Định hƣớng phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 102)

6. Kết cấu của luận văn

4.2. Định hƣớng phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2020

4.2.1. Về thị trường khách du lịch

Căn cứ vào thực tế phát triển thị trƣờng du lịch của Phú Thọ vừa qua, xu thế phát triển thị trƣờng khách du lịch Việt Nam và khu vực, khả năng phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trƣờng, định hƣớng thị trƣờng khách du lịch Phú Thọ từ nay đến năm 2020 theo các phân đoạn: thị trƣờng gần, cần ƣu tiên và thị trƣờng truyền thống.

Thị trường gần: Mặc dầu khách quốc tế đến Phú Thọ thời gian qua còn ít, nhƣng căn cứ vào xu thế phát triển chung việc thu hút khách thị trƣờng khách này vẫn là hƣớng ƣu tiên, đặc biệt là khi hát Xoan đƣợc UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, và trong tƣơng lai khi Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc công nhận Di sản văn hóa thế giới.

Từ thực tế và khả năng khai thác, trong các thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Phú Thọ khả năng phát triển gồm:

- Thị trƣờng, các nƣớc và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sẽ là thị trƣờng trọng điểm hàng đầu.

- Thị trƣờng các nƣớc ASEAN.

Đặc điểm các thị trƣờng khách quốc tế theo định hƣớng nhƣ sau:

* Thị trƣờng Đông Bắc Á: Chiếm trên 15% thị phần khách quốc tế đến vùng và có xu hƣớng phát triển nhanh trong thời gian tới.

* Thị trƣờng các nƣớc ASEAN: Khách du lịch từ các nƣớc ASEAN đến Phú Thọ thông qua trung tâm du lịch Hà Nội và có thể trực tiếp từ các tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN, số lƣợng khách du lịch đến từ các nƣớc này có xu hƣớng tăng nhanh. Đặc điểm của thị trƣờng khách ASEAN đến Việt Nam nói chung là vì mục đích thƣơng mại sau đó là mục đích tham quan thắng cảnh, thăm thân. Phần lớn khách ASEAN đi lẻ và đến Việt Nam lần đầu. Tuy vậy có hơn nửa số khách có nguyện vọng quay trở lại du lịch Việt Nam. Khách du lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ASEAN đến Việt Nam có khả năng chi tiêu lớn, đặc biệt là khách thƣơng mại. Tuy nhiên, những thị trƣờng này cũng có những đòi hỏi cao nhƣ giá rẻ, dịch vụ chất lƣợng, hiệu quả, mặt hàng phong phú phù hợp với ý thích mua sắm, đồng thời các sản phẩm du lịch phải khác riêng biệt so với sản phẩm ở nƣớc họ, tránh sự nhàm chán, lặp lại giữa các nƣớc trong khu vực.

Đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Phú Thọ nói riêng thì thị trƣờng các nƣớc ASEAN (chủ yếu là Lào, Thái Lan, Campuchia) sẽ là thị trƣờng hết sức quan trọng, cần hƣớng tới khai thác qua các chƣơng trình du lịch chung của các quốc gia trong khu vực, du lịch carnavan...

Thị trường truyền thống: Gồm thị trƣờng Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), thị trƣờng Tây Âu (Đức, Anh, Pháp) là những thị trƣờng khách du lịch nƣớc ngoài hàng đầu thế giới đã đến Việt Nam từ lâu và tiếp tục hƣớng tới khai thác. Đây là thị trƣờng với khả năng tiêu dùng du lịch rất lớn cần đƣợc ƣu tiên khai thác.

Thị trường khách nội địa: Thị trƣờng khách nội địa đƣợc định hƣớng là thị trƣờng chú trọng phát triển của du lịch Phú Thọ đặc biệt là khách có sử dụng dịch vụ lƣu trú do xu hƣớng đi du lịch trong nƣớc tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch đƣợc nâng cao, thông tin du lịch đƣợc phổ biến thƣờng xuyên hơn. Khách nội địa đến Phú Thọ đƣợc xác định rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn. Đối tƣợng chính là: Khách du lịch văn hóa, tâm linh, khách du lịch thƣơng mại, công vụ, khách du lịch tham quan thắng cảnh, di tích, khách du lịch sinh thái, khách du lịch nghỉ dƣỡng, cuối tuần.

Khách nội địa cần chú trọng khai thác các nguồn đến từ các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Bắc, các trung tâm du lịch lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...và từ trong tỉnh.

4.2.2. Về sản phẩm du lịch

Căn cứ đặc điểm tài nguyên và nhu cầu thị trƣờng khách du lịch, có thể định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch Phú Thọ nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

+ Du lịch gắn với văn hóa: Du lịch lễ hội, tâm linh; về nguồn, tham quan di tích, nghiên cứu, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, lối sống của các dân tộc thiểu số, ẩm thực...

+ Du lịch gắn với sinh thái: Tham quan hang động và hệ sinh thái trung du, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, du lịch trên sông, nông nghiệp công nghệ cao, vui chơi giải trí thể thao cuối tuần ….

+ Du lịch gắn với sự kiện (MICE) nhƣ thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ...

Trong đó các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa nhƣ Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vƣơng, tham quan nghiên cứu di tích, hát Xoan là sản phẩm du lịch đặc trƣng của du lịch Phú Thọ. Du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng; du lịch thể thao kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch MICE… là những sản phẩm du lịch bổ trợ góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kéo dài thời gian lƣu trú của khách du lịch.

4.2.3. Về tổ chức không gian, tuyến, điểm du lịch

4.2.3.1. Phát triển các trung tâm du lịch

Căn cứ vào đặc điểm, sự phân bố tài nguyên du lịch, các điều kiện khai thác và quá trình hoạt động du lịch, lãnh thổ du lịch Phú Thọ từ nay đến năm 2020 có thể đƣợc tổ chức thành năm trung tâm du lịch để tập trung đầu tƣ khai thác nhƣ sau:

+ Thành phố Việt Trì (hạt nhân là Đền Hùng): Là trung tâm lễ hội, trung tâm du lịch toàn tỉnh từ đó phát triển đi các điểm du lịch khác trên địa bàn.

+ Vƣờn quốc gia Xuân Sơn: Là trung tâm du lịch sinh thái. + Thanh Thuỷ: Trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí;

+ Hạ Hoà: Trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa với các điểm du lịch Đầm Ao Châu, Vân Hội, Đền Mẫu, Ao Giời-Suối Tiên...

+ Khu đô thị sinh thái du lịch - nghỉ dƣỡng - thể thao Tam Nông: Là trung tâm nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí thể thao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Ngoài các điểm du lịch chính trên, có thể khai thác các điểm tham quan hệ thống các di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên, Gò Mun, Sơn Vi (Lâm Thao), Xóm Rền (Gia Thanh, Phù Ninh)...

4.2.3.2. Phát triển các tuyến du lịch

Tuyến du lịch nội tỉnh: Tổ chức hệ thống tuyến du lịch nội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với mục đích liên kết 5 trung tâm du lịch, các điểm du lịch trong đó lấy trung tâm thành phố Việt trì làm điểm xuất phát và dựa trên cơ sở mạng lƣới giao thông của tỉnh để tạo nên những chƣơng trình du lịch khác nhau.

- Tuyến Việt Trì - thị xã Phú Thọ - Hạ Hoà.

+ Tính chất: Đây là tuyến du lịch tổng hợp sinh thái và văn hóa nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Bắc tỉnh .

+ Điểm du lịch và đối tượng tham quan chính: Các di tích lịch sử-văn hoá ở thị xã Phú Thọ; Đầm Ao Châu; Đền Mẫu Âu Cơ; Chiến khu Hiền Lƣơng, Ngòi Vần;Ao Giời - Suối Tiên; Đầm Vân Hội...

+ Điểm lưu trú: Thị trấn Hạ Hòa, khu du lịch Ao Châu.

- Tuyến Việt Trì - Tam Nông - Thanh Sơn - Xuân Sơn.

+ Tính chất: Đây là tuyến du lịch sinh thái kết hợp văn hóa, thể thao nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Nam tỉnh .

+ Điểm du lịch và đối tượng tham quan chính: Các di tích lịch sử-văn hoá ở Tam Nông; cảnh quan, hệ thống hang động, thảm thực vật vƣờn quốc gia Xuân Sơn; thác và Chiến khu lòng chảo Minh Hoà.

+ Điểm lưu trú chính: Khu du lịch Xuân Sơn.

- Tuyến thành phố Việt Trì - Tam Nông - Thanh Thủy

+ Tính chất: Đây là tuyến du lịch nghỉ dƣỡng chữa bệnh kết hợp văn hóa, nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Nam tỉnh .

+ Điểm du lịch và đối tượng tham quan chính: Các di tích lịch sử-văn hóa, kiến trúc nghệ thuật ở thành phố Việt Trì và phụ cận, Thanh Thủy, chiến thắng Tu Vũ, hồ Phƣợng Mao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Tuyến thành phố Việt Trì - Đoan Hùng

+ Tính chất: Đây là tuyến du lịch nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Đông Bắc tỉnh.

+ Điểm du lịch và đối tượng tham quan chính: Các di tích lịch sử-văn hóa, kiến trúc nghệ thuật ở thành phố Việt Trì nhƣ: Đình Hùng Lô, đình Lâu Thƣợng, Bến Gót; Đền Hùng và quần thể di tích phụ cận, làng văn hoá thời đại Hùng Vƣơng, tháp Hùng Vƣơng; nhà máy giấy Bãi Bằng; Tƣợng đài chiến thắng Sông Lô, di tích chiến thắng Chân Mộng, Trạm Thản; di tích khảo cổ Xóm Rền (Gia Thanh - Phù Ninh); Thƣởng thức đặc sản bƣởi Đoan Hùng, cá Lăng, cá Anh Vũ.

+ Địa điểm lưu trú: thành phố Việt Trì, thị trấn Đoan Hùng. - Tuyến du lịch liên tỉnh

Du lịch Phú Thọ cần nghiên cứu mở rộng không gian phát triển để kết nối với vùng Tây Bắc, Đông Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải và liên kết quốc tế (với Trung Quốc) qua hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông. Hình thành đƣợc các tour, tuyến du lịch dài ngày với các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nƣớc.

Liên kết với các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc phát triển tuyến du lịch tâm linh: Đền Hùng - Chùa Hƣơng - Tam Chúc - Bái Đính - Đền Trần - Yên Tử và xác định Đền Hùng là điểm đầu quan trọng của tuyến du lịch này.

4.2.4. Về đầu tư phát triển du lịch

4.2.4.1. Các lĩnh vực đầu tư du lịch

Trên cơ sở mục tiêu và quan điểm đầu tƣ phát triển du lịch đã đề ra, để tránh đầu tƣ dàn trải nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác đầu tƣ phát triển du lịch, ngành du lịch Phú Thọ từ nay đến năm 2020 cần tập trung đầu tƣ vào một số lĩnh vực then chốt nhƣ: phát triển hệ thống hạ tầng du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá, phát triển tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nguyên và bảo vệ môi trƣờng du lịch.

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch (hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật trong các khu, điểm du lịch): Trong giai đoạn phát triển mới ngành du lịch Phú Thọ cần tiếp tục ƣu tiên thực hiện trƣớc một bƣớc về phát triển hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tƣ vào các lĩnh vực khác bằng các hình thức sau:

- Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng khung trong các khu du lịch quốc gia, các khu du lịch khác có tầm quan trọng đối với tỉnh và khu vực nhƣ khu du lịch Đền Hùng, khu du lịch Văn Lang, Xuân Sơn…trên cơ sở khai thác sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc (thông qua Tổng cục Du lịch hoặc UBND tỉnh). - Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ đầu tƣ trọn gói trong các khu du lịch với quy mô vừa và nhỏ nhƣ Ao Châu, Thanh Thủy…

- Phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ƣơng liên quan trong việc lồng ghép các chƣơng trình dự án đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng đến các khu, điểm du lịch quốc gia, các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch quan trọng.

Bên cạnh việc đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cần đầu tƣ phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng. Xây dựng mới nhằm tăng số buồng khách sạn theo dự báo cho từng giai đoạn phát triển; nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng hiện có để đáp ứng nhu cầu chất lƣợng dịch vụ du lịch. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 15-20% buồng đạt 3-5 sao trong tổng số buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng.

Đầu tư cho công tác phát triển sản phẩm du lịch: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo hƣớng đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong đó đặc biệt ƣu tiên hƣớng nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Để đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch cần đảm bảo theo hƣớng cân đối đầu tƣ giữa phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái, trong đó du lịch văn hóa đƣợc ƣu tiên hàng đầu.

- Du lịch văn hoá dựa trên các giá trị di sản Hát Xoan, Giỗ Tổ Hùng Vƣơng, các di tích… trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo nâng cao trình độ hƣớng dẫn viên....

- Du lịch sinh thái gồm cả du lịch văn hoá các vùng dân tộc thiểu số thƣờng phát triển ở các vùng sâu, vùng xa (Xuân Sơn, Ao Giời - Suối Tiên…). Việc hình thành các khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng liên quan cần khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện. Đối với loại hình này, đặc biệt coi trọng công tác xã hội hóa và phát triển du lịch cộng đồng.

- Đối với hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí cần ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các loại hình giải trí tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao cảm giác mạnh, dã ngoại tại các trung tâm du lịch lớn, các khu vực đô thị nhƣ công viên Văn Lang,... kết hợp với việc đầu tƣ khai thác các trò chơi dân gian trong các lễ hội của các vùng văn hoá.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch: Trong trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất lƣợng dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa cần hết sức coi trọng. Để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò then chốt, vì vậy từ nay đến năm 2020 du lịch Phú Thọ cần xem đây là một trong những hƣớng để ƣu tiên đầu tƣ.

Chú trọng phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực nhƣ: đào tạo trình độ Đại học và tăng cƣờng khả năng nghiên cứu về du lịch; đào tạo trình độ trung học và học nghề về du lịch, trình độ ngoại ngữ; tăng cƣờng năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp.

Đầu tư cho công tác nghiên cứu, triển khai: Xác định công tác ứng dụng khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong mọi lĩnh vực phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

kinh tế vì vậy song song công tác đào tạo nhân lực cần tập trung đầu tƣ cho nghiên cứu và ứng dụng KH&CN trong hoạt động du lịch.

Đối với lĩnh vực này, du lịch Phú Thọ cần tập trung ƣu tiên đầu tƣ nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trƣờng, phát triển sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, ứng dụng tài khoản vệ tinh...

Đầu tư xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Phú Thọ: Tập trung đầu tƣ quảng bá và xúc tiến du lịch Phú Thọ trong nƣớc và tại các thị trƣờng trọng điểm quốc tế để mở rộng thị trƣờng, kêu gọi đầu tƣ và thu hút khách du lịch.

Bên cạnh đó, đầu tƣ nghiên cứu xây dựng thƣơng hiệu du lịch Phú Thọ gắn với “Đất Tổ Hùng Vƣơng”.

Đầu tư phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch: Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc, hệ thống tài nguyên và môi trƣờng du lịch đang bị đe dọa xuống cấp. Đặc biệt môi trƣờng du lịch Phú Thọ nơi có nhiều khu công nghiệp phát triển, vì vậy cần hƣớng đầu tƣ vào bảo vệ, nâng cấp tài nguyên và môi trƣờng du lịch bảo đảm phát triển bền vững. Hƣớng đầu tƣ gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020 (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)