Những lợi thế của Phú Thọ trong phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 59)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Những lợi thế của Phú Thọ trong phát triển du lịch

Phú Thọ là một tỉnh hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch.

Ví trí địa lý là lợi thế so sánh của tỉnh trong giao lƣu kinh tế, liên kết phát triển du lịch.

Khí hậu Phú Thọ mang đậm đặc trƣng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hƣởng tích cực đến phát triển du lịch.

Phú Thọ có tài nguyên nƣớc rất dồi dào, ngoài khả năng cung cấp nƣớc cho sinh hoạt, hệ thống sông ngòi Phú Thọ là nguồn tài nguyên du lịch trên sông rất có giá trị, đặc biệt là trong điều kiện khai thác kết hợp với văn hóa dân gian Phú Thọ và ẩm thực.

Chính các điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác nhƣ du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái... Đáng chú ý trong số đó phải kể đến vƣờn quốc gia Xuân Sơn (huyện Tân Sơn); nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy); đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên (huyện Hạ Hòa).

Vƣờn quốc gia Xuân Sơn có hệ thống núi cao từ 1.000-1.400 mét, với tổng diện tích 15.048 ha, trong đó có trên 8.700 ha rừng tự nhiên, nhiều loại động vật, thực vật quy hiếm, nhiều suối, thác nƣớc và nhiêu cảnh quan hang động. Đây là tài nguyên sinh thái hấp dẫn nhất của tỉnh. Ngoài ra tại đây còn có các dân Mƣờng, Dao cƣ trú từ lâu đời và cách biệt với các địa phƣơng khác nên còn giữ đƣợc nhiều phong tục, tập quán và các nét văn hóa bản địa chƣa bị pha tạp. Chính vì những đặc điểm trên, tỉnh có thể khai thác phát triển du

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

lịch sinh thái với nhiều loại hình nhƣ: nghỉ dƣỡng, tham quan, nghiên cứu, leo núi, khám phá hang động, tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc.

Nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy có qui mô diện tích khoảng 3 km2, nhiệt độ trung bình của nƣớc nóng 37 - 400 C, chất lƣợng nƣớc tốt với nhiều chất vi lƣợng có lợi cho sức khoẻ, trong đó có hàm chất Radon quý hiếm; phù hợp để khai thác phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh...

Đầm Ao Châu là hồ nƣớc cảnh quan sơn thủy hữu tình, môi trƣờng trong lành, thích hợp khai thác phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, bơi thuyền và câu cá.

Ao Giời - Suối Tiên có độ cao từ 1.000 - 1.200 mét, còn tồn tại nhiều động, thực vật quý hiếm. Từ trên núi Nả có các dòng suối chảy quanh năm, nhiều tầng, bậc tạo thành gần 20 dòng thác bạc thích hợp cho việc khai thác phát triển du lịch sinh thái với các sản phẩm leo núi, cắm trại, nghỉ dƣỡng.

Ngoài ra còn có thể kể đến các điểm tài nguyên du lịch khác nhƣ núi Ten (Xuân Sơn - nhiệt độ vào mùa hè không quá 280C), Thác Cự Thắng, Thác Ba Vực (Thanh Sơn); hồ Phƣợng Mao (Thanh Thủy); hồ Đồng Đào, Tiên Động (Sông Thao); hồ Đồng Mậu, hồ Liên Phƣơng (Đoan Hùng).

Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của Phú Thọ khá phong phú, hấp dẫn và đƣợc phân bố đều trên toàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, những tài nguyên này chủ yếu còn đang ở dạng tiềm năng. Để có thể trở thành các điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch cần phải có sự quan tâm đầu tƣ khai thác đúng hƣớng.

Hơn thế, Phú Thọ còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi cội nguồn của dân tộc Việt Nam với hàng nghìn di tích và các điểm liên quan đến di tích. Trong đó 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 72 di tích cấp quốc gia và 226 di tích cấp tỉnh.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ cúng các Vua Hùng, đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia. Toàn bộ khu di tích có bốn đền, một chùa và một lăng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao hùng vĩ. Ngoài ra còn có Đền Tổ Mẫu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Âu Cơ trên núi Vặn, đền Lạc Long Quân đƣợc đầu tƣ xây dựng mới tạo cho quần thể khu di tích đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ. Tại đây hàng năm diễn ra lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vƣơng. Khu Di tích Đền Hùng với khả năng khai thác thành khu du lịch văn hóa, lễ hội cấp quốc gia.

Khu di tích khảo cổ Làng Cả là một khu trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sầm uất có tính liên tục từ thời kỳ Hùng Vƣơng, thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ phong kiến tự chủ, một kinh đô của nhà nƣớc sơ khai thời Hùng Vƣơng ở vùng ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì ngày nay, trong đó di tích khảo cổ Làng Cả là dấu tích nổi bật và duy nhất về cố đô Văn Lang. Khu Di tích khảo cổ Gò Mun là di tích tiêu biểu cho văn hóa Gò Mun ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, thuộc thời đại đồng thau ở Việt Nam, bƣớc chuẩn bị tiền đề cho việc hình thành văn hóa Đông Sơn - thời kỳ đồ sắt. Văn hóa Gò Mun đã trở thành một nhân tố quan trọng nhất, một bƣớc ngoặt trong quá trình hình thành văn hóa Đông Sơn sau này.

Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu quan trọng trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Phú Thọ. Đền có từ thời Hậu Lê với kiến trúc chạm gỗ quý giá đƣợc coi nhƣ những tiêu bản của nền nghệ thuật đƣơng đại. Tƣợng Mẫu Âu Cơ trong đền đƣợc tạo tác từ thời Lê có giá trị nghệ thuật cao. Đây là địa điểm khai thác du lịch tâm linh, về nguồn.

Ngoài các điểm tài nguyên nổi bật nêu trên, Phú Thọ còn có hệ thống các đình nhƣ Hùng Lô, Đào Xá, Hy Cƣơng, Lâu Thƣợng, chùa Xuân Lũng có giá trị kiến trúc nghệ thuật cao, với khả năng khai thác phục vụ khách tham quan, nghiên cứu.

Ngoài ra, Phú Thọ là một trong những miền đất của lễ hội. Hiện ở Phú Thọ có 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử - cách mạng, có 92 lễ hội đƣợc bảo lƣu hoàn toàn cả phần lễ, phần hội và trò diễn trong đó có 30 lễ hội xếp loại A, 1 lễ hội cấp quốc gia là lễ hội Đền Hùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Các lễ hội đƣợc phân bố không đều theo lãnh thổ và thời gian và có những nét đặc trƣng riêng. Về thời gian, lễ hội chủ yếu đƣợc tổ chức vào mùa xuân. Về địa bàn, lễ hội chủ yếu tập trung ở khu vực Đền Hùng, thành phố Việt Trì (31 lễ hội); Lâm Thao (24 lễ hội); Phù Ninh (24 lễ hội); Tam Nông (31 lễ hội) và Cẩm Khê (30 lễ hội).

Hội phết Hiền Quan là lễ hội dân gian đƣợc tổ chức ngày 12-13 tháng Giêng tại xã Hiền Quan huyện Tam Nông. Lễ hội đƣợc tổ chức để tƣởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tƣớng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh Mẫu Đại Vƣơng, ngƣời giúp Hai Bà Trƣng đánh giặc cứu nƣớc. Trong lế hội diễn ra những trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa Hùng Vƣơng nhƣ chọi gà, đánh đu...

“Hội chải” Bạch Hạc đƣợc tổ chức hàng năm vào ngày 19 - 20/5 âm lịch, nhƣng sau này đƣợc chuyển tới ngày 9 - 10/3 âm lịch để phù hợp với ngày Giỗ Tổ Hùng Vƣơng. Lễ hội bơi chải Bạch Hạc là ngày hội vui khoẻ của dân làng Bạch Hạc, thể hiện tinh thần thƣợng võ của dân tộc ta và nó trở thành môn thể thao không thể thiếu tại Lễ hội Đền Hùng.

Trong gia sản to lớn về dân ca và nghệ thuật sân khấu cổ truyền hát Xoan và hát Ghẹo là hình thức rất độc đáo. Ngoài giá trị về nghệ thuật, âm nhạc trong hát Xoan, hát Ghẹo còn ẩn chứa tƣ tƣởng bên trong của loại hình nghệ thuật này. Đó là tình, là nghĩa đối với nhau và dành cho nhau. Từ khi Hát xoan đƣợc UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể (năm 2011) lễ hội càng trở nên hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu.

Ngoài các lễ hội đặc sắc trên còn có hội mở cửa rừng, hội đánh cá, Tết nhảy của dân tộc Dao, hội cồng chiêng của ngƣời Mƣờng, hội rƣớc Ông Khiu, Bà Khiu…của các dân tộc thiểu số đều có khả năng khai thác phát triển du lịch.

Tình hình chính trị tại tỉnh ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội đƣợc giữ vững; kinh tế phát triển đạt mức tăng trƣởng khá; hệ thống cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ; công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

tác xã hội hóa ngày càng đƣợc đẩy mạnh thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch.

3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ

3.1.3.1. Tài nguyên du lịch

Phú Thọ có tài nguyên du lịch khá đa dạng, cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

Các điều kiện tự nhiên của đã tạo cho Phú Thọ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn. Vƣờn quốc gia Xuân Sơn là một trong những khu vực có đa dạng sinh học cao; nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy đƣợc xác định có trữ lƣợng và hàm lƣợng nguyên tố vi lƣợng thích hợp cho việc nghỉ dƣỡng, chăm sóc sức khỏe; Đầm Ao Châu, Ao Giời - Giếng Tiên, Đầm Vân Hội… là những danh thắng đẹp có sức hấp dẫn du khách.

Theo truyền thuyết, Phú Thọ là nơi các vua Hùng chọn làm đất đóng đô, đặt tên là kinh đô Văn Lang (kinh đô đầu tiên của dân tộc Việt Nam). Khu di tích lịch sử Đền Hùng hiện nay là di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia, gắn với Giỗ tổ Hùng Vƣơng - Lễ hội Đền Hùng, hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch ngƣời Việt Nam từ khắp mọi miền trên đất nƣớc. Đặc biệt Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị khác là cơ hội cho du lịch tạo đƣợc những bƣớc đột phá trong những năm tiếp theo.

3.1.3.2. Cơ chế, chính sách đối với phát triển du lịch

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với phát triển du lịch đƣợc thể hiện qua các Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó, du lịch đƣợc nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nƣớc.

Du lịch tỉnh Phú Thọ luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, Ngành ở Trung ƣơng thông qua các chƣơng trình các dự án đầu tƣ phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

du lịch trên địa bàn trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt, với Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế Phú Thọ đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng Việt Trì là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam. Trong Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã định hƣớng Việt Trì là thành phố lễ hội, Phú Thọ là một trong những địa bàn trọng điểm du lịch cả nƣớc; Đền Hùng là khu du lịch quốc gia để đầu tƣ phát triển, tỉnh Phú Thọ thành một trong những địa phƣơng có ngành du lịch phát triển. Đây là cơ sở quan trọng, là kim chỉ nam cho định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã khẳng định: Tạo bƣớc phát triển vƣợt bậc về du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy lợi thế trung tâm vùng, lợi thế vùng đất Tổ; phấn đấu xây dựng Phú Thọ thành trung tâm du lịch về cội nguồn với hạt nhân là Đền Hùng, thành phố lễ hội Việt Trì, hệ thống các di tích gắn với giá trị văn hóa thời kỳ Hùng Vƣơng,... Chủ trƣơng đó đƣợc Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh cụ thể hóa thành các Nghị quyết, quyết định, đề án, kế hoạch, chƣơng trình và quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ trong từng giai đoạn. Đây là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch và định hƣớng đầu tƣ phát triển du lịch của tỉnh, trong đó xác định dự án trọng điểm đầu tƣ là Khu du lịch Đền Hùng. Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cũng ban hành một số chính sách thu hút, ƣu đãi đầu tƣ đối với các dự án du lịch nói chung và du lịch cội nguồn nói riêng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ nhƣ hỗ trợ về đất, hạ tầng, phí hạ tầng, hỗ trợ các dịch vụ xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại và cải cách thủ tục hành chính nhƣ Quyết định số 04 năm 2012 về việc hỗ trợ đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.1. Một số chính sách liên quan đến phát triển du lịch Chính

sách

Văn bản thể

hiện Nội dung

Đối tƣợng tác động của chính sách Chính sách phát triển du lịch Nghị quyết số 09-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVII Phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015 Cụm, khu, tuyến du lịch; Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; Khách du lịch,… Nghị quyết số 30/2012/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh

Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hƣớng đến năm 2030 Cụm, khu, tuyến du lịch; Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; Khách du lịch,… Kế hoạch số 654/KH- UBND của Ủy ban nhân

dân tỉnh Phát triển du lịch giai đoạn 2012-1015 Cụm, khu, tuyến du lịch; Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; Khách du lịch,… Quyết định số 3651 của UBND tỉnh

Phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hƣớng đến năm 2030 Khách du lịch; Tuyến du lịch; Chƣơng trình du lịch; Đầu tƣ, lao động, xúc tiến,… Chính sách kinh doanh du lịch Quyết định số 943 của UBND tỉnh Ban hành quy định một số điểm về quản lý hoạt động xây dựng trong khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

Đề án số 3020 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2020

của UBND tỉnh

Điểm, tuyến du lịch; Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; Khách du lịch Chính sách đầu tƣ Quyết định số 04 của UBND tỉnh

Hỗ trợ đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.1.3.3. Cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ: Phú Thọ là một trong những địa phƣơng có hệ thống giao thông đƣờng bộ phát triển so với các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và đƣợc phân bố tƣơng đối đều, hợp lý. Mật độ đƣờng ô tô đạt 1.09 km/km2, cao hơn của cả vùng Đông Bắc (0.62 km/km2

).

Toàn bộ hệ thống đƣờng bộ của tỉnh Phú Thọ dài hơn 11.483 km. Trong đó, có 5 tuyến quốc lộ (2; 32; 32B; 32C; 70) với chiều dài qua tỉnh là 262 km, 35 tuyến đƣờng tỉnh (13 tuyến chính và 22 tuyến nhánh) với chiều dài 735 km; 137 tuyến đƣờng huyện dài 785 km, 322 km đƣờng đô thị, 54 km đƣờng chuyên dùng; 2.350 km đƣờng xã và liên xã... Ngoài ra còn hàng nghìn km đƣờng dân sinh và lâm nghiệp.

Nhìn chung mạng lƣới giao thông đƣờng bộ khá thuận tiện để tiếp cận các điểm tài nguyên, chất lƣợng đảm bảo vận chuyển khách du lịch. Hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)