6. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lƣợng, đủ số lƣợng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch; trong đó hình thành các khoa, ngành về du lịch trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng, trƣờng nghề của tỉnh. Khuyến khích lao động có chất lƣợng về làm việc tại địa phƣơng.
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch
- Thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ quản lý nhà nƣớc về du lịch, có chính sách cử cán bộ trẻ đi đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ; sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện cho cán bộ giỏi đang công tác ở các nơi, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của các trƣờng đại học về công tác tại tỉnh. Thu hút chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ bên ngoài vào lĩnh vực hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đoạn và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tƣơng ứng.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật, hƣớng dẫn viên du lịch tại các cơ sở kinh doanh theo tiêu chuẩn nghề. Khuyến khích các doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nghiệp có chính sách ƣu đãi tuyển dụng, sử dụng những ngƣời có năng lực trình độ chuyên môn giỏi.
- Mở rộng và nâng cao chất lƣợng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh: Từng bƣớc chuẩn hóa chƣơng trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch; nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên và gắn đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội; thúc đẩy liên kết với các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học có uy tín trong nƣớc và quốc tế. Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tƣ xây dựng cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch bậc đại học, cao đẳng, trung cấp.
- Thu hút lực lƣợng doanh nhân, nguồn nhân lực có chất lƣợng cao thông qua việc kêu gọi và khuyến khích đầu tƣ.
Thứ hai, khuyến khích các lao động có chất lượng về làm việc tại địa phương
Có chính sách phù hợp, hấp dẫn tạo điều kiện thuận lợi để các lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao là con em Phú Thọ và các tỉnh lân cận về làm việc tại địa phƣơng.
4.3.3. Nhóm giải pháp tăng cường phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn và dịch vụ phụ trợ
Thành lập mới các doanh nghiệp chuyên kinh doanh du lịch có quy mô lớn làm động lực, định hƣớng thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh. Chú trọng củng cố, phát triển nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo nên một mạng lƣới dịch vụ du lịch đều khắp, giải quyết công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phƣơng. Thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh mở rộng liên kết, trở thành đối tác chiến lƣợc của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn trong nƣớc và quốc tế nhằm khai thác thƣơng hiệu, thị trƣờng khách, kinh nghiệm quản lý, nghiệp vụ du lịch tiên tiến.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp du lịch. Cần có cơ chế chính sách ƣu đãi về đất, hỗ trợ hạ tầng, ƣu đãi thuế,... hấp dẫn hơn. Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp chuyên kinh doanh về du
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
lịch có quy mô lớn làm động lực thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp khác để phát triển sản phẩm du lịch cội nguồn đặc trƣng.
Trong giai đoạn phát triển mới ngành du lịch Phú Thọ cần tiếp tục ƣu tiên thực hiện trƣớc một bƣớc về phát triển hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tƣ vảo các lĩnh vực khác bằng các hình thức: Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng khung trong khu du lịch quốc gia, các khu du lịch khác có tầm quan trọng đối với tỉnh và khu vực nhƣ khu du lịch Đền Hùng, khu du lịch Văn Lang. Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ƣơng liên quan trong việc lồng ghép các chƣơng trình dự án đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng đến các khu, điểm du lịch quốc gia, các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch cội nguồn quan trọng.
Doanh nghiệp lữ hành
Nâng cao cả số lƣợng và chất lƣợng của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh. Tăng cƣờng vai trò của các doanh nghiệp lữ hành trong liên kết các loại hình, khu, điểm, tuyến du lịch.
Doanh nghiệp lữ hành thực hiện vai trò kết nối các chƣơng trình du lịch cội nguồn, chuyến du lịch cội nguồn và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Khi đó, khách du lịch sẽ cùng ăn, cùng ở với những ngƣời dân lao động, vừa đƣợc h ƣởn g trọn v ẹn không gian của làng quê lại có điều kiện tìm hiểu nét văn hóa lịch sử, phong tục tập quán, nếp sống lao động của ngƣời dân. Cùng ngƣời dân lao động, làm các công việc trong làng. Nhƣ vậy vừa tạo đƣợc sự đa dạng trong hành trình du lịch cội nguồn, tạo đƣợc sự tò mò, gây ấn tƣợng cho du khách đồng thời tăng thu nhập tối đa cho ngƣời dân địa phƣơng.
Cơ sở lưu trú và ăn uống
Bên cạnh việc đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cần đầu tƣ phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng. Xây dựng mới nhằm tăng số buồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
khách sạn theo dự báo cho từng giai đoạn phát triển; nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng hiện có để đáp ứng nhu cầu chất lƣợng dịch vụ du lịch. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 15-20% buồng đạt 3-5 sao trong tổng số buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng.
Việc đầu tƣ phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng theo hƣớng khuyến khích các doanh nghiệp nƣớc ngoài, các nhà đầu tƣ lớn đầu tƣ xây dựng hệ thống các khách sạn cao cấp tại 5 trung tâm du lịch lớn. Hệ thống khách sạn chuyển tiếp đầu tƣ cho các khu, điểm du lịch quy mô nhỏ, các đô thị hay các khu du lịch tập trung nhiều khách nội địa, bình dân. Đối với hệ thống các khách sạn này huy động vốn từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cơ sở vui chơi, giải trí
Đối với hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí cần ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các loại hình giải trí tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao cảm giác mạnh, dã ngoại tại các trung tâm du lịch lớn, các khu vực đô thị nhƣ công viên Văn Lang,... kết hợp với việc đầu tƣ khai thác các trò chơi dân gian trong các lễ hội của các vùng văn hóa ở các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh.
Dịch vụ y tế
Thành lập các Tổ y tế lƣu động và thƣờng trực cấp cứu buổi tối tại các khu, điểm du lịch. Thƣờng trực cấp cứu buổi tối tại khu, điểm du lịch, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị thuốc chữa bệnh, trang thiết bị cấp cứu, sẵn sàng chăm sóc cho khách du lịch.
Thành lập các tổ giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm để tổ chức kiểm tra, giám sát đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu du lịch, các nhà hàng ăn uống phục vụ du khách.
4.3.4. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững
Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trƣờng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cần thiết phải có một số giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
du lịch tới môi trƣờng và làm hạn chế những áp lực từ môi trƣờng đến hoạt động du lịch.
+ Về tổ chức quản lý:
- Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cƣ và khách du lịch.
- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng nhƣ quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.
- Thực hiện quản lý nhà nƣớc ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trƣờng tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển.
- Có hình thức thƣởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trƣờng.
+ Về quy hoạch, kế hoạch:
Đây là nhóm giải pháp cần thiết để du lịch phát triển đúng hƣớng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi dƣỡng tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Để thực hiện đƣợc điều đó song song với quy hoạch ngành, cần tiến hành các định hƣớng bảo vệ môi trƣờng theo lãnh thổ trong đó xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực hạn chế các hoạt động du lịch... và các kế hoạch cụ thể về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng.
Đối với các điểm du lịch phân tán và ở những vùng điểm nhạy cảm nhƣ: đầu nguồn, dân cƣ tập trung… khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có các giải pháp đồng bộ nhƣ về kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng.
Trong quá trình lập quy hoạch, cần có sự phối hợp liên ngành trên địa bàn để tránh sự xung đột lẫn nhau về môi trƣờng nhƣ giữa công nghiệp khai thác, sản xuất điện năng…với phát triển du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tƣợng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi ngƣời dân trong khu vực không chỉ trƣớc mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài.
Việc đào tạo, giáo dục môi trƣờng không chỉ nhằm trang bị những kiến thức về môi trƣờng cho cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà còn cho du khách và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.
4.3.5. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá
Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Phú Thọ nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh, trong thời gian tới đây phải có đầu tƣ công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch của tỉnh để công tác này thực sự trở thành một nội dung hoạt động quan trọng.
Thứ nhất, tăng cường huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Nguồn vốn cho hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá từ ngân sách không đáp ứng đƣợc yêu cầu nội dung cũng nhƣ phƣơng thức xúc tiến quảng bá, vì vậy ngành du lịch Phú Thọ cần tranh thủ sự hỗ trợ và kêu gọi các doanh nghiệp tăng cƣờng vốn đầu tƣ cho công tác này. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng xúc tiến quảng bá du lịch Phú Thọ.
Thứ hai, đổi mới phương thức, nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư
- Xây dựng trang Web cho ngành du lịch của tỉnh nhằm tăng cƣờng, quảng bá, cung cấp thông tin về du lịch Phú Thọ tới du khách trong nƣớc và quốc tế. Xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch nhƣ sổ tay du lịch, bản đồ, tập ghấp, đĩa DVD/VCD,...
- Xây dựng chƣơng trình xúc tiến, quảng bá du lịch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm hƣớng vào 5 khu, điểm để thu hút đầu tƣ và khách du lịch; tuyên truyền quảng bá các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch sẽ diễn ra hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
năm trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nƣớc và quốc tế. Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch.
- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ du lịch trong nƣớc và quốc tế tại các thị trƣờng ƣu tiên: Tổ chức các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ trong nƣớc (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng...) và xúc tiến đầu tƣ quốc tế (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…). Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán của Việt Nam ở nƣớc ngoài để tổ chức xúc tiến thu hút đầu tƣ. Thực hiện cơ chế thuê chuyên gia tƣ vấn nƣớc ngoài trong lĩnh vực xúc tiến du lịch nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả công tác xúc tiến đầu tƣ du lịch.
- Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trong nƣớc và quốc tế diễn ra tại tỉnh.
4.3.6. Nhóm giải pháp về hợp tác, liên kết phát triển du lịch
Vị trí của Phú Thọ thuận lợi cho việc liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng, trong nƣớc và quốc tế. Vì vậy, hợp tác liên kết là một trong những giải pháp quan trọng phát triển du lịch Phú Thọ trong những năm tới.
Thứ nhất, tăng cƣờng và mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch
Phú Thọ là tỉnh nằm trên hành lang du lịch Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến du lịch xuyên Á vì vậy cần thiết phảỉ có sự liên kết với các địa phƣơng của Trung Quốc trên hành lang này.
Nội dung và chƣơng trình hợp tác:
- Hợp tác trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch.
- Xây dựng các chƣơng trình du lịch song phƣơng về khai thác nguồn khách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Ngoài ra cần tăng cƣờng hợp tác phát triển du lịch với các địa phƣơng kết nghĩa ở nƣớc ngoài trong chƣơng trình hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa chung.
Thứ hai, tăng cƣờng hợp tác liên kết với các địa phƣơng trên cả nƣớc - Đẩy mạnh và đổi mới liên kết trong công tác xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp trên cơ sở nối các điểm du lịch đặc trƣng tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn của ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu).
- Tập trung xây dựng tạo thƣơng hiệu cho tuyến du lịch chính Đền Hùng - Thác Bà - Sapa.
- Ngoài ra, du lịch Phú Thọ cần mở rộng, tăng cƣờng hợp tác liên kết phát triển du lịch với các địa phƣơng trên cả nƣớc, với các tỉnh trong vùng Trung du miền Bắc Bộ đặc biệt với Thủ đô Hà Nội cũng nhƣ các trung tâm du lịch lớn và các địa phƣơng của Việt Nam trên hành lang xuyên Á.
4.4. Kiến nghị
4.4.1. Đối với Chính Phủ
Bổ sung Phú Thọ vào vùng trọng điểm phát triển du lịch quốc gia; khu du lịch Vƣờn quốc gia Xuân Sơn hệ thống khu du lịch quốc gia, khu du lịch Thanh Thủy thành điểm du lịch quốc gia trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
4.4.2. Đối với các Bộ ngành Trung ương nghiên cứu, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ
- Ƣu tiên hỗ trợ nguồn vốn ngân sách đầu tƣ phát triển hạ tầng các khu,