Đối với tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp bắc đồng phú (bđp) trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp khu công nghiệp đến năm 2020 (Trang 101 - 120)

Với tỉnh Bình Phước, tác giả kiến nghị:

- Xây dựng những trung tâm thí nghiệm, trung tâm ứng dụng công nghệ mới; huy động các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học tham gia vào nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm tạo bước đột phá về công nghệ sản xuất.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý “Một cửa, tại chỗ” đối với ban quản lý các KCN Bình Phước để giảm bớt các thủ tục hành chính, hạn chế quan liêu, tiêu cực của các cơ quan công quyền; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh tại KCN.

- Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phải coi đây là chiến lược quan trọng, là yếu tố cốt lõi quyết định đến thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nói chung và sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Phước nói riêng.

- Xây dựng nhà ở cho người lao động và xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hoá của công nhân làm việc trong KCN, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho từng KCN.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ thực trạng của KCN Bắc Đồng Phú và những vấn đề còn tồn tại, cần có những giải pháp đưa ra để khắc phục những mặt tồn tại và phát huy những mặt đạt được, nhằm để hoàn thiện môi trường hoạt động của doanh nghiệp trong KCN. Tác giả đề nghị 3 nhóm giải pháp trong đó có 11 giải pháp, có thể tóm tắt lại như sau:

- Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Bắc Đồng Phú, gồm: điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng, cơ sở hạ tầng vùng, chất lượng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, tổ chức quản lý điều hành khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế và đô thị. Thực hiện nhóm giải pháp trên sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và tạo ra môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi.

- Nhóm giải pháp về đảm bảo tính bền vững trong hoạt động của KCN Bắc Đồng Phú, gồm: đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN, chất lượng các dịch vụ. Với mục tiêu đem lại nguồn lực chất lượng, ổn định; môi trường xanh, sạch và phát triển bền vững cho KCN.

- Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Bắc Đồng Phú, gồm: hoàn thiện chính sách ưu đãi về giá thuê đất, hoàn thiện cơ chế chính sách, hoàn thiện môi trường chính trị và pháp luật, hoàn thiện năng lực marketing. Nhằm mục đích tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trương kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy thu hút đầu tư cho KCN.

Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá tốt các nhóm giải pháp trên sẽ hỗ trợ, tạo động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp phát triển, đem lại môi trường đầu tư an toàn, bền vững, góp phần phát triển cho KCN và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Quốc gia.

KẾT LUẬN

Với mục đích đưa ra giải pháp để hoàn thiện môi trường hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư tại KCN Bắc Đồng Phú tỉnh Bình Phước, bước đầu luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu hóa các cơ sở lý luận về KCN, hoạt động của doanh nghiệp đầu tư trong KCN và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp đầu tư trong KCN. Đây là cơ sở lý thuyết, là nền tảng và là công cụ để phục vụ cho công tác nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư tại Bắc Đồng Phú, tỉnh Bình Phước trong thời gian qua.

Từ việc nghiên cứu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư tại Bắc Đồng Phú và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đã nêu bật lên những mặt đã đạt được và chưa đạt được, những tồn tại cần được giải quyết về công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực, cơ chế chính sách, ưu đãi đầu tư, bảo vệ môi trường…Đây là các yếu tố cần hoàn thiện, cần xây dựng các giải pháp nhằm mục đích mang lại thuận lợi trong hoạt động của doanh nghiệp, góp phần phát triển KCN Bắc Đồng Phú thành mô hình kinh tế kiểu mẫu, một khu công nghiệp phức hợp theo hướng hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường. Giải quyết vấn đề trên sẽ góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung.

Để đạt được mục tiêu trên, cần tiến hành thực hiện một hệ thống các nhóm giải pháp cần thiết, bao gồm: nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Bắc Đồng Phú; nhóm giải pháp về đảm bảo tính bền vững trong hoạt động của các doanh nghiệp tại KCN Bắc Đồng Phú; nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Bắc Đồng Phú. Các giải pháp có nội dung cụ thể và đại diện; có tính lâu dài phù hợp với KCN Bắc Đồng Phú, với tỉnh Bình Phước, với bối cảnh của Việt Nam và xu thế chung của khu vực và Thế Giới.

đó có 11 giải pháp đã được đề xuất cho KCN Bắc Đồng Phú nhằm đem lại hiệu quả và phát triển bền vững cho KCN. Để mang lại hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa doanh nghiệp trong KCN, ban quản lý KCN Bắc Đồng Phú, ban quản lý các KCN Bình Phước và chính quyền tỉnh Bình Phước trong các vấn đề như: xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế kinh tế; ban hành và thực hiện các chính sách về đất đai, tài chánh, chính sách hỗ trợ người lao động, chính sách về thu hút đầu tư, cải tiến công nghệ và bảo vệ môi trường. Công tác phối hợp phải đồng bộ, cùng hướng về mục tiêu chung là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KCN hoạt động sản xuất thuận lợi, KCN phát triển, mang lại động lực cho nền kinh tế địa phương.

Tóm lại, các nhóm giải pháp đưa ra sẽ góp phần hoàn thiện môi trường hoạt động của các doanh nghiệp tại KCN Bắc Đồng Phú, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư trong KCN, thúc đẩy KCN phát triển theo hướng bền vững; góp phần vào mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Phước công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Liên Diệp (2010). Quản trị học. NXB Thống kê, TPHCM.

2. Ban biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2005). Bách khoa toàn thư. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

3. Trần Thanh Mẫn (2009). Phát triển công nghiệp của thành phố Cần Thơ đến năm 2020. Luận văn (Tiến sĩ), Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TPHCM.

4. Nghị định số 36/CP, ngày 24/4/1997 của Thủ Tướng Chính phủ. Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

5. Ban quản lý các khu kinh tế Bình Phước. Báo cáo kết quả thực hiện năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.

6. Ban quản lý các khu kinh tế Bình Phước. Báo cáo kết quả thực hiện năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

7. Nguyễn Đình Thọ (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB lao động xã hội, TPHCM.

8. Nguyễn Đình Luận (2012). Giáo trìnhQuản trị nguồn nhân lực.Tài liệu lưu hành nội bộ, trường ĐH công nghệ TPHCM.

9. Luật Doanh nghiệp số: 60/2005/QH11 (Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009). 10. Nghị định số 29/CP, ngày 14/3/2008 của Thủ Tướng Chính phủ. Qui định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

11. Phạm Văn Sơn Khanh (2006). Hoàn thiện hoạt động các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2010. Luận văn (Tiến sĩ), Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TPHCM.

12. Luật Đầu tư số: 59/2005/QH11, ngày 29/11/2005.

14. Đồng Thị Thanh Phương (2013). Giáo trình quản trị doanh nghiệp. NXB Lao động – Xã hội, TPHCM.

15. Luật lao động số: 10/2012/QH13, ngày 18/6/2012.

16. Trang tin điện tử tỉnh Bình Phước. www.binhphuoc.gov.vn.

17. Sổ tay đầu tư Việt Nam (2017). Bình Phước tiềm năng và cơ hội đầu tư.

18. Luật bảo vệ môi trường số: 52/2005/QH11, ngày 29/11/2005. 19. Khảo sát của tác giả (2017).

20. Michael E. Porter, 1980. Chiến lược cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Ngọc Toàn, 2009. TP.HCM: NXB Trẻ - DT Books.

21. Michael E. Porter, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Phúc Hoàng, 2008. TP.HCM: NXB Trẻ - DT Books

PHỤ LỤC 1

DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM

Kính chào các ông/bà.

Tôi là học viên lớp cao học QTKD, Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM. Tôi đang nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp”. Rất mong ông/bà dành chút ít thời gian để chia sẻ cùng tôi về “Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp”.

Xin lưu ý với ông/bà là không có quan điểm nào là đúng hay sai, những ý kiến của ông/bà chỉ phục vụ cho mục đích duy nhất trong việc hoàn thành luận văn và các ý kiến này được giữ bí mật.

Xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG THẢO LUẬN

Dựa trên đề xuất của Thompson và Strickland, Phan Minh Hoạt đã đưa ra các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp (Phan Minh Hoạt, 2004):

1/ Năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo về thị trường trong nước và thị trường nước ngoài,...;

2/ Năng lực tìm kiếm khách hàng và đối tác tin cậy có năng lực hợp tác kinh doanh có hiệu quả với doanh nghiệp;

3/ Năng lực tổ chức sản xuất những mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế,...;

4/ Năng lực tổ chức xuất khẩu,... (mua, bán, vận chuyển hàng hoá,...); 5/ Năng lực thanh toán quốc tế;

6/ Năng lực xử lý các tình huống về tranh chấp thương mại quốc tế nhanh chóng và có hiệu quả,...;

7/ Các nhân tố về công nghệ: như khả năng nghiên cứu về công nghệ nhất là đối với những ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, khả năng đổi mới quá trình

kinh doanh, khả năng đổi mới sản phẩm, khả năng sử dụng các công nghệ tin học; 8/ Các nhân tố liên quan tới nguồn nhân lực: nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng chuyên môn cao, bí quyết quản lý chất lượng, đội ngũ chuyên gia về thiết kế sản phẩm hoặc về loại công nghệ quan trọng, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, thời gian phát triển sản phẩm từ ý tưởng tới thị trường nhanh chóng,...;

9/ Các nhân tố về văn hoá doanh nghiệp;

10/ Các nhân tố về khả năng thích ứng và quản lý sự thay đổi; 11/ Các nhân tố về tài chính;

12/ Các nhân tố về hình ảnh, uy tín;

13/ Năng lực cạnh tranh về giá và giá thành.

Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn, có 10 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Nguyễn Minh Tuấn, 2010):

1/ Giá cả sản phẩm và dịch vụ; 2/ Chất lượng sản phẩm và bao gói;

3/ Kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; 4/ Thông tin và xúc tiến thương mại;

5/ Năng lực nghiên cứu và phát triển;

6/ Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; 7/ Trình độ lao động;

8/ Thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; 9/ Vị thế tài chính;

10/ Năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp.

Kết hợp các lý thuyết trên và qua nghiên cứu thực tế tại Công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, tôi nhận thấy năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp thể hiện qua các yếu tố cấu thành sau đây:

1/ Điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng; 2/ Cơ sở hạ tầng kinh tế vùng;

3/ Các trung tâm kinh tế và đô thị; 4/ Cơ chế chính sách;

5/ Môi trường chính trị và pháp luật;

6/ Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ; 7/ Nguồn lao động;

8/ Năng lực quản trị của doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm của mình, ông/bà cho biết trong những yếu tố trên có yếu tố nào nên bỏ đi, hay có thể bổ sung thêm yếu tố nào? Trên cơ sở đó thì năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp được đánh giá cụ thể qua các yếu tố nào?

... ... ... ... ... ... ... ...

THẢO LUẬN CÁC TIÊU CHÍ CỤ THỂ THỂ HIỆN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC THU HÚT

DOANH NGHIỆP VÀO KHU CÔNG NGHIỆP

1/ Điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng: Các tiêu chí nào sau đây thể hiện điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng của công ty trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp?

- Gần các tuyến giao thông đường bộ, hàng không, bến cảng và các điều kiện thuận lợi khác.

- Nguồn nước công nghiệp được cung cấp đầy đủ. Xin ông/bà hãy cho biết:

- Trong các tiêu chí được liệt kê phía trên, tiêu chí nào nên bỏ đi và nên bổ sung thêm tiêu chí nào?

hạ tầng kinh tế của vùng của công ty trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp?

- Chính sách cải tạo và nâng cấp đường bộ, đường sắt, mở rộng các tuyến đường giao thông…

- Được các ngành tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc xây dựng các công trình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc…

Xin ông/bà hãy cho biết:

- Trong các tiêu chí được liệt kê phía trên, tiêu chí nào nên bỏ đi và nên bổ sung thêm tiêu chí nào?

3/ Các trung tâm kinh tế và đô thị: Các tiêu chí nào sau đây thể hiện các trung tâm kinh tế và đô thị của công ty trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp?

- Nơi tập trung lao động kỹ thuật có chất lượng cao

- Tập trung các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, dạy nghề giúp các KCN phát triển thuận lợi.

- Sẵn có hệ thống tài chính ngân hàng.

- Sẵn có những cơ sở công nghiệp hỗ trợ (về linh kiện, phụ tùng, hoặc bán thành phẩm…) cho công nghiệp trong KCN.

- Đã sẵn có tiện nghi đầy đủ về giáo dục, giải trí, các khách sạn, nhà nghỉ, cung cấp đầy đủ thực phẩm cho các chuyên gia và người lao động.

Xin ông/bà hãy cho biết:

- Trong các tiêu chí được liệt kê phía trên, tiêu chí nào nên bỏ đi và nên bổ sung thêm tiêu chí nào?

4/ Cơ chế chính sách: Các tiêu chí nào sau đây thể hiện cơ chế chính sách của Công ty trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp?

- Các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế công ty, thuế xuất nhập khẩu, thuế lợi tức.

- Không hạn chế việc chuyển vốn lợi nhuận của các nhà đầu tư ra nước ngoài.

- Xác định rõ quyền sử dụng đất của các nhà đầu tư. - Quy chế hoạt động của KCN rõ ràng, cụ thể và ổn định. Xin ông/bà hãy cho biết:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp bắc đồng phú (bđp) trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp khu công nghiệp đến năm 2020 (Trang 101 - 120)