Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp bắc đồng phú (bđp) trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp khu công nghiệp đến năm 2020 (Trang 42 - 44)

bằng để thu hút nhà đầu tư thuê lại. Cuối năm 2016, công ty đang triển khai mở rộng Khu B – KCN Bắc Đồng Phú để tiếp tục thu hút nhà đầu tư vào thuê lại.

Đầu năm 2010, công ty đã ký kết hợp đồng cho công ty TNHH Freewell – VietNam (Đài Loan) thuê lại 27ha tại KCN Bắc Đồng Phú để công ty TNHH Freewell – VietNam (Đài Loan) triển khai dự án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất giày, dép xuất khẩu và cho các đơn vị khác thuê lại đất gồm: công ty CP kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam - Chi nhánh Miền Đông tại Bình Phước (0,9ha), công ty CP Đúc và chế tạo khuôn mẫu CEM (4ha), công ty TNHH Yakjin Sài Gòn (6,6ha), công ty TNHH Quilon Speciality Foods Việt Nam (1ha), công ty CP SXTM Việt Hàn (2ha), công ty cổ phần Long Sơn Inter Foods (2ha), công ty TNHH New Apparel Far Eastern (VN) (9,8ha)….Diện tích đất 47ha tại KDC cao su Đồng Phú, công ty đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và bắt đầu phân lô bán nền cho dân cư sinh sống. Đến cuối năm 2016 toàn bộ lô đất tại KDC cao su Đồng Phú đã được bán hết.

Trước tình hình khả quan của việc kêu gọi thu hút đầu tư như trên, vào đầu quý IV/2013 được sự chấp thuận của các cấp thẩm quyền, công ty tiếp tục đầu tư mở rộng KCN Nam Đồng Phú, xây dựng KCN Nam Đồng Phú với diện tích 69ha. Hiện nay công tác đầu tư xây dựng KCN Nam Đồng Phú đã hoàn tất công tác bồi thường thu hồi đất, san lấp mặt bằng và đang tiến hành xây dựng các hạng mục chính của dự án. Về cơ bản, tiến độ công việc thực hiện đã đạt được khoảng 65% kế hoạch của dự án. Công ty cũng đã chủ động xúc tiến các thủ tục mời gọi các nhà đầu tư vào thuê đất, sử dụng hạ tầng KCN Nam Đồng Phú.

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú Đồng Phú

Nhằm đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần KCN Bắc Đồng Phú, qua đó phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty, tìm ra những điểm còn hạn chế trong năng lực cạnh tranh, tác giả đã thực hiện khảo sát khách hàng của công ty. Quy trình thực hiện khảo sát như sau:

- Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

Theo như đã trình bày ở chương 1, tác giả đã kế thừa các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh khu công nghiệp và tiến hành nghiên cứu định tính với các chuyên gia trong ngành để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.

- Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát

Theo Bentler (1990), tỷ lệ số lượng mẫu trên biến quan sát được đề nghị là 5:1. Mô hình khảo sát trong luận văn gồm có 6 yếu tố độc lập với 25 biến quan sát. Do đó, số lượng mẫu quan sát tối thiểu cần thiết là 5 x 25 = 125 mẫu. Tuy nhiên tác giả quyết định thực hiện dùng 250 bảng câu hỏi khảo sát để tăng thêm sự tin cậy của mẫu và dự phòng các khách hàng không trả lời.

Trong đợt khảo sát này tác giả đã phát ra số phiếu là 250, dưới đây là bảng kết quả khảo sát:

Bảng 2.1: Bảng mẫu số liệu điều tra

STT Chỉ tiêu Kết quả Tỷ lệ

1 Tổng số bảng câu hỏi phát ra 250 100%

2 Tổng số bảng câu hỏi thu về 235 94%

3 Tổng số bảng câu hỏi bị loại vì không hợp lệ 29 11.6%

4 Tổng số bảng câu hỏi đưa vào phân tích 206 82.4%

Đã có 235 bảng câu hỏi được thu nhận, trên 250 số lượng bảng câu hỏi phát ra trong đó có 29 bảng câu hỏi bị loại bỏ do không hợp lệ. Do đó, số lượng mẫu đưa vào phân tích là 206 bảng câu hỏi.

Sau đây là kết quả khảo sát của khách hàng về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần KCN Bắc Đồng Phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp bắc đồng phú (bđp) trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp khu công nghiệp đến năm 2020 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)