B. PHẦN NỘI DUNG
1.5.2. Giới thiệu lễ hội
Đến với hội xuân Phục Lễ, du khách sẽ được hòa mình vào không khí vui tươi với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc như đấu vật, chơi đu, tổ tôm, cờ người... đặc sắc và cuốn hút hơn cả là lễ hội hát Đúm với làn điệu ngọt ngào, sâu lắng... Đây là một trong những lễ hội tiêu biểu mà người dân Thủy Nguyên mong chờ trong suốt một năm và luôn thu hút lượng lớn khách thập phương.
Duyên kết bạn tình ơi Quê anh Phục Lễ, Thủy Nguyên
Tục làng vẫn mở hội xuân chơi đùa Một năm chỉ có một mùa
Tháng giêng vãn cảnh chơi chùa, hội xuân …
Thật là tại bởi duyên giời
Xui nên ta gặp mình nơi hội này Ông tơ cũng khéo xe dây
Nối cho mình mấy ta nay duyên lành. [2, tr.79-80
( Hát huê tình)
Hát Đúm là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian nằm trong hệ thống di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Lễ hội hát Đúm có từ xa xưa và được duy trì đến ngày nay bởi tâm huyết của các nghệ nhân cao tuổi. Hát Đúm là một trong những lễ hội xuân tiêu biểu nhất của huyện Thủy Nguyên.
Trước năm 1954, Hội hát Đúm ở tổng Phục diễn ra từ ngày mồng 2 Tết nguyên đán, kết thúc vào ngày mồng 10. Trong những ngày này, lễ hội không chỉ có hát đúm mà có nhiều trò chơi được tổ chức: Thi dệt vải, thi làm bánh, thi vật, thi đánh đu... Đặc biệt, hội hát đúm thu hút nhiều thanh niên nam nữ địa phương và khách thập phương tham gia. . [25, tr. 726].
Hát Đúm xưa, là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian địa phương được nhiều người yêu thích. Thông qua lời ca hát Đúm, trai gái Phục Lễ có cơ hội gửi gắm nỗi niềm, tâm tư, tình cảm, nguyện ước... là dịp họ làm quen, tìm hiểu nhau, xe kết duyên tình. Cuộc hát giao duyên qua những canh hát kéo dài, họ say sưa hát, nếu hai người thấy “kết nhau” thì hò hẹn tâm tình. Chính những câu hát Đúm giao duyên mỗi độ xuân về đã làm náo nức trái tim bao chàng trai, cô gái tổng Phục và nhiều đôi đã nên vợ nên chồng sau những cuộc hát ấy.
Ngày nay hội xuân hát Đúm được tổ chức hàng năm từ mồng 2 đến mồng 6 Tết âm lịch. Hội thi hát Đúm được tổ chức thường niên, luân phiên tại các xã thuộc tổng Phục xưa (Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ ), huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng. Ban giám khảo cuộc thi là các cụ cao niên có kinh nghiệm và am hiểu về hát Đúm. Các phần thi kết thúc, ban tổ chức công bố, trao tặng các giải xuất sắc, giải nhất, nhì và một số giải thưởng chuyên đề cho các đoàn hát.
* Tiểu kết chương 1
Chương viết trình bày khái quát về hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên từ nguồn gốc, sự hình thành và phát triển, môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội xã Phục Lễ và môi trường diễn xướng trong mối quan hệ với Hát Đúm, “ Lễ hội khai xuân ” với huyền tích về “Lễ hội Mở mặt” vô cùng độc đáo. Hát Đúm là một loại hình dân ca cổ, loại hình hát giao duyên bên cạnh hát Xoan, hát Quan Họ… Cùng với hát Đúm, hội hát Đúm là nét đẹp văn hóa đặc sắc của người dân địa phương trong dịp đầu năm mới; hội hát Đúm
Phục Lễ xưa và nay đã trở thành điểm hẹn văn hóa cho những ai thực sự có tâm với nghệ thuật hát Đúm.
Toàn bộ khung cảnh lễ hội được Chương viết tái hiện trên cơ sở các tài liệu đã sưu tầm được của các nhà nghiên cứu địa phương trước đây và căn cứ vào những tài liệu chúng tôi điền dã tại Phục Lễ , Phả Lễ, Lập Lễ (thuộc tổng Phục cũ) gặp gỡ các nghệ nhân cao tuổi và người dân địa phương. Qua đó, Chương viết phần nào đã cố gắng mô tả và phản ánh một cách sát thực về sinh hoạt hát Đúm Phục Lễ xưa và nay. Hát Đúm chính là giá trị văn hóa dân gian phi vật thể, là món ăn “đặc sản” của Hải Phòng. Do vậy thông qua đề tài, người viết mong góp một phần vào công tác bảo tồn, khai thác và phát huy tích cực di sản văn hóa này, để có thể giúp địa phương đưa hình thức sinh hoạt hát Đúm ngày càng đến gần với đông đảo công chúng hiện nay.
Chương 2
HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG GIAO DUYÊN CỦA HÁT ĐÚM PHỤC LỄ
Thuộc loại hình hát giao duyên, hát Đúm nằm trong hệ thống sinh hoạt dân ca Việt Nam. Ngoài yếu tố lời, nhạc thì diễn xướng là khâu vô cùng quan trọng, diễn xướng là sự liên kết, gắn bó tất cả mọi người tham gia, hình thành nên cộng đồng bền vững với ý thức cùng chung sống. Cuộc sống đích thực của tác phẩm văn học dân gian là cuộc sống trong môi trường diễn xướng và hình thức diễn xướng, chỉ ở dạng tồn tại này nó mới bộc lộ hết vẻ đẹp thẩm mỹ một cách toàn diện, sâu sắc.
Nói về hình thức diễn xướng giao duyên của hát Đúm Phục Lễ thì đó là thuộc kiểu "ca" trong số các phương thức biểu hiện của văn học dân gian là "ca, nói, kể, diễn". Có nhiều kiểu “ca”, có thể chỉ là ca hát đơn thuần, có thể ca hát kết hợp với trống phách, điệu bộ để minh hoạ (như hát Xoan) ca kết hợp với ngâm nói (như hát Nói), hát gồm nhiều giọng đệm, nhị, hề, phách (hát Xẩm)... hát Đúm Phục Lễ thuộc kiểu ca hát đơn thuần - tức là chỉ có hát, không có trống phách, nhị, hề hay những động tác nào phụ hoạ. Tuy nhiên với những đặc trưng riêng về diễn xướng giao duyên, hát Đúm Phục Lễ đã tạo được vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt của hình thức sinh hoạt cộng đồng, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.
2.1. Hình thức tạo “ Đúm” trong hát Đúm Phục Lễ
2.1.1. Cách thức tổ chức hát .
Hát Đúm Phục Lễ với lối diễn xướng đối đáp giao duyên nam nữ mang đậm nét riêng của dân ca vùng miền. Diễn xướng đối đáp luôn gắn với Đúm ( chỉ một tập thể). Do đó hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng là một chỉnh thể nguyên hợp của sinh hoạt văn hóa nghệ thuật cộng đồng [12, tr 99]. Xưa kia hát Đúm được hát trên đường ra đồng, lúc làm việc, khi nghỉ ngơi … (gọi là hình thức hát Đúm lẻ) ; còn có hát Đúm diễn ra trong lễ hội đình, lễ hội chùa, những địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng ( gọi là hình thức hát Đúm có “lề lối” còn gọi là “Đúm cuộc”).
Theo Nguyễn Ngọc Hải và Nguyễn Đỗ Hiệp thì “… hình thức diễn xướng Đúm
là hát đối đáp của một đội nam nữ giữa một Đúm ( đám người vây xung quanh). Trong hội xưa có nhiều Đúm như vậy. Có Đúm ở giữa sân chùa, có Đúm ở góc sân, có Đúm ở sau sân, có Đúm ở cổng chùa…[12, tr. 98]
Trước đây mỗi năm vào dịp đầu xuân, xã Phục Lễ thường tổ chức lễ hội xuân với nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đánh đu, cờ người… Tại sân bãi trước cổng đình, cổng chùa từng tốp nam thanh nữ tú tụ tập hát Đúm. Họ hát ở hội chùa, hội đình với hình thức “đàn đúm”, trai gái tụ tập tạo “ Đúm” mà hát. Mỗi cuộc hát Đúm có thủ tục, có quy cách riêng. Để tạo đúm hát, nhóm các chàng trai cử đại diện tiến về phía nhóm các cô gái, cầm tay một cô ưng ý mặc dù chưa biết mặt (vì cô gái bịt khăn chỉ để hở đôi mắt) và hát mấy câu mời cô tham gia hát trong hội. Nếu cô gái còn ngượng ngùng chưa đồng ý thì chàng trai vẫn giữ tay cô gái hát mời tiếp đến khi cô gái đáp lời đồng ý vào hát. Chàng trai và cô gái rất tự nhiên cất lời hát đối đáp, các bạn nam nữ của hai nhóm cùng người đi xem hội không biết tự khi nào đã quây tròn lại mỗi lúc mỗi đông để nghe hát. Lúc này cuộc hát đối đáp giao duyên so tài giữa chàng trai và cô gái mới thực sự bắt đầu.
Hát Đúm cũng giống như hát quan họ Bắc Ninh, hát Xoan Phú Thọ, hát ví dặm Nghệ Tĩnh, vào cuộc hát các chàng trai, cô gái tập trung theo nhóm, theo đoàn, vừa là để có bạn thêm vững tin, vừa là để hát đỡ cho nhau mỗi khi bí lời ; thường là bên phía các chàng trai chủ động tiến về phía các cô gái, tay cầm tay hát chào, hát mời…các vật dụng thường xuất hiện cùng các chàng trai, cô gái là nón, khăn, ô, mũ … Và đặc biệt là mỗi khi thua cuộc không kể bên nam hay bên nữ họ đều phải bỏ của chạy lấy người ( nam phải bỏ cả ô, mũ còn nữ phải bỏ cả nón, khăn); dĩ nhiên bên thắng cuộc sẽ nhận được “vật làm tin” của bên thua cuộc để lại ( họ thỏa lòng bởi ước muốn có được cả ô lẫn người). Và sau mỗi cuộc hát, tình cảm hai bên càng lúc càng thêm da diết, mặn nồng, sâu sắc, nghĩa tình hơn qua từng câu hát.
Hình thức diễn xướng tạo “Đúm” trong hát Đúm Phục Lễ hoàn toàn khác với hình thức diễn xướng Đúm trong hát Xoan – Phú Thọ. Ở phần dân ca nghi lễ phong tục của hát Xoan, có hát Đúm là tiết mục đặc sắc, hấp dẫn nhất với một trò ném quả đúm (là một miếng vải nhỏ để trầu cau ở giữa và cuộn tròn lại) diễn ra giữa các cô đào phường xoan với trai làng nơi phường xoan đến hát thờ vào dịp hội làng mùa
xuân. Nếu như hát Đúm trong hát Xoan ở Phú Thọ và hát Đúm của người Thổ ở Thanh
Hóa với hai yếu tố hát đối đáp và diễn trò (ném quả đúm) là nét đặc sắc trong diễn xướng giao duyên; thì Đúm( đám) người trong hát Đúm Phục Lễ và hát Đúm ở một số các địa phương khác của huyện Thủy Nguyên như Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng ... với yếu tố đối
đáp và ứng tác đã tạo thành một tổng thể diễn xướng độc đáo, mang đậm tính nguyên hợp. Ngoài hình thức diễn xướng tạo “ Đúm” của hát Đúm Phục Lễ, ở Hải Phòng còn xuất hiện hình thức diễn xướng giữa thuyền nam hát đối đáp với thuyền nữ như trong hội Giao thuyền ở đầm Cửa Phủ vùng ven biển thuộc Thụy Hương Kiến Thụy.
2.1.2. Thể lệ hát
Hội hát Đúm có qui định, thể lệ chặt chẽ và cụ thể. Trước hết nhóm hát phải đồng giới (nhóm nam hoặc nhóm nữ) và xấp xỉ cùng lứa tuổi. Khi chọn bạn dẫn đầu nhóm nhất thiết bên nam phải hát với nhóm nữ cùng tuổi hoặc ít tuổi hơn. Trai gái hát đối đáp với nhau nhất thiết phải là người không cùng huyết thống.
Những người có vợ, có chồng vẫn được tham gia hội hát, nhưng những người này sẽ hát với nhau. Những người có vợ hoặc chồng tham gia hát cấm không được ghen tuông, gây rối trong hội hát (vì theo tập tục khi hát phải cầm tay nhau, đối đáp bằng những lời ca mang nội dung giao duyên tỏ tình, hứa hẹn đầy tình tứ, thắm tình đôi lứa ). Trong suốt cuộc hát, đôi bạn phải cầm tay nhau khi nào hát xong mới bỏ tay nhau ra. Chính điểm này đã tạo nét độc đáo khác biệt giữa hát Đúm Phục Lễ với các loại hình ca hát giao duyên khác.
Vào cuộc hát Đúm còn có quy định nam giới phải hát trước mời nữ hát và nữ được hát giao kèo đối với nam ( tránh tình trạng nam chọn các từ có nghĩa khó hiểu khi hát để trêu chọc nữ hoặc phá bĩnh cuộc hát )
2.1.3. Trang phục hát
Cũng như các loại hình nghệ thuật dân gian khác bao giờ cũng có trang phục riêng thì trong làn điệu hát Đúm các chàng trai cô gái cũng có những bộ trang phục riêng thể hiện nét tính cách và phù hợp với các làn điệu hát Đúm.
Xưa kia, chàng trai cô gái khi tham gia hát đều sử dụng các sắc phục truyền thống. Nam áo dài the thâm, hay áo dài phin màu đen, màu gụ, quần trắng, chân đi guốc, đầu quấn khăn nhiễu hay đội khăn xếp, tay cầm ô hay quạt với dáng vẻ thư sinh, lịch thiệp tao nhã. Nữ thường mặc váy lĩnh bằng lụa đen, khoác áo cánh nâu hoặc mặc áo tứ thân mớ ba, mớ bảy, yếm trắng hay yếm hồng lưng thắt bao tượng sắc màu rực rỡ, đầu đội khăn mỏ quạ hay vấn tóc bọc nhung đen để vắt đuôi gà vừa mềm mại, tinh nghịch, vừa bay bướm dịu dàng trong khí trời tươi ấm.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cùng với trào lưu cách tân mở rộng, trang phục hát Đúm truyền thống dần dần biến đổi. Sau ba ngày Tết Nguyên đán, trai tài gái sắc các nơi nô nức đổ về tổng Phục vui hội. Trai thì áo lương khăn xếp, quần trúc bâu trắng đi giày da láng, đầu che ô đen. Nữ thì áo dài tứ thân mớ ba, ngoài cùng là áo dài thâm, trong là áo màu tím, vàng hoặc đỏ; lưng thắt bao lụa hồng hay màu hoa thiên lý; lẳn trong bao lưng là dây xà tích bạc trắng. Cô nào cũng yếm màu hoặc yếm trắng , đội khăn mỏ quạ che kín mặt. [25, tr.786]
2.1.4. Các bước hát
Do bản chất là một hình thức giao duyên nam nữ nên yếu tố “mời gọi” trong hát Đúm được thể hiện rõ ràng. Hát Đúm của người Kinh bao giờ cũng bắt đầu và kết thúc bằng câu: “Duyên kết bạn mình ơi” hoặc “Rằng người thương ơi”; còn hát Đúm của người Thổ mở đầu và kết thúc bằng một tiếng gọi dài “Ơ ơ... ơi... ới ới...”. Đó như một báo hiệu để người hát bắt nhịp cho làn điệu cho mình và nó cũng giúp người nghe nhận biết sắp kết thúc bài hát để chuẩn bị đối lại.[1, tr.85]
Qua thực tế nghe và nghiên cứu về lời ca hát Đúm, chúng tôi thấy hát Đúm Phục Lễ giống như hát Đúm của người Kinh mà nhà nghiên cứu Trịnh Hữu Anh với công trình Hát Đúm của người Thổ ở Việt Nam đã nhận xét như trên. Trong quá trình hát một lời Đúm ( có thể là 4 câu hoặc hàng chục câu), dứt khoát phải có câu đệm mở và đệm kết, ví dụ trước khi vào lời hát có câu “ Duyên kết bạn mình ơi” hoặc “ Duyên kết bạn tình ơi” rồi hát và kết đệm bằng câu “ Người thương ơi”, “Rằng người thương ơi”.
Nội dung lời ca của hát Đúm rất phong phú, trong lễ hội có nhiều cuộc hát Đúm với nhiều nội dung diễn ra từ sáng đến tối, từ ngày này sang ngày khác. Mở đầu là những câu hát chào, hát mừng khi gặp nhau (hát gặp, hát chào hỏi), tiếp theo là các phần hát giao hẹn (giao kèo), hát hỏi, hát đố, hát mời (trầu, cơm, nước…), hát họa, hát huê tình (giao duyên), hát thư, hát lính ... và kết thúc là hát ra về (hát tiễn).
Một cuộc hát Đúm sẽ tuân thủ các bước sau:
- Hát gặp hay còn gọi là hát chào hỏi
Trước khi vào cuộc hát, khi nam nữ mới gặp nhau, các chàng trai thường sẽ chủ động hát trước để mời các cô gái. Hai người thường hát những câu chào, hỏi dò tên tuổi
họ hàng, quê quán, giao hẹn lối hát,…Nếu như thấy hợp ý thì mới hát tiếp sang các chủ đề khác. - Hát giao hẹn( giao
kèo): thường sau hát chào là hát có giao hẹn để thử tài, thăm dò tình cảm đối phương. Nữ:
Duyên kết bạn mình ơi Chàng muốn hát em xin giao hẹn Khách tài tình thề nguyện bóng giăng Chàng hát vần trắc, em hát vần bằng Hát mưa, hát gió, hát giăng trên giời Gặp đây hỏi một đôi lời
Cầm kỳ, thi, họa, chàng thời hát không?
Nam:
Duyên kết bạn mình ơi Chào quý trước nam nữ thanh tú Đến hội xuân vạn sự bình yên ...
Gặp em anh hỏi đôi lời
Mùa xuân được mấy ngày vui thế này Đôi ta phận đẹp duyên may
Hát cho tình thắm những ngày xa nhau. [2, tr.8]
Rằng người thương ơi
Nữ:
Duyên kết bạn mình ơi Thoạt vào em chào hội xuân
Em chào Quý chức xa gần ngồi chơi ... Đến hội em chẳng ngại gì
Cậu khoá mời hát em thì góp vui Mỗi năm gặp một lần thôi
Ngày vui ca hát để rồi nhớ nhau. [2, tr.15]
Hát sao như vợ, như chồng
Liệu chàng có hát được không hở chàng?... [2, tr.16] Rằng người thương ơi
Nam:
Duyên kết bạn mình ơi
Nàng giao hẹn sao không hẹn trước Để cho anh biết được yên lòng Ngày xuân gặp bạn má hồng Hát vậy nên vợ nên chồng mới hay Cầm kì thi họa hội này
Duyên giời đã định xe dây cùng nàng Hát bõ lúc ngày đêm ao ước
Hội tương phùng ta được gặp nhau Hát cho nổi tiếng hoàn cầu
Để cho thiên hạ đâu đâu cũng tường. [2, tr.17] Người thương ơi
Cũng có khi hát giao kèo là hát răn để xác định thái độ trước khi vào hát bởi lẽ