Thực trạng thành phần nguồn lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp bắc đồng phú (bđp) trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp khu công nghiệp đến năm 2020 (Trang 69 - 73)

Bảng 2.12: Kết quả đánh giá thành phần nguồn lao động

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá (%) 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % 1 Có đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư

12 5.8 69 33.5 62 30.1 31 15.5 32 15.1

2

Lao động ở công ty đáp ứng được yêu cầu công việc

15 7.3 72 34.9 63 30.6 30 14.6 26 12.6

3 Nguồn lao động dồi

dào. 13 6.3 27 13.1 35 17 60 29.1 71 34.5

- Tại yếu tố đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư đưa vào khảo sát nhận được 39.3% kết quả đánh giá là rất yếu và yếu, ngoài ra còn có 30.1% đánh giá ở mức độ trung bình. Nguyên nhân là do trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa có các cơ sở đào tạo đại học dẫn đến lao động trong tỉnh chưa có trình độ, tay nghề cao và cũng thiếu các kỹ năng mềm về ngoại ngữ, làm việc theo nhóm, tác phong công nghiệp… Điều này chứng tỏ các cơ sở đào tạo nghề, công nhân kỹ thuật đào tạo chưa phù hợp với chuyên môn mà doanh nghiệp tuyển dụng.

Tuy nhiên yếu tố trên đưa vào khảo sát vẫn nhận được kết quả tốt với tỷ lệ khách hàng cho ý kiến mức độ khá mạnh và mạnh chiếm tỷ lệ lần lượt là 15.5% và 15.1%. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 3 cơ sở đào tạo hệ cao đẳng và 2 cơ sở đào tạo hệ trung cấp là các địa chỉ tin cậy cung cấp lao động chất lượng có tay nghề, gồm:

Hệ cao đẳng gồm có: Cao đẳng công nghiệp cao su, cao đẳng sư phạm Bình Phước, cao đẳng nghề Bình Phước.

Hệ trung cấp gồm có: trung cấp kinh tế kỹ thuật Bình Phước, trung cấp y tế Bình Phước.

Ngoài ra tỉnh Bình Phước nằm gần Bình Dương, Tp.HCM là trung tâm đào tạo lớn nhất nước với nhiều trường đại học nổi tiếng, đây cũng là nơi cung cấp lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư.

- Tại yếu tố lao động ở công ty đáp ứng được yêu cầu công việc đưa vào khảo sát nhận được 42.2% kết quả đánh giá là rất yếu và yếu, ngoài ra còn có 30.6% đánh giá ở mức độ trung bình. Nguyên nhân là do số lượng học sinh tốt nghiệp PTCS hoặc PTTH, lao động hằng năm theo học ở các trường dạy nghề ít, học sinh chủ yếu thi vào đại học, nên dẫn đến việc thiếu hụt lao động lành nghề, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của khu công nghiệp trong tỉnh Bình Phước.

Tuy nhiên yếu tố trên đưa vào khảo sát vẫn nhận được kết quả tốt với tỷ lệ khách hàng cho ý kiến mức độ khá mạnh và mạnh chiếm tỷ lệ lần lượt là 14.6% và

nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho các nhân viên có tay nghề giỏi để phục vụ và đáp ứng công việc mà doanh nghiệp đưa ra.

- Tại yếu tố nguồn lao động dồi dào đưa vào khảo sát kết quả tốt với tỷ lệ khách hàng cho ý kiến mức độ khá mạnh và mạnh chiếm tỷ lệ lần lượt là 29.1% và 34.5%. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến năm 2016 toàn tỉnh Bình Phước có tổng dân số là 1.691.400 người, mật độ dân số 628 người/km2. Trong đó trên 60% dân số (tức khoảng 1 triệu người) trong độ tuổi lao động và hằng năm có từ 8.000 đến 9.000 học sinh tốt nghiệp PTTH.

Riêng tại KCN Bắc Đồng Phú, đến nay đã tạo ra việc làm cho gần 43.000 lao động, giúp giải quyết được nhu cầu lao động tại địa phương cũng như lực lượng lao động nhập cư trên cả nước.

Bảng 2.13: Tình hình sử dụng lao động tại KCN Bắc Đồng Phú(đến tháng 12/2016)

Đơn vị: Người

STT Các giai đoạn của KCN Tổng Trình độ chuyên môn BP Tỉnh ĐH TC PT 1 Bắc Đồng Phú 28.653 2.719 25.934 758 3.978 23.917 2 Nam Đồng Phú 13.907 1.936 11.971 1.488 1.404 11.015 3 Tổng (KCN Bắc Đồng Phú) 42.560 4.655 37.905 2.246 5.382 34.932 (Nguồn: Ban quản lý khu công nghiệp năm 2016).

Theo như Bảng 2.13 thì tại KCN Bắc Đồng Phú lực lượng lao động địa phương chiếm 13,38%, lao động nhập cư từ các tỉnh chiếm 86,62% nhân lực tại

KCN. Nguồn lao động tại địa phương vẫn đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tại KCN Bắc Đồng Phú nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung nhưng các doanh nghiệp chủ yếu dùng nguồn lao động nhập cư từ các tỉnh.

Tuy nhiên yếu tố trên đưa vào khảo sát nhận được 19.4% kết quả đánh giá là rất yếu và yếu, ngoài ra còn có 17% đánh giá ở mức độ trung bình. Nguyên nhân là do doanh nghiệp sử dụng đa số lực lượng lao động nhập cư sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp vì số lượng lao động sẽ biến động theo thời gian, nhất là sau những dịp nghỉ lễ tết, do khi tìm được công việc ổn định tại địa phương của họ, người lao động sẽ từ bỏ việc làm tại KCN.

Nhìn chung nguồn lao động tại KCN vẫn dồi dào lao động nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng cho các doanh nghiệp ở KCN. Sự khó khăn trong việc thuê mướn lao động chuyên môn còn được thể hiện qua thời gian mà doanh nghiệp tốn kém để tuyển dụng số lao động này. Để tuyển dụng được số lao động có chuyên môn, doanh nghiệp phải tốn một khoảng thời gian trung bình khoảng 30 ngày. Cá biệt có DN phải tốn từ 6 tháng, thậm chí đến 1 năm để thuê được lao động có chuyên môn cần thiết. Như vậy việc cung ứng lao động chuyên môn ở Bình Phước là vấn đề khó khăn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn, ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn, nhu cầu lao động có chuyên môn sẽ ngày càng tăng, đòi hỏi hệ thống đào tạo tại chỗ phải phát triển tương xứng để đáp ứng đầy đủ lao động cho doanh nghiệp trong KCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp bắc đồng phú (bđp) trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp khu công nghiệp đến năm 2020 (Trang 69 - 73)