Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch thanh đa​ (Trang 61 - 64)

Đơn vị tính: Triệu đồng 2012 2013 2014 13.894 17.773 21.563 11.977 16.413 19.492 1.917 1.360 2.044

Tổng thu nhập Thu từ TD Thu từ DV

Nguồn: Dựa trên số liệu bảng 2.9

2.8.7. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank – PGD Thanh Đa Đa

2.8.7.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank – PGD Thanh Đa Sacombank – PGD Thanh Đa

- Tỷ lệ dƣ nợ cho vay/ vốn huy động

Bảng 2.10: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so v i nguồn vốn huy động

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ cho vay 167.458 176.781 201.551

Vốn huy động 360.184 429.720 472.107

Dƣ nợ / Vốn huy động 46% 41% 43%

Chỉ tiêu trên phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm qua, ngân hàng đã không khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình, biểu hiện là chỉ tiêu này qua 3 năm đều dƣới 50%. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 50% là do phần lớn nguồn khách hàng vẫn chƣa có nhu cầu cũng nhƣ một số chính sách xét duyệt cho vay tại ngân hàng còn hơi khắt khe. Dƣ nợ cho vay năm 2012 nhỏ hơn so với nguồn vốn huy động 0,46 lần nhƣng tỷ lệ này vẫn cao hơn so với năm 2013. Sang năm 2014, dƣ nợ cho vay đã tăng cao hơn so với 2 năm trƣớc kèm theo đó là nguồn vốn huy động tăng không đáng kể do điều chỉnh giảm lãi suất làm cho tỷ lệ này tăng 2% so với năm 2013 tƣơng ứng 43%.

- Tỷ lệ nợ quá hạn/dƣ nợ cho vay

Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn tại PGD Thanh Đa qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ CVTD 40.124 52.214 75.405

Nợ quá hạn 2.808 2.611 2.262

Tỷ trọng Nợ quá hạn/CVTD 7% 5% 3%

Tỷ trọng trung bình qua 3 năm 5%

Nguồn: Báo cáo nội bộ phòng giao dịch Thanh Đa

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình nợ quá hạn của PGD Thanh Đa có những tiến chuyển khá tích cực. Dƣ nợ của Ngân hàng tăng qua các năm nhƣng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm qua các năm và còn ở mức thấp. Tuy chỉ có năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn khá cao ở mức 7% nhƣng sang năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống còn 5%. Năm 2014 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ có 3% nằm dƣới mức cho phép của NHNN là 5%. Từ đó, ta thấy PGD Thanh Đa có những bƣớc phát triển lớn trong công tác thu hồi nợ. Để đạt đƣợc điều đó PGD Thanh Đa đã cố gắng rất nhiều trong công tác xét duyệt cho vay đến khi thu hồi nợ của PGD Thanh Đa. Qua đó ta có thể thấy PGD Thanh Đa đã có những khách hàng khá uy tín và có khả năng trả nợ cao. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ quá hạn trung bình qua 3 năm vẫn ở mức cao 5%. Phòng giao dịch cần có

những chính sách quản lý nợ cũng nhƣ thu hồi nợ tốt hơn nữa để đem lại hiệu quả cho vay tốt nhất.

Một trong những mục tiêu mà Sacombank - PGD Thanh Đa luôn nỗ lực phấn đấu nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh tiền tệ đƣợc an toàn và hiệu quả là phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp nhất. Với phƣơng châm chất lƣợng đi đôi với tăng trƣởng tín dụng, việc kiểm soát và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Sacombank luôn đƣợc chú trọng quan tâm nên nợ xấu đang nằm ở mức an toàn dƣới 0,8% trong những năm gần đây. Đặc biệt với tỷ lệ chỉ ở mức 3% trong năm 2014 đã thể hiện đƣợc sự trƣởng thành và thành công vƣợt bậc của PGD Thanh Đa.

Mặc dù vậy, nợ xấu tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay kinh doanh vì khi mà tình hình kinh tế khó khăn thì lợi nhuận không có, duy trì sản xuất đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân tại điểm huề vốn đã khó. Nên các doanh nghiệp không còn khả năng để trả các món nợ vay cho Ngân hàng. Hoạt động cho vay tiêu dùng ở PGD Thanh Đa khá an toàn. Tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động này là khá thấp vì vay tiêu dùng đa số là các khoản vay nhỏ nên chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nợ quá hạn. Nhìn chung, hoạt động quản lý nợ xấu tại Sacombank là khá tốt trƣớc biến động kinh tế. Nhằm duy trì nợ xấu ở mức thấp nhất có thể thì Sacombank – PGD Thanh Đa đã chú trọng công tác đào tạo bài bản, qua thông qua thi tuyển trực tiếp… nhằm có đƣợc đội ngũ cán bộ đủ năng lực và chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng đồng thời mạng lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà vẫn đảm bảo an toàn tín dụng.

- Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng

Bảng 2.12: Tình hình thu hồi nợ tại PGD Thanh Đa

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dƣ nợ CVTD bình quân 40.124 46.169 63.810 Doanh số thu nợ 36.914 52.171 76.572 Vòng quay vốn tín dụng 0,92 1,13 1,20

Chúng ta biết một ngân hàng mà việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả hay không thì không thể chỉ nhìn vào các chỉ tiêu nhƣ: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn… mà còn phải căn cứ vào vòng quay vốn tín dụng. Nếu vòng quay vốn tín dụng càng cao thì chứng tỏ ngân hàng đa dạng hóa hình thức cho vay và thu hồi nợ tốt, góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn đồng thời làm cho đồng vốn huy động của ngân hàng khỏi bị ứ đọng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy doanh số thu hồi nợ tăng dần qua các năm thể hiện chính sách tín dụng cũng nhƣ hiệu quả thẩm định khả năng thu hồi nợ khá tốt của ngân hàng. Nhất là trong giai đoạn 2012 – 2013. Tại năm 2013 vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng tăng đáng kể so với năm 2012, lý giải là vì trong năm 2012, doanh số thu nợ 36.914 triệu đồng nhƣng sang năm 2013 doanh số này tăng thêm 15.257 triệu đồng làm cho vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng tăng đạt mốc 1,13 vòng. Sở dĩ có các con số trên là do có nhiều khoản vay đến hạn trả cùng lúc làm doanh số thu nợ tăng cao. Đến năm 2014, doanh số thu nợ tăng đáng kể nhƣng vòng quay vốn tín dụng không cao do dƣ nợ CVTD cũng có sự tăng đột biến. Tóm lại, qua những số liệu thể hiện ở trên đã cho thấy đƣợc tình hình chung về thu hồi nợ cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn của Phòng nằm trong khoảng tốt và khá ổn định, rất có khả năng trong thời gian sắp tới hoạt động cho vay tại phòng sẽ còn sẽ đạt nhiều hiệu quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch thanh đa​ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)