6. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
Trên cơ sở Luật Du lịch và các luật liên quan, UBND tỉnh Phú Thọ cần chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực về đầu tƣ, về đào tạo nhân lực, thị trƣờng,... nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tƣ phát triển du lịch Phú Thọ.
+ Cơ chế và chính sách đầu tƣ:
Trên cơ sở thực tiễn phát triển du lịch của các địa phƣơng, các quốc gia có điều kiện tƣơng đồng với tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh cần nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách sau:
- Ƣu tiên đầu tƣ hạ tầng khung các khu du lịch, các điểm du lịch quốc gia và đối với các điểm du lịch tiềm năng đƣợc định hƣớng trong quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tƣ phát triển các công trình vật chất kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ...
- Ƣu tiên về vốn vay, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, ƣu tiên các dự án phát triển sản phẩm du lịch “xanh” thân thiện với môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Khuyến khích đầu tƣ vào phát triển các loại hình vui chơi giải trí hiện đại, mạo hiểm, đặc thù.
- Khuyến khích xã hội hóa đầu tƣ phát triển du lịch để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc.
- Tạo cơ chế thông thoáng về đầu tƣ phát triển du lịch, có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho ngƣời đầu tƣ và đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tƣ để thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ.
- Tạo ra sự bình đẳng giữa đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài, giữa đầu tƣ của tƣ nhân với đầu tƣ từ khu vực Nhà nƣớc; mở rộng các hình thức thu hút đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc nhƣ các hình thức BOT, BTO, BT...
+ Cơ chế chính sách về phát triển nhân lực:
Nhân lực du lịch là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển du lịch chất lƣợng cao và bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: Đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Du lịch Phú Thọ cần thiết phải có chính sách ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lƣợng cao bên cạnh du lịch cộng đồng.
- Ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch mang tính chuyên nghiệp bằng các chế độ ƣu đãi để thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao về công tác tại khu du lịch ở địa phƣơng;
- Khuyến khích các tổ chức kinh tế, kinh tế - xã hội, doanh nghiệp tăng cƣờng công tác đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch.
- Bên cạnh đó, đối với du lịch mang tính cộng đồng, cần khuyến khích phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, ƣu tiên phát triển lao động là đồng bào các dân tộc (nếu có) với những lao động giản đơn để dần dần xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực tại các khu du lịch Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
+ Cơ chế chính sách về thị trƣờng:
- Hỗ trợ từ ngân sách và ƣu tiên đối với các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng du lịch Phú Thọ.
- Xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá, thông qua chính sách tài khoá cho hoạt động này, đặc biệt đối với việc tạo dựng hình ảnh Phú Thọ.
+ Chính sách xã hội hóa du lịch:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dƣới các hình thức nhƣ: góp vốn cổ phần với doanh nghiệp nhà nƣớc, hình thành công ty du lịch dựa trên sở hữu hỗn hợp giữa nhà nƣớc với tƣ nhân hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.
- Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tƣ, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.