họ có kiến thức, an hiểu khá toàn diện và sâu sắc trong lĩnh vực du lịch. Họ có chức năng và vai trò to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Bộ phận lao động này phải đƣợc đào tạo cơ bản, lâu dài hƣớng tới đạt trình độ khu vực và thế giới, có năng khiếu và đạo đức sƣ phạm cũng nhƣ có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học cao.

2.3.6.3. Nhóm lao động thực hiện chức năng kinh doanh du lịch, nhóm này lai được phân thành 4 bộ phận như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Bộ phận lao động thực hiện chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch.

- Bộ phận lao động thực hiện chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch

- Bộ phận lao động thực hiện chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch

- Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, đƣợc tái lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú.

Ranh giới tỉnh phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh khoảng 3.533,4 km2 (chiếm 1,2% diện tích cả nƣớc).

Thành phố Việt Trì, đô thị loại I, là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng.

Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi để Phú Thọ liên kết vùng phát triển du lịch. Du lịch Phú Thọ giữ vai trò là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, cầu nối du lịch giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông và Tây Bắc; điểm kết nối quốc tế trong hành lang kinh tế Quảng Ninh - Hà Nội - Côn Minh; kết nối tuyến du lịch tâm linh với các tỉnh duyên hải.

Điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ là chia cắt tƣơng đối mạnh vì nằm ở cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, diện tích đồi núi chiếm 64% tổng diện tích tự nhiên, sông suối nhiều (chiếm 4,1%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Về góc độ du lịch, Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Trung du là dạng địa hình đặc trƣng có giá trị phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt nên việc đầu tƣ khai thác tiềm năng du lịch khó khăn khi phát triển hạ tầng.

Khí hậu Phú Thọ mang đậm đặc trƣng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: mùa hè nắng nòng, mƣa nhiều từ tháng 5 tới tháng 10 và mùa đông lạnh, mƣa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm xấp xỉ 23o C, lƣợng mƣa trung bình: 1.500 mm - 1.700 mm, độ ẩm bình quân: 80% - 90%.

Nhìn chung, khí hậu tỉnh Phú Thọ tƣơng đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt điều kiện thời tiết rất phù hợp cho việc sinh trƣởng và phát triển đa dạng các loại cây trồng lâu năm, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, cung cấp nguồn thực phẩm và có ảnh hƣởng tích cực đến phát triển du lịch.

Phú Thọ có tài nguyên nƣớc rất dồi dào, phong phú với năm sông lớn chảy qua: sông Chảy, sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Lô, sông Bứa và 41 phụ lƣu đủ cung cấp cho tƣới tiêu trong cả tỉnh.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có 130 suối nhỏ cùng hàng ngàn hồ, ao phân bố đều khắp trên lãnh thổ,chứa nguồn nƣớc mặt dồi dào. Nguồn nƣớc ngầm của tỉnh phân bố ở nhiều huyện nhƣ Lâm Thao, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ với trữ lƣợng lớn.

Ngoài khả năng cung cấp nƣớc cho sinh hoạt, hệ thống sông ngòi Phú Thọ với các dòng sông lớn nhƣ sông Hồng, sông Lô, sông Đà là nguồn tài nguyên du lịch trên sông rất có giá trị, đặc biệt là trong điều kiện khai thác kết hợp với văn hóa dân gian Phú Thọ và ẩm thực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Dân số và nguồn nhân lực: Theo thống kê của Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, tính đến hết năm 2012 dân số toàn tình Phú Thọ là 1.340.813 ngƣời, mật độ dân số bình quân 379,5 ngƣời/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,98% và tăng cơ học là 0,1% .

Trong tổng số dân tỉnh Phú Thọ, dân số thành thị chiếm 244.322 ngƣời, tƣơng đƣơng hơn 18%, thấp hơn mức trung bình cả nƣớc (22%), chủ yếu tập trung ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện lỵ, các khu công nghiệp. Dân số nam ở Phú Thọ có khoảng 661.116 ngƣời, tƣơng đƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)