B. PHẦN NỘI DUNG
3.2.5. Bài ca tình yêu in dấu ấn vùng đất, nghề nghiệp, giai đoạn lịch sử
Trong xã hội cổ truyền, lời ca hát Đúm Phục Lễ mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất ven biển, thuần nông, chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi là chính, cây lúa là chủ
lực. Lời hát đối đáp giao duyên sau đây của trai gái Phục Lễ in rõ dấu ấn nghề nông: Nam:
Duyên kết bạn tình ơi Gặp em trên cánh đồng làng
Tay em thoăn thoắt thẳng hàng lúa khoai Áo em ánh cúc khuy cài
Má em ửng đỏ thắm tươi dịu dàng ...
Xe hoa anh sẽ rước nàng về dinh Đẹp đôi hai đứa chúng mình
Như loan với phượng chung tình kết giao [2, tr.175]
( Hát huê tình) Nữ:
Duyên kết bạn tình ơi Gặp anh ở chốn đồng quê
Anh khen em giỏi tay nghề đảm đang Trồng rau cấy lúa thẳng hàng
Nâu sồng nhuộm vải sao chàng quá khen ...
Mẹ cha đẹp ý chiều lòng
Thì em xin nhận lời anh hẹn hò Nếu mà chỉ thắm xe tơ
Phượng loan ta định ngày giờ về dinh. [2, tr.176] ( Hát huê tình)
Ngoài cấy lúa, dân địa phương Phục Lễ còn có nghề dệt vải (nổi tiếng trong vùng). Hình ảnh người phụ nữ cấy cày, quay tơ dệt vải đợi đợi chờ chồng đi chinh chiến thấm đẫm nỗi niềm:
...Lửa thù rực cháy trong tim
Thực dân còn muốn chôn ghìm chân ta Thì chàng còn phải xông pha
Em còn sản xuất tăng gia cấy cày Quay - quay cho cán xa quay Cho tơ óng chuốt em may áo chàng Hẹn ngày chiến thắng vinh quang Bõ công em đợi chờ chàng chàng ơi Chàng đi góc biển chân trời
Hậu phương em phải là người đảm đang Ngày mai thiếp lại cùng chàng
Sống vui như phượng với loan một nhà. [2, tr.155] (Hát lính)
Và đây là lời ca mạnh mẽ, dí dỏm của chàng trai vùng ven biển quen nắng gió.
Anh nay là giai Hải Phòng
Chạy tầu “Phỉ hổ” vào trong Ninh Bình Thấy em duyên dáng xinh xinh
Liệu cho anh kết duyên tình được chăng Mười hai cửa bể, anh đã cắm đăng
Cửa nào sẵn cá, anh quăng chài vào...[2, tr.72] ( Hát huê tình)
Những câu hát lính được coi là bài ca tình yêuin đậm dấu ấn một giai đoạn lịch sử của địa phương Phục Lễ:
Tiễn chàng lòng dặc – dặc buồn
Bộ khôn bằng ngựa – Thủy khôn bằng thuyền Nước có chẩy, lòng phiền khôn rửa
Cỏ có thơm, dạ nhớ chẳng khuây Xin chàng cứ thẳng đường mây Mài gươm rèn chí thẳng tay diệt thù Giặc tan chàng lại trở về
Cờ bay trống giục bạn bè mừng vui Chàng đi góc biển chân giời
Khi về chàng thiếp ở đời bên nhau. [2, tr.166]
(Hát lính)
Hát lính góp phần làm nên nét riêng đặc biệt cho hát Đúm Phục Lễ mà ở những nơi khác không có.