Các thủ pháp nghệ thuật trong hát Đúm giao duyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 105 - 117)

B. PHẦN NỘI DUNG

4.1.2. Các thủ pháp nghệ thuật trong hát Đúm giao duyên

Giao duyên là đề tài rộng, bao trùm nội dung hát Đúm. Nội dung chủ yếu của hát Đúm là phản ánh đời sống tâm tư tình cảm, tình yêu đôi lứa ...góp phần tích cực vào việc thể hiện nội dung ấy là một số thủ pháp nghệ thuật.Nói đến thủ pháp nghệ thuật là nói đến các tổ chức ngôn từ tạo nên lời ca, truyền đạt lời hát đến người nghe. Trong ca dao dân ca nói chung và hát Đúm và hát Đúm giao duyên nói riêng có nhiều thủ pháp làm nên giá trị của lời ca . Với giới hạn của một bài luận văn, chúng tôi xin đi vào phân tích giá trị một số thủ pháp nghệ thuật cơ bản: lối biểu hiện trực tiếp tình cảm, thủ pháp so sánh, thủ pháp nhân hóa, không gian và thời gian nghệ thuật.

4.1.2.1.So Sánh

Thủ pháp nghệ thuật mà hát Đúm giao duyên hay sử dụng là so sánh( còn gọi là tỉ dụ). So sánh là việc đối chiếu sự vật này với sự vật khác dựa trên những đặc điểm giống nha nào đó giữa hai sự vật nhằm tạo nên những hình ảnh ngệ thuật mới mẻ, tạo những cảm xúc thẩm mĩ cho người nghe, người đọc. Lời ca hát Đúm giao duyên Phục Lễ sử dụng biện pháp so sánh để lột tả những tình cảm trong sáng, cao đẹp hay những trạng thái cảm xúc cụ thể nào đó của nhân vật trữ tình. Và nhờ có biện pháp so sánh mà giá trị nhận thức, tạo hình, biểu cảm trong câu hát trở nên sâu sắc hơn.

Trong hát Đúm giao duyên Phục Lễ chẳng cần phải diễn tả nhiều lời chỉ cần dùng hình ảnh so sánh này là đủ để nói sự mong đợi tình yêu của trai gái tới mức nào: Cô gái:

“... Em còn chờ đợi chàng đây Như cá đợi nước như mây chờ rồng Mây gặp rồng mây bay cuồn cuộn

Cá gặp nước con ngược con xuôi...” [ 2, tr.52]

(Hát huê tình)

Chàng trai:

“...Tình cờ gặp được em đây

Như cá gặp nước như mây gặp rồng Mây gặp rồng mây bay cuồn cuộn

Cá gặp nước con ngược con xuôi...” [ 2, tr.73]

Lời ca đã sử dụng thủ pháp so sánh với những hình ảnh ẩn dụ được kết theo cặp: “ ” - “ nước”, “mây”- “rồng”, thật khó có hình ảnh nào có thể diễn đạt hơn khao khát được gặp gỡ người mình yêu của trai gái Phục Lễ, bởi lẽ cá không thể sống nếu thiếu nước cũng như em, anh không thể sống thiếu anh, em.

Những kiểu so sánh dạng này ta bắt gặp nhiều trong lời ca hát Đúm giao duyên giúp hình ảnh so sánh được linh hoạt :

“ Gặp đây chắc hẳn duyên rồi Ông tơ bà mối se rồi đừng buông ....

Kẻo nữa anh nhớ anh mong

Anh mong nàng nhớ như rồng mong mưa Cũng là cá nước duyên ưa

Lòng giời se lại bây giờ gặp em...” [ 2, tr.69]

(Hát huê tình)

Nỗi niềm mong nhớ của anh với nàng được so sánh như “ rồng mong mưa”, rồng gặp mưa sẽ thỏa chí vẫy vùng, anh gặp được nàng sẽ thỏa nỗi nhớ mong. Và đây, nỗi niềm tương tư đến sầu muộn thì nỗi mong nhớ càng khát khao.

“...Canh tư sương tuyết lạnh lùng

Ta mong mình đến như rồng mong mưa...” [ 2, tr.82] ( Hát ghẹo)

Khát khao yêu đương của trai gái Phục Lễ thật mãnh liệt. Trong ca dao dân ca về tình yêu đôi lứa, nghệ thuật so sánh trở thành một phương tiện để các cặp trai gái thể hiện tình cảm một cách kín đáo, tế nhị mà sâu sắc vô cùng. Và đây thêm một hình ảnh so sánh nữa:

“...Nay mừng trúc đã sánh đào Tơ hồng vấn vít buộc vào nên dây Thực là rồng ấp lấy mây

Như chim loan phượng đậu cây ngô đồng...” [ 2, tr.67]

(Hát huê tình)

Hình ảnh “ trúc đã sánh đào” chỉ sự tương xứng nhân duyên đôi lứa được so sánh với “rồng ấp lấy mây”,chim loan phương đậu cây ngô đồng”. Đôi lứa gắn bó với nhau trở thành mối nhân duyên đẹp đẽ. Thật khó có hình ảnh nào có thể diễn đạt

được tình yêu đẹp, thuỷ chung, gắn bó bền chặt của đôi lứa bằng những hình ảnh này. Có thể nói so sánh là một biện pháp tu từ được sử dụng khá phổ biến trong những câu hát giao duyên:

“...Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu Đôi ta vụng nhớ, thầm yêu

Dặn chàng đừng có nghe điều nói ngang Trăm năm tình nghĩa đá vàng

Ra về em chỉ nhớ chàng chàng ơi...” [ 2, tr.167] (Hát ra về)

Lời ca hát Đúm giao duyên Phục Lễ đã mượn luôn hình ảnh so sánh trong ca dao để biểu đạt cho tình yêu thủa ban đầu của trai gái . Đối tượng so sánh“đôi ta” được so sánh đối chiếu với nhiều sự vật được liệt kê như “lửa mới nhen”, “trăng mới mọc”, “đèn mới khêu” đã biểu đạt cho tình yêu vừa bắt đầu, háo hức, mãnh liệt như ngọn lửa bùng cháy, như ánh trăng mới mọc tỏa ánh sáng trên bầu trời khuya và như ngọn đèn mới khêu bùng lên ngọn lửa của tình yêu thương trong sáng. Tình yêu ban đầu bao giờ cũng là tình yêu đẹp nhất. Tình yêu là ánh sáng của cuộc đời, là sự ấm nóng của con tim rạo rực, mê say.

Nhờ có so sánh mà những câu ca trong hát Đúm giao duyên thật hàm súc, lời ít mà ý nhiều. Bằng những hình ảnh so sánh mà nỗi niềm trai gái Phục Lễ muốn gửi gắm trở nên cô đọng và mang nhiều ý nghĩa.

Tóm lại, chỉ với các hình ảnh so sánh hết sức quen thuộc, gần gũi mà tình cảm đôi lứa hiện lên đầy nghĩa tình, thủy chung son sắc. Nhờ cách ví von ấy mà tình yêu hiện lên thật sinh động vừa cụ thể, vừa trừu tượng.

4.1.2.2. Điệp từ

Điệp từ là biện pháp lặp đi lặp lại một từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra cảm xúc trong lòng người đọc. Ca dao có những câu biểu đạt nỗi nhớ rất thành công:

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhệm ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ .

Điệp từ “trông”, “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại thể hiện nỗi nhớ mong mòn mỏi của chủ thê trữ tình. Nó cùng tạo nên giá trị nhận thức và biểu cảm nhất định, nó nhấn mạnh trạng thái cảm xúc rối bời, ra ngóng vào trông, buồn bã, nhung nhớ đến thẫn thờ, như người mất hồn .

Trong lời ca hát Đúm giao duyên biện pháp điệp từ được sử dụng khá nhiều. Thể hiện nỗi nhớ của trai gái yêu nhau:

“ Nhớ người da trắng tóc xanh Xin em đừng có nặng tình với ai Nhớ những buổi sánh vai trò chuyện Nhớ những lời hứa hẹn cùng nhau Nhớ khi câu chuyện mở đầu Bây giờ ta lại gặp nhau tự tình

Nhớ em giấc ngủ không thành Mơ màng tưởng đến Châu Trần mà thương” [2, tr.67]

(Hát Huê Tình)

Điệp từ “nhớ”lặp đi lặp lại như lời giãi bày, hồi tưởng quá khứ của buổi hò hẹn ban đầu, nỗi tương tư ôm trọn những thao thức trăn trở, mơ tưởng đến cuộc hôn nhân đẹp, xứng đôi vừa lứa “ Mơ màng tưởng đến Châu Trần”.

“Cùng nhau đã nặng nhời nguyền Ra về xin chớ ưu phiền chàng ơi! Ra về nhớ trúc thương mai Ra về em nhớ không sai dạ này Ra về hầu mẹ, hầu thầy

Phu thê tình nghĩa đá bàng Ra về em chỉ nhớ chàng từ đây Hãy cùng ô, nón trao tay

Ra về kẻo tối, mẹ thầy chờ trông Hội xuân đến hẹn thì lên

Nguồn ân, biển ái không quên nhời chàng “Sợi chỉ vàng vắt ngang tờ giấy

Phải lòng nhau chửa lấy được nhau” Ra về, ăn một miếng giầu

Xin chàng cầm lấy cho nhau bằng lòng”. [2, tr.163] (Hát Ra về)

Điệp từ “ ra về ” và điệp từ “ nhớ” được lặp đi lặp lại như một điệp khúc khắc sâu thời khắc chia tay đầy lưu luyến. Nỗi lòng mong mỏi đó đã thể hiện một tình cảm sâu sắc, mãnh liệt của đôi lứa.

“...Ra về một bước một xa

Một nhời trân trọng giao hoà thuỷ chung Ra về chung một dòng sông

Bên trông, bên đợi chờ mong hẹn hò Ra về bể sở sông ngô

Nguồn ân biển ái nhỏ to nhời chàng Ra về lòng dạ vấn vương

Chàng nhớ thì ít, em thương thì nhiều Ra về vụng nhớ thầm yêu

Biết bao giờ được nói điều phu thê Ra về một chốn, hai quê

Dặn chàng đừng có nặng nề với ai Ra về bể rộng, sông dài

Thề rằng em có thương ai bằng chàng Ra về Tính nhớ, Tình thương

Xin chàng giữ trọn đá vàng thuỷ chung.” [2, tr.166] (Hát Ra về)

Ra về, điệp khúc càng dồn dập thì nỗi nhớ càng thêm khắc khoải, tiếng lòng của trai gái trong buổi chia tay càng day dứt hơn. Điệp từ “Ra về” kết hợp với điệp từ “ nhớ” “ thương” đã mở rộng không gian chia cách làm cho nỗi nhớ thương càng đầy vơi trong lòng.

4.1.2.3.Nhân hóa

Cùng với biện pháp ẩn dụ, biện pháp so sánh, biện pháp điệp từ thì biện pháp nhân hoá cũng được sử dụng trong lời ca hát Đúm giao duyên Phục Lễ. Nhân hoá được coi là một biện pháp biến thể của ẩn dụ tu từ, trong đó người ta lấy những khái niệm biểu thị những thuộc tính, hành động của người dùng để biểu thị hành động của đối tượng khác loại dựa trên nét tương đồng về thuộc tính về hành động giữa người và đối tượng không phải là người.

Sự liên tưởng rút ra nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải người thường gắn với cách nhìn, với thái độ của người nói. Cho nên, bằng nhân hoá, người ta có thể bộc lộ tâm tư của mình một cách kín đáo. Trong nhiều trường hợp, hát Đúm giao duyên Phục Lễ dùng nhân hoá vừa là để miêu tả đối tượng không phải con người, làm phương tiện, làm cái cớ để thể hiện tình cảm riêng, sâu kín của mình.

Bây giờ em gặp chàng đây

Để rồng than thở với mây một lời[2, tr.70] (Hát Huê tình)

Hình ảnh rồng và mây ở đây mang nghĩa biểu tượng. Rồng và mây tất nhiên cũng chỉ là những cái thuộc về thế giới tự nhiên nhưng ở đây rồng biết than thở cùng mây, tâm sự với mây về nỗi niềm phải cách xa, về nỗi buồn không được đoàn tụ để rồng phải mang một nỗi niềm riêng. Ở đây rồng và mây đã nói hộ cho con người về tâm trạng nhớ nhung. Mây và rồng thở than với nhau là để nói lên nỗi niềm của chủ thể trữ tình một cách kín đáo, tế nhị mà không kém phần sâu sắc. Đằng sau lời thở than còn là khao khát gặp nhau, tự tình, gắn kết. Hai hình ảnh thuộc vê thê giới khác lại được coi là một phương tiện hữu hiệu để chuyển tải tâm trạng của chủ thể trữ tình, không những vậy nó làm cho những lời ca ấy thêm phần hấp dẫn hơn.

“Ra về Trúc nhớ thương Mai

Như thuyền nhớ bến, như ai nhớ mình Ra về Tính lại nhớ Tình

Như kim nhớ chỉ, như mình nhớ ta...” [ 2, tr.166] (Hát ra về)

Cặp từ “ trúc - mai” biểu tượng cho sự gắn kết lứa đôi được so sánh như “thuyền nhớ bến”, như “ kim nhớ chỉ”, bằng thủ pháp nhân hóa những câu hát Đúm giao duyên trở nên có hồn, “thuyền” và “ kim” những vật vô tri, vô giác cũng mang tâm trạng nhớ nhung, thương nhớ. Thuyền luôn mong cập bến và kim mong được gần chỉ. Câu ca là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa so sánh, nhân hóa và điệp từ đã khẳng định sự cần thiết của đối tượng này với đối tượng kia và ngược lại giống như “ai nhớ mình” “tính nhớ tình”, giống như “mình nhớ ta”. Có thể nói điệp khúc nỗi nhớ tăng cấp, trào dâng. Ra về bao điều muốn nói, ra về những nhớ cùng thương dâng đầy.

Qua việc phân tích một số giá trị nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu của lời ca hát Đúm giao duyên Phục Lễ như thể thơ, giai điệu, kết cấu, ngôn ngữ, điển tích điển cố và một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu, cho thấy cùng với giá trị nội dung phản ánh của hát Đúm giao duyên, các biện pháp nghệ thuật nói trên đóng vai trò quan trọng làm nên cái hay cái đẹp cho hát Đúm giao duyên Phục Lễ.

4.1.2.4.Ẩn dụ

Đây là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn chương cổ, nhất là trong ca dao, dân ca. Ẩn dụ thực chất là lối so sánh ngầm dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự. Ở đây đối tượng so sánh ẩn đi chỉ còn một vế là cái dùng để so sánh. Ản dụ là một biện pháp tạo được giá trị biểu cảm và hiệu quả nghệ thuật rất cao. Biện pháp ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả được những điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằng những hình tượng nghệ thuật vừa giản dị. Vừa giàu chất thơ. Cách nói của ẩn dụ bóng bẩy, hàm xúc và tế nhị. Trong ca dao ta bắt gặp nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu cảm rất cao như: Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Đây là một trong những câu ca dao hay nhất về tình yêu, con thuyền tình trong nghệ thuật ẩn dụ làm cho lời thơ gợi cảm thắm thiết và đẹp biết nhường nào. Trong hát Đúm giao duyên Phục Lễ nỗi nhớ thương, lo lắng, ước muốn khôn nguôi, tình cảm nồng nàn đằm thắm nhưng cách diễn đạt sao mà ý nhị:

Cầm tay mận hỏi thực đào

(Hát huê tình)

Nhiều hình ảnh ẩn dụ được dùng nhiều lần trở thành quen thuộc và dần dẩn trở thành những hình tượng mang tính ước lệ, tượng trưng cao như mận - đào, trúc - mai, rồng- mây, hoa – bướm

Biện pháp ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức mới, một lối tư duy mới về sự vật. Ẩn dụ đã tạo ra một lối tư duy mới cả về phương diện miêu tả sự vật cụ thể lẫn những khái niệm trừu tượng, không định hình, khó đong đếm.Bên cạnh đó, Biện pháp ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả được những điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằng những hình tượng nghệ thuật vừa khái quát vừa giàu chất thơ:

Dững là rày ước mai ao

Vườn hồng chửa có ai vào đào nguyên

(Hát huê tình)

Vườn hồng là những hình ảnh ẩn dụ , chỉ vườn tình yêu, còn mỹ từ "đào nguyên"- suối hoa đào, gợi nhớ tích xưa Lưu Nguyễn lạc thiên thai . lời ít mà ý nhiều, bằng cách nói bóng gió xa xôi câu hát Đúm giao duyên đã biểu đạt sự kín đáo, tế nhị trong tình yêu. Cô gái phát đi tín hiệu chưa nguyện ước cùng ai.

Như vậy, biện pháp ẩn dụ được sử dụng trong lời ca hát Đúm giao duyên Phục Lễ được coi là một biện pháp nghệ thuật hữu hiệu để biểu hiện tình cảm, suy nghĩ của chủ thể trữ tình một cách sâu sắc và khéo léo tế nhị nhất, nó được sử dụng rất hay, chẳng kém gì ca dao:

“...Thực lòng chẳng nói sai đâu

Chàng đừng thử lửa mà đau lòng vàng Hoa xuân chờ đón xuân sang

Yêu hoa đừng để nhỡ nhàng duyên hoa...” [ 2, tr.79] (Hát ghẹo)

Lời nhắn nhủ kín đáo của cô gái đến với chàng trai cũng là lời khẳng định cho sự thủy chung son sắt trong tình yêu của cô gái.

Bên cạnh những thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ góp phần làm tạo nên hiệu quả thẩm mĩ, làm đẹp hơn cho lời ca giao duyên trong hát Đúm thì việc

sử dụng điển tích, điển cố cũng góp phần không nhỏ vào việc chuyển tải nội dung giao duyên một cách hiệu quả.

4.1.2.5. Điển tích, điển cố

Những điển tích, điển cố được sử dụng làm cho lời ca hát Đúm thêm cô đọng, súc tích, mang tính khái quát cao, lời ít mà ý lại nhiều. Việc sử dụng điển tích, điển cố thể hiện tài năng, tầm hiểu biết sâu rộng của người sáng tác và hát Đúm cổ truyền. Hát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 105 - 117)