Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 69)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015

3.2.1. Tóm lược tình hình phát triển du lịch giai đoạn từ 2010 về trước

Ngày 02/01/2006 Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015. Sau khi Nghị quyết đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ban hành, UBND tỉnh đã ban hành: Chƣơng trình số 987/CTr-UBND ngày 01/06/2006 về phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010; Đề án số 3020/ĐA- UBND ngày 28/9/2009 về xây dựng điểm du lịch tạo các tuyến du lịch lễ hội giai đoạn 2009 - 2015; kế hoạch tổ chức chƣơng trình du lịch về cội nguồn và chƣơng trình Giỗ tổ Hùng Vƣơng - Lễ hội Đền Hùng hàng năm; ban hành các văn bản chỉ đạo riêng biệt hoặc lồng ghép vào các chƣơng trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Nghị quyết số 94/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 -2010, tổng số vốn đầu tƣ phát triển du lịch giai đoạn là 789 tỷ VNĐ (đạt 26,3% so với nhu cầu vốn trong Chương trình 987/CTr-UBND để phát triển du lịch là 3.000 tỷ VNĐ). Trong đó: Nguồn vốn ngân sách trung ƣơng hỗ trợ là 189 tỷ VNĐ (chiếm 23,95%), nguồn vốn ngân sách địa phƣơng là 27 tỷ VNĐ (chiếm 3,47%), nguồn vốn xã hội hóa do các doanh nghiệp và thành phần kinh tế là 572 tỷ VNĐ (chiếm 72,58%). Tổng số vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2006 - 2010 là 210 tỷ VNĐ (đạt 17,7% so với nhu cầu vốn cho 05 khu du lịch theo quy hoạch là 1.192 tỷ VNĐ); trong đó dự án đầu tƣ vào hạ tầng: Khu du lịch Văn Lang là 85,6 tỷ VNĐ (đạt 49,1% tổng vốn dự án), dự án đƣờng vào khu du lịch Ao Châu - Hạ Hòa là 29,5 tỷ VNĐ

(đạt 100% tổng vốn dự án), dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn là 44 tỷ VNĐ (đạt 14,67% tổng vốn dự án),dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu du lịch dịch vụ Nam Đền Hùng là 26 tỷ VNĐ

(đạt 7,1% tổng vốn dự án), dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy là 25 tỷ VNĐ (đạt 9,15% tổng vốn dự án).

Tỷ trọng GDP du lịch trong tổng GDP toàn tỉnh trong giai đoạn này còn thấp và tăng trƣởng chƣa ổn định. GDP du lịch năm 2006 là 138,9 tỷ VNĐ đến năm 2010 là 250 tỷ VNĐ, tăng 1,79 lần, tốc độ tăng trƣởng bình quân là 15,80%/năm. Cơ cấu GDP du lịch trong tổng GDP của tỉnh năm 2006

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

là 1,71% đến năm 2010 là 1,53%, đạt 20,6% so với mục tiêu Nghị quyết số 01-NQ/TU (mục tiêu là 7,4%). Cơ cấu ngành du lịch trong khối ngành dịch vụ tăng trƣởng không ổn định: Năm 2006 là 4,93% đến năm 2010 là 4,29%, đạt 22,5% so với mục tiêu của Nghị quyết (mục tiêu là 19%).

Các sự kiện lớn nhƣ Giỗ tổ Hùng Vƣơng - Lễ hội Đền Hùng, Chƣơng trình du lịch Về cội nguồn đã thu hút lƣợng khách tham quan lớn, năm 2006 khách du lịch đạt 3,0 triệu lƣợt đến năm 2010 đạt 5,89 triệu lƣợt, tốc độ tăng trƣởng 18,37%/năm. Chỉ tiêu khách du lịch đạt đƣợc mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Công tác xã hội hóa du lịch đƣợc thực hiện, thu hút đƣợc các thành phần kinh tế đầu tƣ vào hệ thống cơ sở lƣu trú tạo nên tốc độ phát triển khá nhanh: Năm 2006 toàn tỉnh có 75 cơ sở (23 khách sạn, 52 nhà nghỉ) với tổng số 1.292 phòng, đến năm 2010 có 158 cơ sở (26 khách sạn và 132 nhà nghỉ) với tổng số 2.266 phòng, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra (mục tiêu là 1.600 phòng nghỉ). Công suất sử dụng phòng tăng đều, ổn định: Năm 2006 là 41,3 % đến năm 2010 là 55,1%, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra (mục tiêu là từ 55 - 60%).

Doanh thu du lịch năm 2006 là 403 tỷ VNĐ đến năm 2010 là 652 tỷ VNĐ với tốc độ tăng trƣởng bình quân là 12,7%/năm, đạt 72,6% so với mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu 43,5 triệu USD).

Có thể thấy, trong giai đoạn trước năm 2010, phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số kết quả nhất định:

- Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch đƣợc nâng lên, khẳng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính chiến lƣợc lâu dài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Những chỉ tiêu đạt đƣợc trong 05 năm qua của du lịch Phú Thọ tuy còn thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP toàn tỉnh nhƣng bƣớc đầu tạo đƣợc sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh du lịch của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

doanh nghiệp, các hộ kinh doanh; góp phần tích cực vào nỗ lực đƣa hình ảnh vùng Đất Tổ thân thiện, an toàn và mến khách đến với đồng bào và du khách; bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ tài nguyên du lịch, giải quyết công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo…

- Công tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng du lịch đã đƣợc quan tâm chú trọng; đã thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ chiến lƣợc vào các khu du lịch (Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, Công ty cổ phần Ao Vua, Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô…). Thông qua tổ chức các sự kiện đã góp phần thu hút đƣợc lƣợng du khách lớn đến với Phú Thọ.

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu du lịch và các dự án lớn đã đƣợc xây dựng, phê duyệt là định hƣớng cho công tác quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển du lịch Phú Thọ.

- Sản phẩm du lịch bƣớc đầu đƣợc hình thành đó là các điểm tham quan, các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các cảnh quan thiên nhiên (Vườn quốc gia Xuân Sơn, Đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên,..), các tuyến du lịch văn hóa tâm linh, khu du lịch sinh thái, khu du lịch nghỉ dƣỡng, các dịch vụ phục vụ ăn nghỉ của du khách ngày càng hoàn thiện (hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng), các làng nghề truyền thống đƣợc khôi phục đã khẳng định du lịch Phú Thọ có tiềm năng để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm du lịch văn hóa, nghỉ dƣỡng, sinh thái - danh thắng và tạo tiền đề phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đƣợc quan tâm, chú trọng: Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch bƣớc đầu đƣợc hình thành tại các trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Cao đẳng nghề Phú Thọ, Trung cấp Văn hóa -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Du lịch… Chƣơng trình đào tạo nghề du lịch từng bƣớc đƣợc hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.

- Công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch đã đƣợc quan tâm: Chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc dần từng bƣớc đƣợc nâng cao, đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc bồi dƣỡng về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị. Thực hiện tiêu chuẩn hóa trong quản lý nhà nƣớc các hoạt động du lịch. Công tác thanh, kiểm tra đƣợc tiến hành thƣờng xuyên giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch hoạt động đúng pháp luật.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế:

- Kết quả đạt đƣợc của Du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 còn thấp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có; chƣa bố trí đƣợc các nguồn lực đầu tƣ biến các tiềm năng thành sản phẩm du lịch đƣa vào khai thác phục vụ khách du lịch.

- Có 08/12 mục tiêu chƣa thực hiện đƣợc nhƣ Nghị quyết đề ra trong đó một số chỉ tiêu đạt ở mức thấp. Tỷ lệ đóng góp GDP du lịch trong tổng GDP toàn tỉnh trong những năm qua còn hạn chế, trong giai đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ này luôn dao động trong khoảng từ 1,43 - 1,95%.

- Bố trí nguồn lực đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch không tƣơng ứng, không tạo đƣợc sức hấp dẫn thu hút đầu tƣ. Xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Văn Lang, khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót, khu du lịch Đền Hùng gắn với xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam không hoàn thành theo tiến độ. Các dự án du lịch triển khai chậm, không tạo đƣợc cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm du lịch cần thiết để thu hút khách tạo động lực cho phát triển du lịch.

- Sản phẩm du lịch mờ nhạt, nghèo nàn chƣa tạo đƣợc sức hấp dẫn cho du khách; chƣa xây dựng đƣợc tuyến du lịch hoàn chỉnh mang tính đặc sắc, độc đáo. Chất lƣợng sản phẩm du lịch thấp, chƣa có khách sạn, nhà hàng, khu dịch vụ cao cấp, trung tâm vui chơi giải trí; thiếu các doanh nghiệp có thƣơng hiệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Thiếu sự gắn kết giữa du lịch với thƣơng mại, chƣa xây dựng đƣợc các trung tâm thƣơng mại, chợ đầu mối, làng nghề truyền thống... là nơi tham quan và mua sắm hàng hóa của du khách.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả thấp, nội dung còn chung chung, thiếu tính chuyên nghiệp; chƣa gắn với các khu, điểm và sản phẩm du lịch để thu hút các doanh nghiệp lữ hành lớn trong nƣớc và quốc tế liên doanh liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh đƣa khách tới Phú Thọ. Các doanh nghiệp du lịch của tỉnh chƣa tích cực tham gia vào công tác xúc tiến du lịch.

- Công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch thiếu chặt chẽ, thụ động; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc khả năng tác nghiệp chƣa cao, chƣa kịp thời tham mƣu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, chƣơng trình, đề án... phát triển du lịch có hiệu quả.

- Nguồn nhân lực cho du lịch Phú Thọ còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng. Thiếu trầm trọng đội ngũ doanh nhân có tài, hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch. Trình độ tác nghiệp, tay nghề, khả năng ứng xử của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật du lịch trực tiếp tại doanh nghiệp còn rất yếu.

3.2.2. Một số chính sách phát triển du lịch của Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015

Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho du lịch Phú Thọ phát triển. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU đƣợc các cấp, các ngành quan tâm.

UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch số 654/KH-UBND về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2015; phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2015, định hƣớng đến năm 2030; kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ. Các sở, ngành, huyện,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thành, thị cụ thể hóa Nghị quyết bằng các đề án, kế hoạch, chƣơng trình phát triển du lịch phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành, tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng.

Hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc tăng cƣờng, việc hƣớng dẫn, thanh kiểm tra các đơn vị doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh đúng pháp luật. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu du lịch đƣợc xây dựng làm định hƣớng cho công tác quản lý, thực hiện các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch.

Các chính sách ƣu đãi, thu hút đầu tƣ của tỉnh và công tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng du lịch đƣợc thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Từ các nguồn vốn đầu tƣ đã hình thành cơ bản kết cấu hạ tầng du lịch thiết yếu và đƣa vào khai thác các dự án thành phần tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Hình thành các khu, điểm du lịch với các sản phẩm du lịch đặc trƣng (Du lịch văn hóa tâm linh gắn với di sản văn hóa phi vật thể của thế giới hát Xoan Phú Thọ, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái - danh thắng). Hình thành đƣợc một số tuyến du lịch chính (Bảo tàng Hùng Vương - Khu di tích lịch sử Đền Hùng - đình Thét, thưởng thức hát Xoan - Siêu thị BigC - Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy; Khu di tích lịch sử Đền Hùng - Vườn quốc gia Xuân Sơn - Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy; Bảo tàng Hùng Vương - Khu di tích lịch sử Đền Hùng - Đền Mẫu Âu Cơ - Đầm Ao Châu, Ao Giời Suối Tiên...).

Phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh để tạo ra những sản phẩm đƣa vào phục vụ khách du lịch nhƣ: Làng nghề thủ công mỹ nghệ ủ ấm Sơn Vi (Lâm Thao), làng nghề nón lá Sai Nga (Cẩm Khê), làng nghề dệt thổ cẩm Chiềng (Tân sơn)…Hệ thống cơ sở và chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch mở rộng từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Phƣơng thức, nội dung hoạt động xúc tiến đầu tƣ, liên kết hợp tác phát triển du lịch đƣợc tiến hành có trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

tâm; tổ chức một số cuộc xúc tiến du lịch, khảo sát học tập kinh nghiệm tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tƣ khu vực, các hội chợ chuyên đề về du lịch

Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, hình ảnh du lịch Phú Thọ và các dự án kêu gọi đầu tƣ. Năm 2014 đã thành lập Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Phú Thọ; khai trƣơng trang Web Du lịch Phú Thọ. Chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đƣợc triển khai thực hiện đã tạo điểm nhấn “Du lịch Tây Bắc” trên bản đồ du lịch Việt Nam trong đó Phú Thọ đƣợc coi là điểm đến đầu tiên của Cung đƣờng Tây Bắc. Tài nguyên du lịch nhân văn tiếp tục đƣợc làm giàu và phát triển với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng. Với sản phẩm du lịch đặc trƣng là du lịch văn hóa tâm linh về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, chƣơng trình Giỗ tổ Hùng Vƣơng - Lễ hội Đền Hùng hàng năm đƣợc tổ chức với nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch phong phú, mang bản sắc vùng đất Tổ; du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng với Khu du lịch sinh thái Vƣờn quốc gia Xuân Sơn và Khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy trở thành điểm đến cuối tuần của du khách trong nƣớc và quốc tế.

3.2.3. Tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2010 - 2014

3.2.3.1. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu a. Khách du lịch

Với lợi thế về vị trí và đặc điểm tài nguyên du lịch, trong đó nổi bật là tài nguyên du lịch nhân văn, Phú Thọ đƣợc đánh giá là điểm đến không thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)