Hoàn thiện quy trình cho vay, phƣơng thức cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch thanh đa​ (Trang 74 - 76)

T ng ường ông tá thẩm đ nh cho vay:

Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng gặp rủi ro rất lớn nên thẩm định là khâu hết sức quan trọng không thể thiếu đƣợc đối với hoạt động này. Thông qua công tác thẩm định ngân hàng biết đƣợc tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn vay, tƣ cách và khả năng hoàn trả nợ của ngƣời vay. Đối với cho vay tiêu dùng thì công tác này càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hầu hết là cam kết trả nợ từ thu nhập hàng tháng và vốn vay đƣợc sử dụng vào mục đích tiêu dùng nên đồng vốn không có khả năng sinh lời nhƣ cho vay để sản xuất kinh doanh hoặc đầu tƣ. Hơn nữa, công tác thẩm định còn ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng các khoản cho vay trong khi hiện nay nợ quá hạn có xu hƣớng gia tăng nên ngân hàng không thể không tăng cƣờng thực hiện tốt công tác này. Nhiều yếu tố đƣợc cán bộ tín dụng xem xét khi phân tích một đề nghị vay vốn nhƣng yếu tố về khả năng và sự s n lòng hoàn trả nợ vay, phù hợp với các điều kiện khoản của hợp đồng tín dụng là

tín dụng phải xem xét uy tín của ngƣời vay. Uy tín quan trọng nhất của tín dụng là tính thật thà và liêm chính của cá nhân. Hồ sơ quá khứ của một cá nhân xin vay trong việc thực hiện các các hợp đồng của họ thƣờng có giá trị khi đánh giá về tín dụng. Những câu trả lời miệng của khách hàng có thể dễ dàng bộc lộ những đặc điểm cũng nhƣ sự trung thực của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần đối chiếu lời khai của ngƣời vay với thông tin mình thu thập đƣợc.

Mức thu nhập và sự ổn định trong thu nhập của khách hàng là những thông tin quan trọng để đánh giá khả năng hồn trả nợ vay. Cán bộ tín dụng phải đồng thời tiến hành kiểm tra cơ quan nơi các khách hàng làm việc để đánh giá độ chính xác của mức thu nhập, độ dài thời gian làm việc, nơi cƣ trú. Bởi lẽ có trƣờng hợp, ngƣời vay giảm sút thu nhập trong thời hạn trả nợ do thay đổi công việc hoặc nghỉ hƣu nên ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ.

Sự ổn định về việc làm và nơi cƣ trú : Cán bộ tín dụng nên kiểm tra kĩ thời gian làm việc tại nơi làm việc hiện tại cũng nhƣ khoảng thời gian mà ngƣời đó sinh sống tại nơi cƣ trú hiện tại. Vì nếu khoảng thời gian mà ngƣời đó cƣ trú tại một nơi càng lâu thì có thể tin rằng cuộc sống của ngƣời đó càng ổn định. Còn nếu một ngƣời thƣờng xuyên thay đổi chỗ ở thì sẽ là một yếu tố bất lợi cho ngân hàng khi quyết định cho vay.

Sau khi biết r những vấn đề trên, cán bộ tín dụng mới quyết định mức cho vay, cách thức trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của ngƣời vay mà không gây ảnh hƣởng đến cuộc sống hàng ngày của họ còn Ngân hàng thì hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

Ngoài ra, nếu thực hiện cho vay có tài sản đảm bảo là bất động sản thì tài sản đảm bảo đóng vai trò là nguồn thu nợ thứ hai nếu ngƣời vay không trả đƣợc nợ và khoản tín dụng đƣợc cấp với hi vọng là sẽ đƣợc hồn trả nhƣ thoả thuận chứ không phải là tài sản sẽ bán đi để trả nợ nên cán bộ tín dụng cần xem xét đầy đủ các yếu tố cần thiết trƣớc khi quyết định cho vay, trong đó yếu tố uy tín là quan trọng nhất.

T ng ường chất lượng v hiệu quả nguồn thông tin:

Các nguồn thông tin mà Ngân hàng phải khai thác triệt để trƣớc khi quyết định cho vay đối với một khách hàng:

- Từ hồ sơ mà khách hàng cung cấp: qua bộ hồ sơ của khách hàng Ngân hàng có thể biết đƣợc năng lực của khách hàng, khả năng tài chính, tính hợp pháp và khả thi của phƣơng án vay. Do đó việc sử dụng tốt các công cụ phân tích, khả năng đánh giá tốt có thể khai thác tới 20% thông tin từ khách hàng.

- Từ hồ sơ lƣu trữ tại Ngân hàng: Nếu là khách hàng cũ thì thông tin lƣu trữ những lần vay trƣớc là rất quan trọng. Để thể thấy thái độ trả nợ và khả năng trƣớc nay nhƣ thế nào.

- Từ các phƣơng tiện truyền thông, các hiệp hội ngành nghề, cơ quan địa phƣơng nơi cƣ trú, làm ăn của khách hàng (ví dụ: hàng xóm của khách hàng, các đối tác với khách hàng…) có thể cho NH nhiều thông tin quan trọng.

Do vậy việc phối hợp các nguồn thông tin một cách hiệu quả có thể làm cho việc cho vay diễn ra nhanh chóng, linh động cho khách hàng và có thể ngăn chặn những rủi ro sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch thanh đa​ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)