Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp bắc đồng phú (bđp) trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp khu công nghiệp đến năm 2020 (Trang 28 - 39)

nghiệp vào khu công nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ở một khía cạnh nào đó được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như lợi nhuận, thị phần, nhưng đó là tổng hợp của rất nhiều các yếu tố mà doanh nghiệp đó khai thác và tạo dựng được. Thực tế có rất nhiều những nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau ảnh hưởng một cách trực tiếp và gián tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào đầu tư tại khu công nghiệp. Mỗi một nhân tố khác nhau sẽ có mức độ và phạm vi ảnh hưởng không giống nhau. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau:

biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích hay hạn chế, ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành cụ thể, do đó có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp thuộc các ngành đó. Ví dụ, đánh thuế vào nguyên liệu nhập khẩu sẽ đẩy giá thành sản phẩm xuất khẩu lên cao, làm cho nó không có năng lực cạnh tranh, như vậy là không khuyến khích xuất khẩu... Các chính sách kinh tế, mọi quy định và thủ tục phải minh bạch, đơn giản, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp sẽ tác động mạnh tới kết quả, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Môi trường pháp lý luôn được coi là nhân tố khách quan nhưng có rất nhiều ảnh hưởng đến khả năng tạo dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Nó tạo ra khuôn khổ hoạt động cho doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Vì vậy, tính ổn định và chặt chẽ của nó tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những thuận lợi cho một số doanh nghiệp này nhưng tạo ra những bất lợi cho doanh nghiệp khác. Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm thích nghi với điều kiện mới là một yếu tố để doanh nghiệp thành công.

- Trình độ phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, hạ tầng cơ sở và dịch vụ hậu cần. Đây được coi là nhóm yếu tố ảnh hưởng gián tiếp, nhưng có tác động cũng không hề nhỏ đến khả năng tạo dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các dịch vụ hỗ trợ như công nghệ thông tin, viễn thông, giao thông vận tải,… và các ngành công nghiệp phụ trợ, hạ tầng cơ sở có thể làm cho thời gian giao hàng bị kéo dài, chi phí xuất khẩu tăng lên đáng kể.

- Các nhân tố thuộc về con người và tri thức ban lãnh đạo. Đây là những nhân tố quan trọng nhất và có ảnh hưởng một cách trực tiếp nhất đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào, với quy mô nào, kết quả và hiệu quả của các mặt hoạt động đều phụ thuộc nhiều vào đức và tài của đội ngũ

lãnh đạo cũng như cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý, vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân và việc thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Chính vì thế tri thức ban lãnh đạo sẽ ảnh hưởng rất quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm. Cùng với đó, trình độ nhân viên, tay nghề của người lao động luôn là động lực tạo ra những lợi thế cạnh tranh và sự vượt trội trên những mặt khác nhau của doanh nghiệp so với đối thủ.

- Các yếu tố về công nghệ và kỹ thuật: xu hướng phát triển khoa học công nghệ trên thế giới cũng như trong khuôn khổ quốc gia đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới năng lực của doanh nghiệp. Hoạt động trong những ngành có tốc độ phát triển về công nghệ cao thì công nghệ chính là nguồn lực tạo ra sức mạnh cạnh tranh, là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt và đón đầu được sự phát triển khoa học công nghệ, phải có kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

- Vốn kinh doanh có lẽ là nhân tố luôn được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng. Nguồn vốn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng đổi mới mặt hàng, mở rộng thị trường và gia tăng quảng bá cho sản phẩm. Tuy nhiên, nguồn vốn hoàn toàn không phải là nhân tố ảnh hưởng quyết định nhất đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vấn đề là ở chỗ, doanh nghiệp phải biết huy động tối đa và khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn vốn khác nhau.

Ngoài ra, còn có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với những mức độ nhau đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như đặc điểm về văn hoá, xã hội, thói quen, phong tục tập quán và phong cách làm việc, sự trợ giúp từ phía chính phủ và các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý nhà nước và ngành…

Bản chất cơ bản của mô hình là bao gồm các tính năng quan trọng, các yếu tố, các hệ thống hay vấn đề được nghiên cứu, và quan trọng hơn là khả năng giải thích và dự đoán các mối quan hệ có liên quan trong số các yếu tố nguyên nhân và

các hiệu ứng; nó cho phép xây dựng các đề xuất thực nghiệm để kiểm tra bản chất của các mối quan hệ nhân quả.

Nghiên cứu về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Các mô hình này bao gồm:

- Lê Thế Giới với nghiên cứu: “ Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam”; CIEM- Dự án VIE 01/025 của UNDP, (2005) Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. NXB Giao thông vận tải. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của khu công nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội

- “Phương pháp Thompson-Strickland” trong bài báo “Vận dụng phương pháp Thompson-Strickland đánh giá so sánh tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” (Phan Minh Hoạt, 2004) và “Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp” trong sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Minh Tuấn, 2010); Trên cơ sở đó để hình thành đề cương thảo luận nhóm với các chuyên gia (xem Phụ lục 1).

Qua kết quả thảo luận nhóm với 10 chuyên gia trong lĩnh vực quản lý khu công nghiệp (danh sách các chuyên gia thảo luận xem phụ lục 2), tác giả xác định được 11 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần khu công nghiệp như sau:

1/ Điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng; 2/ Cơ sở hạ tầng kinh tế vùng;

3/ Các trung tâm kinh tế và đô thị; 4/ Cơ chế chính sách;

5/ Giá cho thuê;

6/ Năng lực marketing;

8/ Chất lượng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; 9/ Chất lượng các dịch vụ;

10/ Nguồn lao động;

11/ Tổ chức quản lý điều hành khu công nghiệp.

Để đánh giá chi tiết 11 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh, căn cứ vào các thang đo tham khảo đã được kiểm định từ các luận án tiến sĩ kinh tế trước đây: “Tăng cường năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới” (Trần Thị Anh Thư, 2012) và “Năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố Hồ Chí Minh” (Hoàng Thị Thanh Hằng, 2013); “Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khu công nghiệp theo mô hình kim cương, giai đoạn 2014-2020” (Vương Quốc Thắng, 2014), kết hợp với kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, tác giả đề ra đề cương thảo luận nhóm về “Các tiêu chí cụ thể thể hiện các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp” (Phụ lục 1).

Xây dựng thang đo cho mô hình nghiên cứu: Đối tượng khảo sát được đề nghị cho điểm từng yếu tố cấu thành theo thang đo Likert 5 bậc với các mức: 1 (rất yếu), 2 (yếu), 3 (trung bình), 4 (khá mạnh), 5 (mạnh).

Sau khi tiến hành thảo luận nhóm với 10 chuyên gia trong lĩnh vực, tác giả xác định được một bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến chuyên gia (xem phụ lục 2). Trên cơ sở thang đo Likert tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát về năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần khu công nghiệp như sau:

(1) Điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng: Vị trí địa lý hết sức quan trọng trong quá trình thu hút sự phát triển của các KCN. KCN phải được xây dựng ở vị trí địa lý thuận lợi, đảm bảo cho giao lưu hàng hoá giữa KCN với thị trường quốc tế và các vùng còn lại trong nước. Đây là một trong những điều kiện cần thiết đối với sự thành công và sự phát triển bền vững của các KCN để đảm bảo

cho vận chuyển hàng hoá và nguyên liệu ra vào các KCN được nhanh chóng và thuận tiện nhất nhằm giảm chi phí lưu thông và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ra. Các KCN cần được xây dựng ở gần các khu vực đô thị, gần các trung tâm văn hoá – xã hội, có hệ thống giao thông thuận lợi. Ngoài ra, về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, sông, hồ...cũng cần phải lưu ý để tránh gây khó khăn cho quá trình xây dựng và hoạt động sau này.

Quy mô đất xây dựng KCN cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển các KCN, vì quy mô lớn sẽ tạo nên một khu vực công nghiệp rộng lớn, tiềm năng phát triển lớn hơn. Cơ hội liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trong KCN sẽ cho hiệu quả thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp. Trong các yếu tố quyết định sự thành công của KCN, thì có 2 yếu tố thuộc về yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên là: - Gần các tuyến giao thông đường bộ, hàng không, bến cảng và các điều kiện thuận lợi khác.

- Nguồn nước công nghiệp được cung cấp đầy đủ.

(2) Cơ sở hạ tầng kinh tế của vùng: Về cơ sở hạ tầng kinh tế của vùng, các KCN phải nằm trong khu vực có chính sách ưu tiên của nhà nước, đặc biệt là trong các khu vực làm đòn bẩy phát triển kinh tế của cả nước. Những khu vực này có thể được nhà nước hỗ trợ trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ chung nhưng có lợi cho cả KCN.

- Chính sách cải tạo và nâng cấp đường bộ, đường sắt, mở rộng các tuyến đường giao thông…

- Được các ngành tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc xây dựng các công trình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc…

(3) Các trung tâm kinh tế và đô thị: Các trung tâm kinh tế và đô thị vừa có vị trí thuận lợi, vừa có điều kiện nội tại làm cho các KCN có khả năng phát triển hiệu quả cao, được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

- Tập trung các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, dạy nghề giúp các KCN phát triển thuận lợi.

- Sẵn có hệ thống tài chính ngân hàng.

- Sẵn có những cơ sở công nghiệp hỗ trợ (về linh kiện, phụ tùng, hoặc bán thành phẩm…) cho công nghiệp trong KCN.

- Đã sẵn có tiện nghi đầy đủ về giáo dục, giải trí, các khách sạn, nhà nghỉ, cung cấp đầy đủ thực phẩm cho các chuyên gia và người lao động.

(4) Cơ chế chính sách: Môi trường cơ chế chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của việc phát triển KCN. Vì nếu cơ chế thông thoáng, không gây quá nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư, đồng thời có các chính sách ưu đãi thì sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư do họ sẽ giảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận kinh doanh. Cụ thể được đo lường bằng các biến sau:

- Các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế công ty, thuế xuất nhập khẩu, thuế lợi tức.

- Không hạn chế việc chuyển vốn lợi nhuận của các nhà đầu tư ra nước ngoài.

- Xác định rõ quyền sử dụng đất của các nhà đầu tư. - Quy chế hoạt động của KCN rõ ràng, cụ thể và ổn định.

(5) Giá cho thuê: Giá là một yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh nên khi định giá, các doanh nghiệp không thể bỏ qua các thông tin về giá thành, giá cả và các phản ứng về giá của các đối thủ cạnh tranh. Bởi vì giá là một trong những yếu tố rất nhạy cảm và sự thay đổi về giá sẽ dễ dẫn đến cuộc cạnh tranh giá cả. Việc quan trọng của các nhà quản trị là phải nắm bắt được thông tin đầy đủ về giá cả thị trường và chi phí của doanh nghiệp để từ đó tính được mức giá phù hợp mà vẫn đảm bảo mức lợi nhuận mong muốn cho doanh nghiệp. Yếu tố trên được khảo sát qua các biến sau:

- Giá cả cạnh tranh - Giá cả linh hoạt

- Phương thức thanh toán có nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư

(6) Năng lực marketing: Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp là kết quả của một quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp cần có ý thức xây dựng chiến lược marketing của công ty thật hiệu quả. Chiến lược marketing mạnh sẽ mang lại cho doanh nghiệp cơ hội thu được mức giá cao hơn từ khách hàng so với sản phẩm cùng loại, củng cố tính bền vững cho doanh nghiệp và tạo ra khách hàng trung thành. Yếu tố trên được khảo sát qua các biến sau:

- Đảm bảo hình ảnh nhận diện công ty rất dễ nhận biết qua logo - Công ty rất chuyên nghiệp trong công tác chăm sóc khách hàng - Hình ảnh của công ty rất ấn tượng trong tâm trí khách hàng - Các kế hoạch quảng cáo, truyền thông tiếp thị rộng rãi - Nhân viên marketing được đào tạo chuyên nghiệp

(7) Môi trường chính trị, pháp luật: Nơi xây dựng KCN phải có sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư. Kinh nghiệm cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi không coi những ưu đãi về kinh tế là yếu tố quyết định đầu tư hàng đầu, mà chính là sự ổn định về chính trị, xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Yếu tố này được đánh giá qua các tiêu chí sau:

- Hệ thống pháp luật chặt chẽ và có hiệu lực.

- Bảo vệ được lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia đầu tư. - Tình hình an ninh, chính trị được đảm bảo.

(8) Chất lượng cơ sở hạ tầng KCN: Cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng cho sự phát triển bền vững về kinh tế của các KCN. Vì một cơ sở hạ tầng hiện đại

và đồng bộ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng KCN bao gồm cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài KCN. Yếu tố này được khảo sát thông qua các biến sau:

- Hệ thống đường xá rộng và hiện đại sẽ thuận tiện cho các phương tiện vận tải vận chuyển sản phẩm hàng hóa.

- Hệ thống đèn đường chiếu sáng, nguồn cung cấp điện cho hoạt động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp bắc đồng phú (bđp) trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp khu công nghiệp đến năm 2020 (Trang 28 - 39)