Quy trình xét duyệt cho vay tiêu dùng tại Sacombank PGD Thanh Đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch thanh đa​ (Trang 49 - 53)

Đa

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng, là hoạt động tạo ra lợi nhuận cao nhất của Ngân hàng, nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó Ngân hàng Sacombank nói riêng và toàn bộ các Ngân hàng thƣơng mại nói chung đã đẩy mạnh hoạt động tín dụng ở Ngân hàng mình.

Cũng nhƣ các loại hình cho vay khác, cho vay tiêu dùng tuân theo một quy trình nhất định từ khâu thẩm định khách hàng, xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng cho đến giải ngân và thu nợ

Bƣ c 1: Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng

Tại bƣớc này, Sacombank thực hiện tìm kiếm, tiếp thị khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng hoàn tất hồ sơ thủ tục theo quy định. Trong một số trƣờng hợp, công tác thẩm định, phê duyệt khoản vay đƣợc thực hiện ngay tại bƣớc này.

Hồ sơ vay vốn gồm:

- Giấy tờ chứng nhận về tƣ cách pháp nhân hoặc thể nhân (CMND, Hộ khẩu thƣờng trú, Giấy đăng ký kết hôn)

- Giấy đề nghị vay vốn

- Phƣơng án sản xuất kinh doanh và phƣơng án trả nợ.

- Các báo cáo tài chính thời điểm gần nhất (bảng kê khai tiền lƣơng, bảng tổng kết tài sản và bảng quyết toán lỗ lãi). Nếu là doanh nghiệp tƣ nhân đòi hỏi phải có kiểm toán.

- Hợp đồng thế chấp, bảo đảm, cầm cố tài sản và các giấy tờ gốc chứng nhận sở hữu đối với tài sản thế chấp, bảo đảm, cầm cố, bảo lãnh.

- Các giấy tờ khác liên quan đến việc vay vốn: Hợp đồng mua bán hàng hàng hoá, dịch vụ; giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc viết sai, là quota nhập khẩu hoặc viết theo tiếng Việt là hạn ngạch

Bƣ c 2: Thẩm định

Nội dung cơ bản của bƣớc này tập trung vào hai vấn đề chủ yếu:

- Phƣơng án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, đảm bảo khả năng cho vay thu đƣợc gốc và lãi đúng hạn.

- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, nếu xảy ra tranh chấp, tố tụng thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho Ngân hàng.

Các vấn đề thẩm định bao gồm: - Năng lực pháp lý của khách hàng. - Tính cách và uy tín của khách hàng.

- Năng lực tài chính của khách hàng: Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức mạnh tài chính, khả năng độc lập tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, xác định

nhu cầu thực sự vay của khách. Dựa vào báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng tính các chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng.

- Phƣơng án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng

- Đánh giá các bảo đảm tiền vay của khách hàng (tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh), kiểm tra tính pháp lý, quyền sở hữu của khách hàng đối với những tài sản này.

- Phân tích và dự báo ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh đến phƣơng án vay vốn trả nợ vốn của khách hàng.

Làm tờ trình cấp tín dụng:

- Hỏi Trung tâm thông tin tín dụng (CIC – Credit Information Center) của NHNN về: thông tin lịch sử giao dịch, dƣ nợ về tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng khác, nhằm nắm bắt đƣợc tình hình giao dịch và dƣ nợ của khách hàng để tránh rủi ro.

- Chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ: ngay khi tiếp nhận đây đủ hồ sơ của khách hàng thì tiến hành chấm điểm xem khách hàng đủ điều kiện vay không.

- Làm tờ trình cấp tín dụng trình lên cấp trên để duyệt.

Bƣ c 3: Phê duyệt

Sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn thấy thoả mản các điều kiện và nguyên tắc, Ngân hàng quyết định cho vay đối với bên vay tiền.

Bƣ c 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết

- Sau khi hoàn thành xong các thủ tục về phía Ngân hàng sẽ dẫn khách hàng đi công chứng về quyền lợi và nghĩa vụ hai bên:

+ Phòng công chứng số 6: 47A Nguyễn Văn Đậu, P6, Q. ình Thạnh các hồ sơ công chứng gồm:

 CMND, Sổ hộ khẩu, tình trạng hôn nhân.

 Sổ đỏ, quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng.

 05 hợp đồng tín dụng.

 01 hợp đồng thế chấp bất động sản.

 01 thông báo.

+ Bộ tài nguyên và môi trƣờng quận nơi có tài sản thế chấp hồ sơ gồm:

 02 bản chính đơn yêu cầu đăng ký giải chấp.

 01 bản chính và 01 bản sao hợp đồng thế chấp tài sản.

 01 bản chính và 01 bản phụ giấy chứng nhận QSDĐ và QSHN.

 01 tờ khai lệ phí trƣớc bạ.

- Sau khi hoàn tất hồ sơ nhân viên tín dụng sẽ lập tờ trình và gửi hồ sơ tài sản đảm bảo vào chi nhánh Sacombank ình Thạnh.

Bƣ c 5: Quản lý và thu hồi nợ

- Sau khi giải ngân xong, Sacombank có trách nhiệm giám sát và theo d i nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ, khả năng trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trƣớc khi trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất giải quyết xử lý kịp thời.

- Phân tích, đánh giá, xếp loại các danh mục nợ quá hạn, khó đòi, nợ có vấn đề để có biện pháp xử lý.

Bƣ c 6: Tất toán

Sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dƣ nợ, bao gồm vốn gốc, lãi và phí phát sinh, Sacombank tiến hành tất toán hồ sơ tín dụng, giải chấp tài sản đảm bảo của khách hàng.

Bƣ c 7: Lƣu hồ sơ

Lập và lƣu giữ đầy đủ nguyên vẹn hồ sơ cho vay theo quy định cho vay tiêu dùng của Sacombank; bổ sung kịp thời những hồ sơ, giấy tờ do khách hàng cung cấp hoặc phát sinh trong suốt quá trình cho vay từ khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn đến khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi. Cán bộ thẩm định rủi ro lƣu giữ toàn bộ hồ sơ do phòng khách hàng cá nhân cung cấp cùng với báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng của phòng Quản lý rủi ro và các ý kiến gửi phòng khách hàng cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch thanh đa​ (Trang 49 - 53)