Tình yêu quê hương, đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 83 - 85)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.6. Tình yêu quê hương, đất nước

Trong hát Đúm, cảnh sắc thiên nhiên hiện lên thật rõ nét, vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây hòa quyện vẻ đẹp con người tạo nên một bức tranh chân thực, sinh động, nhiều màu sắc.

“...Chùa làng mái uốn cong cong Long ly quy phượng tứ linh rồng chầu

Về đây còn lắm anh hào

Ngắm xem địa lý đẹp sao một vùng Nước thông thủy hai dòng chảy lại Cửa chùa ta có lải chảy qua Thật là phong phú tài hoa

Đinh đa rồi lại điền đa sang giầu...”[2, tr.22] (Hát mừng)

Đến với các bài hát họa, hát đố chúng ta như lạc vào thế giới mênh mông của sông nước mây trời (họa sông, họa núi, họa mây); như lạc vào thế giới cỏ cây, hoa lá; như được thưởng thức mùi vị, hương sắc của hoa trái bốn mùa ( họa hoa, họa quả); như được thả tâm hồn vào thế giới của những loài chim, loài cá ( họa chim, họa cá ).

Sau đây là một đoạn cô gái Hát họa mây:

“Gió thì anh đã họa rồi

Còn mây em họa anh thời nghe tinh Mây hồng là buổi bình minh

Phía đông rực rỡ vô cùng sáng tươi Hoàng hôn một áng mây trôi

Vàng hung lãng đãng đưa giời về đêm Mây xanh giời chẳng có cơn

Mây cao lồng lộng xanh rờn càng xanh ...

Mây và gió chúng mình đã họa

Tình gió mây dường đã keo sơn.” [2, tr.129 ] (Hát họa mây)

Chàng trai Hát họa quả:

“Có hoa, có quả mới hay

Hoa nàng đã họa, quả rầy để anh ...

Ngàn thứ quả ngọt chua đều có Còn quả tình mình đó ta đây Nếu mà cá nước rồng mây

Thì ta mua hết trái cây tặng nàng Đời vui đũa ngọc mâm vàng

Hoa thơm quả ngọt ta càng thương nhau.” [2, tr.130 ] ( Hát họa quả)

Qua lời ca giao duyên trai gái thể hiện sự hiểu biết, gắn bó sâu sắc với thiên nhiên, vẻ đẹp tâm hồn của người dân Phục Lễ, đồng thời thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 83 - 85)