B. PHẦN NỘI DUNG
3.1.3. Lời mời xe kết tình thắm duyên nồng
3.1.3.1.Hát mời trầu
Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện nét văn hóa độc đáo của dân tộc. Trong mỗi cuộc hát giao duyên không thể thiếu miếng trầu bởi lẽ “ Miếng trầu là đầu câu chuyện” “Xưa kia ai biết ai đâu / Chỉ vì điếu thuốc miếng trầu nên quen”. Trong những câu hát quan họ giao duyên không thể thiếu “Mời trầu” :
“Trầu này trầu tính trầu tình Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta”
Miếng trầu cũng là điều kiện cho một cuộc hát Đúm giao duyên ở Phục Lễ :
“Không trầu em chắng hát đâu
Có trầu em hát vài câu tính tình”. [2, tr.27 ]
Việc mời trầu tưởng như đơn giản nhưng mời sao cho khéo, sao cho thể hiện được sự chân thành tha thiết mà lại gửi gắm được cả ý nguyện của người mời qua miếng trầu là điều mà trai gái Phục Lễ luôn để tâm :
Nam:
“ Miếng giầu mời khách tình xuân An dăm ba miếng cho gần bên nhau
Giầu ăn có vỏ có cau
Có vôi có thuốc cho nhau vừa lòng Giầu này kết mối tơ hồng
Xe cho nên vợ nên chồng thắm duyên Miếng giầu ghi nhận lời nguyền
Để cho hai đứa bách niên một nhà” [2, tr.28 ] (Hát mời trầu) Nữ:
“... Miếng giầu là miếng giầu tình Ăn vào biết nói với mình làm sao Không ăn thì bảo làm cao
Ăn rồi lòng dạ nao nao nhớ chàng Em xin nhận giầu vàng người đãi
Để nhớ chàng mãi mãi không quên...” [2, tr.31 ] (Hát mời trầu)
Lời mời mộc mạc chân thành, da diết, chứa đựng bao ý, tình của người mời. Với họ “Miếng giầu là miếng giầu tình”, thể hiện mong ước “kết mối tơ hồng”, “Xe cho nên vợ nên chồng thắm duyên”, miếng trầu gắn với lời nguyện ước “hai đứa bách niên một nhà”. Miếng trầu không bùa thuốc mà khiến lòng tương tư “dạ nao nao nhớ chàng”.
Đã ăn với nhau miếng trầu, phải chăng có sự ngầm bằng lòng hò hẹn . Qua hình tượng miếng trầu, qua tư thế nâng niu trân trọng của người mời trầu, miếng trầu không chỉ mở đầu câu chuyện mà ẩn chứa trong đó những tâm tình đầy ân ái. Lời mời trầu chính là lời tỏ tình, giao duyên, lời giãi bày tình cảm:
“ Giầu này têm tối hôm qua
Quả cau sáu bổ thành ba rành rành Miếng giầu cánh phượng xinh xinh Ăn vào thắm đỏ môi mình môi ta Có ăn thì dở giầu ra
Trước là mặn thuốc sau là nhạt vôi Nhạt vôi ta lại thêm vôi
(Hát mời trầu)
Qua việc mời trầu, nhận trầu các cô gái thường bày tỏ tâm sự của mình, cũng như để dò xét tấm lòng của chàng trai:
“...Không ăn thì sợ mất lòng Ăn vào em biết đãi đằng làm sao Những là rầy ước mai ao
Cầm giầu biết nói thế nào hôm nay Không ăn thì bảo rằng cay
Ăn vào lại sợ giầu say chăng là Giầu này tình nghĩa đôi ta
Chỉ mong tần tấn một nhà giao thông” [2, tr.35] (Hát mời trầu)
Ăn trầu sẽ làm “thắm đỏ môi mình môi ta”, màu đỏ làm thắm duyên tình lứa đôi. Hai tiếng xưng hô “mình”- “ta” ngọt ngào, lắng đọng chuyển thành “ta” (đôi ta) với mong ước “thành đôi vợ chồng”, mong “ Tần Tấn một nhà giao thông”. Trong tục cưới xin, hôn nhân thì “ Miếng trầu nên dâu nhà người”, miếng trầu là nguyên cớ bắt đầu một tình yêu, một cuộc hôn nhân. Trầu cau là lễ vật để nhà trai chạm ngõ, đưa quà, xin cưới, dẫn cưới... để tỏ tình cảm thuỷ chung. Trong mỗi câu hát giao duyên, đặc biệt giai đoạn làm quen, tỏ tình thì miếng trầu là “bức thông điệp”, là “vật đưa tin” chứa đựng nhiều tình cảm, nhiều ý nghĩa thiêng liêng để trai gái làng bày tỏ tình cảm, biểu đạt cách đối nhân xử thế trọn nghĩa vẹn tình.
Trầu cau luôn tượng trưng cho tình yêu chung thủy, nồng thắm và hạnh phúc bền chặt của lứa đôi. Trầu cau vừa mở ra, vừa kết nối sợi tơ lòng, thể hiện ngụ ý của bạn hát gửi gắm lòng mình. Lời hát không dừng lại ở việc mời trầu đơn thuần, mời trầu còn là cái cớ để người hát hướng đến ước vọng nhân duyên.
“...Giầu này nên rể nên dâu
Giầu này giao ước nên câu tính tình Ta với mình giầu ăn một túi
Ta với mình chăn gối về sau Gặp đây ăn một miếng giầu
(Hát mời trầu)
Rõ ràng, miếng trầu không phải là miếng trầu bình thường mà là miếng giầu “nên rể nên dâu”, “ giao ước nên câu tính tình” để “Ta với mình chăn gối về sau”. Câu hát cất lên như khúc nhạc lòng ngân vang, tiếng hát giao duyên của đôi lứa hòa quyện kết nên tình thắm duyên nồng, tình đôi lứa thêm đắm say ngọt ngào. Đó cũng là mơ ước của bao chàng trai, cô gái khi đến với hội hát. Họ đâu có mặn vì thuốc, đâu có say vì tình mà họ đã say vì lời mời thắm đượm ân tình.
“...Hữu tình ta gặp mình đây
Miếng trầu, điếu thuốc hẹn ngày sang chơi Điếu xinh, giầu phượng nàng ơi
Cho duyên nhau thắm suốt đời yêu thương...” [2, tr.35 ]
( Hỏi điếu thuốc lào)
Bên cạnh hát mời trầu, còn hát mời thuốc, hát mời rượu...cũng là những câu hát say duyên, say tình.
3.1.3.2. Hát mời thuốc
Nữ:
“...Điếu này đôi tay em bưng
Long vân nhật nguyệt vui lòng bạn loan Điếu này chỉ có xiêm ban
Chờ người lịch sự thanh nhàn mới hay Điếu này có cảnh rồng bay
Long vân hội ngộ, chàng say đứ đừ Điều này tả cảnh tương tư
Lưng ong, thắt đáy y như nàng Kiều Tài trai đức độ đáng yêu
Mời chàng xơi thuốc em chiều em thương” [2, tr.41 ] (Hát mời thuốc) Nam:
“...Ta say vì điếu mình xinh
Say vì vị thuốc của mình thương ta Ước mong chung sống một nhà
Khi say khi tỉnh đều là có nhau...” [2, tr.42 ]
(Hát đối mời thuốc)
Đằng sau câu hát mời thuốc là tình cảm trai gái dành cho nhau. Cô gái thật tinh tế trong việc thú nhận mình đang “tương tư”đang nhớ thương chàng. Chàng trai cũng vậy, đâu có say vì vị thuốc mà say vì “mình thương ta”, muốn “chung sống một nhà”
và điều quan trọng là khi say khi tỉnh đều có mình bên ta.
3.1.3.3.Hát mời rượu
Nữ:
“...Hay là chàng ước rượu mơ Để em kết chỉ se tơ cùng chàng Yêu nhau nâng chén rượu hồng
Uống chung một chén cho lòng tỉnh say Chén vui nhớ buổi hôm nay
Chén mừng xin cạn tỉnh say với tình...” [2, tr.43 ] (Hát mời rượu) Nam:
“ ... Cùng nhau nâng chén rượu đầy Rượu thời chưa nhắp đã say tính tình Say vì em đẹp em xinh
Say vì em có ý tình với anh ...
Uống cho hoa lá lung lay
Cho nàng cùng với anh say duyên tình...” [2, tr.35 ] ( Hát đối mời rượu)
Từ “tỉnh say với tình”, “say tính tình”, “có ý tình”, “say duyên tình” đến “kết chỉ se tơ” mới là cái kết mong muốncủa trai gái sau những câu hát say duyên, say tình.
Như vậy ở chặng một : hát chào ( bằng lời hát chào, hát gặp, hát mời trầu, mời thuốc, mời rượu...) không đơn thuần là lời chào đầu xuân “mừng tuổi nhau”. Ẩn kín sau lời chào ấy là ý tình, là ước nguyện bày tỏ tình cảm, lời mở đầu cho ước muốn giao kết một mối tình, là mơ ước hạnh phúc lứa đôi...Điều chính là khát vọng tình yêu của các chàng trai, cô gái Phục Lễ trong buổi đầu gặp gỡ giao duyên.
Có thể khẳng định nội dung “Khát vọng tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ giao duyên” là một đề tài chính yếu đóng vai trò mở đầu chủ đề giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ. Ở chặng một của cuộc hát, qua lời ca trai gái Phục Lễ đã nói lên Cảm xúc trong buổi đầu gặp gỡ ; Mong ước gặp gỡ nên duyên; Khao khát tình thắm duyên nồng.