Diễnxướng theo các chặng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 43 - 45)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.1. Diễnxướng theo các chặng

Hát Đúm có thủ tục hẳn hoi.Trong cuốn Địa chí Thủy Nguyên, có giới thiệu trình tự một cuộc hát Đúm theo nội dung, cơ bản có ba giai đoạn:

– Hát vào cuộc (còn gọi là hát dạm). – Hát thi tài (phần chính).

– Hát giã đám.

Thông thường khi đã ổn định trật tự, bắt đầu vào cuộc hát là hát gặp, hát chào, hát mừng. Vào cuộc hát, chàng trai hát trước mời cô gái hát ( hát mời đến khi cô gái đồng ý mới thôi). Nếu cô gái đồng ý sẽ hát lời nhận hát. Trai gái hát chào nhau, mừng nhau. Sau hát vào cuộc là hát giao duyên (còn gọi là hát huê tình). Đây là bước chính của hát Đúm với nhiều bài theo lối đối đáp (hát đố, hát họa bộc lộ hiểu biết của mình về trời đất, về con người và xã hội); với nhiều bài hát huê tình (có nội dung về tình yêu, ướm hỏi, nhớ thương, đợi chờ bộc lộ tình cảm của mình với bạn hát ). Khi hát đã lâu, người thấm mệt, chuyển sang hát mời: Mời ăn trầu, uống trà, rượu, hút thuốc và hẹn nhau đến chơi nhà. Trước năm 1945, sau phần này là hát lính. Với nội dung ca ngợi các chàng trai theo

lệnh vua lên đường đánh giặc; người con gái ở nhà nuôi con, chung thủy chờ chồng, chăm sóc mẹ cha (Hát lính là nét đặc biệt của hát Đúm Phục Lễ mà nơi khác không có). Sau hát lính là hát thư. Hát thư để nói nỗi lòng nhớ nhung khi trai gái phải xa nhau bởi hội đã hết. Quen nhau ở hội, khi xa ai cũng nhớ nên gửi nỗi niềm ấy vào thư. Rồi đến hát cưới và sau cưới . Người hát tưởng tượng ra hai bên đã tâm đầu ý hợp nên bàn đến chuyện cưới và tương lai sau cưới. Nội dung câu hát có thể là lễ vật thách cưới, sắm sửa cho nhau hoặc vẽ ra viễn cảnh một gia đình hạnh phúc, no đủ, con cái đề huề. Nếu cuộc hát dài, cảm thấy vốn đã sắp cạn, hai bên có thể chuyển sang hát chuyển làn (còn gọi là hát giở giọng). Lúc này hát khá thoải mái với những làn điệu dân ca quan họ, cò lả, hát ru, trống quân, sa mạc... [25, tr.786]

Cuối cùng là hát giã đám, hát giã bạn ( Hát ra về). Nội dung thường là tâm trạng ra về nhớ nhung, lưu luyến...hẹn gặp nhau ở hội hát năm sau.

Chúng tôi đồng quan điểm với hai nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hải và Nguyễn Đỗ Hiệp, theo lề lối qui định một cuộc hát Đúm có ba chặng hát ứng với ba giai đoạn đã nêu ở trên:

Chặng 1: Hát vào đầu, trai gái gặp nhau hát chào hỏi, giao tiếp.Gồm các bước hát:

- Hát chào mừng ( lời chào và làm quen)

- Hát thăm hỏi - mời ( hỏi gia cảnh, tình ý cha mẹ và mời đến chơi nhà)

Chặng 2: Chặng chính của cuộc hát, trai gái hát trao tình, thử tài nhau. Gồm các bước hát:

- Hát Đố - giảng ( thường đó các hiện tượng thiên nhiên, cảnh vật, nghề nghiệp...)

- HátHọa ( ví – lấy môi trường thiên nhiên, tích truyện để ứng ví với tình cảm

- Hát Huê tình ( lời hát thể hiện các cung bậc tình cảm

- Hát Thư, hát Lính ( bày tỏ nỗi lòng nhớ thương khi xa cách)

- Hát Sắm, hát Cưới ( mơ ước một cuộc sống hạnh phúc).

Chặng 3: Chặng kết thúc cuộc hát, trai gái chia tay nhau bịn rịn, quyến luyến (

Hát ra về )[12, tr.100 -101]

Hát Đúm Phục Lễ ( hát Đúm của người Kinh) giống với hát Đúm của người Thổ ở Việt Nam. Một cuộc hát Đúm phát triển theo ba chặng, thông qua nội dung các bước hát. Chặng hai là chặng trung tâm của cuộc hát, dài ngắn sẽ tùy thuộc vào cảm hứng của

người tham gia hát. Ở cả ba chặng của hát Đúm chỉ là một lối hát giao duyên. Tuy nhiên hát Đúm Phục Lễ vẫn có điểm khác biệt với hát Đúm của người Thổ. Nếu như vật dụng luôn bên cạnh người hát trong hát Đúm Phục Lễ là nón, ô thì vật dụng quan trọng trong hát Đúm của người Thổ lại là quả đúm.

So với hát Quan họ, hát Xoan, hát Trống quân thì lề lối diễn xướng theo các chặng ở hát Đúm đơn giản hơn vì hát Quan họ, hát Xoan, hát Trống quân ngoài lối hát giao duyên còn phát triển thêm phần nghi lễ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)