Bày tỏ tình cảm trai gái qua hát huê tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 60 - 71)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.1. Bày tỏ tình cảm trai gái qua hát huê tình

“ Gặp lúc trăng thanh gió mát Thú vui nào bằng thú hát huê tình” (Ca dao)

Hát Đúm hay nhất là phần hát huê tình, ở phần này lời ca phong phú, liên tục được bổ sung. Đây là lúc trai làng, gái làng đã hiểu nhau hơn, những câu hát trao tình say sưa, nồng nàn ngày càng sôi nổi, mê đắm. Trai gái thổ lộ tình cảm yêu thương, hờn giận nhớ nhung và cả mơ ước hạnh phúc gia đình...câu hát huê tình là những câu hát dân dã nói về tình yêu giữa trai và gái, giữa vợ và chồng, giữa những người yêu nhau mà không lấy được nhau, nói về những hẹn hò, những gắn bó, những nhớ, những thương, những hoài mong, những hi vọng được sống bên nhau cho đến lúc bạc đầu. Với những câu hát huê tình thì tình yêu có muôn ngàn khía cạnh để phơi bày nguyện ước ...

Trong hát huê tình, câu hát tỏ tình và lời hứa hẹn yêu đương chung tình được coi là những câu hát đẹp nhất, tiêu biểu nhất của lời hát tình yêu.

3.2.1.1.Tâm sự tỏ tình

Trong mỗi một cuộc tình, để đi đến một tình yêu đẹp, tình yêu được đơm hoa kết trái như mộng ước của trai gái thì giai đoạn hò hẹn, tìm hiểu là không thể thiếu. Để rồi mỗi khi nhớ về buổi đầu gặp gỡ giao duyên lòng người không khỏi bồi hồi xao xuyến :“ Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy / Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”- ( Hồ Dzếnh)

Cao dao xưa có những câu dò hỏi nhau rất hay, rất tế nhị : “ - Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/ Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?/ - Đan sàng thiếp cũng xin vâng / Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?” Hay: “ Đường xa thì thật là xa,/ Mượn mình làm mối cho ta một người./ Một người mười chín, đôi mươi,/ Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình”

Hát Đúm Phả Lễ cũng có những lời dò hỏi của chàng trai với cô gái thật chân tình:

“...Hôm nay nàng xuống đây chơi Mời nàng ghé bộ vào chơi thăm nhà Trước nữa thăm mẹ thăm cha

Sau nữa trò chuyện giữa ta cùng nàng ( Sưu tầm)

Trong lời ca hát Đúm Lập Lễ , lời tỏ tình cũng thật dí dỏm:

“...Tháng tròn như gửi cung mây Trần trần một phận ấp cây cũng liều Tiện đây xin hỏi một điều

Đài gương soi đến râu bèo này chăng” ( Sưu tầm)

Có muôn vàn cách tỏ tình khác nhau trong lời ca hát Đúm Phục Lễ. Trong những khúc hát giao duyên ta bắt gặp những lời tỏ tình thông minh, khéo léo của trai gái Phục Lễ ngay từ buổi đầu gặp gỡ :

Nam:

“...Một ngày là nghĩa tao khang Gặp đây anh kết đá vàng làm ghi Nhớ câu thiên tải nhất thì

Ái ân hai chữ phu thê cho thành Có nhời hẹn mấy giăng thanh

Cho nên chỉ Tấn tơ Tần cùng nhau...”[2, tr.48] (Hát huê tình) Nữ:

“...Tình cờ chẳng hẹn mà nên

Bướm đậu cành hoa lòng đà nhớ bướm Hoa kia bướm lượn dạ thương chàng Cho nên ghi tạc nhời vàng

Chữ tình chữ cảnh chữ duyên hảo cầu...” [2, tr.47] (Hát huê tình)

Buổi đầu gặp gỡ nên quen, họ rất ý nhị trong việc bày tỏ mong muốn của lòng mình. Chàng trai ước muốn “chỉ Tấn tơ Tần cùng nhau” còn cô gái rất tinh tế mượn hình ảnh “ hoa, bướm” để thổ lộ “ dạ thương chàng” vì lẽ “em muốn kết duyên giao hòa”. Đôi khiTình trong như đã mặt ngoài còn e ” cô gái muốn “hẹn hò” yêu anh nhưng vì còn e ngại nên “ chửa dám nói ra” thôi:

“...Gặp chàng ở hội hôm nay Anh em thì vắng, mẹ thầy thì xa Thẹn thùng, chửa dám nói ra

Chàng cầm tay hỏi, em đà mừng thay Thực là cá nước, rồng mây

Cũng mong duyên bén đắm say vuông tròn...”[2, tr.74] (Hát huê tình)

Câu hát cất lên, dường như người nghe đã cảm nhận được nỗi vui mừng mừng thay”, ước nguyện “mong duyên bén” của cô gái. Có lẽ cô gái đang thầm cảm ơn cái “ cầm tay”chân tình , đúng lúccủa chàng trai.

Qua những lời hát họ ướm hỏi nhau về gia đình, họ hàng, làng xóm giúp trai gái gần gũi, hiểu và gắn kết với nhau:

“...Tuy rằng tay chửa cầm tay Mối sầu trong dạ hồ đầy lại vơi Biết bao nên chốn đứng ngồi

Cho em được biết khúc nhôi cửa nhà Cho em biết mẹ biết cha

Sắt cầm sum họp một nhà tạo đoan Bấy nay em dững thương chàng

Muốn xe chỉ thắm để vương tơ đào.” [2, tr.46]

Vì có tình ý nên cô gái mới dò hỏi “khúc nhôi cửa nhà”,“ Cho em biết mẹ biết cha”, mới bày tỏ nỗi niềm “thương chàng”, ước muốn “ xe chỉ thắm để vương tơ đào”

đã bộc lộ . Và dĩ nhiên cô gái cũng không quên việc cho chàng “ biết ông biết bà”, “biết cửa biết nhà”, “biết cậu biết cô” lời dò hỏi thật thẳng thắn thể hiện bản tính bộc trực của người miền biển “ta nổi cơ đồ nên chăng”

“...Cho chàng biết ông biết bà Biết cửa biết nhà biết cậu biết cô Gái tứ chiếng gặp khách giang hồ

Tiện đây ta nổi cơ đồ nên chăng.” [2, tr. 51] (Hát huê tình)

Trong tình yêu, cần lắm lời tỏ tình và trao tình nghiêm túc, chân thành. Trai gái Phục Lễ giãi bày tình yêu thông qua lời ca giản dị, mộc mạc đã phần nào bộc lộ bản chất thẳng thắn, chất phác của con người lao động :

Nam:

“...Chưa có chồng thì nàng nói thật Để cho anh định liệu sang chơi Hai bên cha mẹ biết người Cô dì chú bác càng vui nỗi niềm Mừng cho rể thảo dâu hiền

Mừng cho hai đứa bách niên một nhà.” [2, tr.53] (Hát Huê tình) Nữ:

“...Chàng bao nhiêu tuổi xuân nay Em vừa đôi tám, lông mày chưa sơ Nếu chàng chửa có đâu chờ

Thì em sẽ lựa trao tơ cùng chàng Trăm năm tình nghĩa đá vàng

Rằng em chỉ có yêu chàng từ đây” [2, tr.76] (Hát huê tình)

Sự chân thành trong tình yêu, luôn là yếu tố cần thiết để trai gái tiến tới hôn nhân. Điều mà các cô gái muốn biết về chàng trai khi yêu là “ Anh đà có vợ hay chưa/ Mà anh

ăn nói gió đưa ngọt ngào”- Ca dao. Trai gái Phục Lễ cũng vậy, họ muốn biết rõ ngọn nguồn lạch sông về người mình đang muốn trao tình cảm “Chưa có chồng thì nàng nói thật”,“Chàng bao nhiêu tuổi xuân nay” và điều quan trọng là đằng sau sự dò hỏi ấy là hai bên họ hàng sẽ mừng cho “rể thảo dâu hiền”, “hai đứa bách niên một nhà”, cũng như lời khẳng định “em chỉ có yêu chàng” của cô gái.

Cung bậc tình cảm qua mỗi câu hát tỏ tình trong hát Đúm Phục Lễ cũng khác nhau, khi kín đáo rụt rè, tế nhị, khi lại thẳng thắn, bộc trực, mạnh mẽ, dứt khoát, táo bạo, không úp mở, không quanh co thủ đoạn:

“...Em còn chờ đợi chàng đây

Như cá đợi nước như mây chờ rồng Mây gặp rồng mây bay cuồn cuộn Cá gặp nước con ngược con xuôi Thủy chung có bấy nhiêu nhời

Sao chàng không lấy một người như em?.” [2, tr.52,53] (Hát huê tình)

Em“chờ đợi chàng” với nỗi khát khao được so sánh như “cá đợi nước”, “mây chờ rồng”. Cá không thể sống thiếu nước, mây không thể vắng rồng cũng như em không thể sống nổi khi không có anh. Cá gặp nước sẽ tung tăng bơi lội, mây gặp rồng sẽ thêm sức mạnh và em có anh sẽ có niềm vui, may mắn, hạnh phúc. Tâm trạng đợi chờ hối thúc và cô gái đã không ngần ngại phát đi tín hiệu,“Sao chàng không lấy một người như em?”. Một khi sóng lòng đã bắt được tần số của tình yêu thì chắc chắn được lời như cởi tấm lòng, chàng trai sẽ thưa chuyện với cha với mẹ để anh rước nàng về dinh cho thỏa lòng mong ước.

Thông thường trong quan niệm của người phương đông, người con trai luôn chủ động trong tình yêu; song không phải vì thế mà người con gái luôn thụ động, phải giấu kín tình cảm của mình bởi không gì có thể ngăn cấm được tiếng nói thổn thức của con tim. Người con gái vùng biển đôi khi cũng mạnh dạn bày tỏ quyết tâm đến với tình yêu một cách mãnh liệt, táo tạo, trào dâng như những con sóng:

“ Vợ chồng là nghĩa cố tri

Vậy nên em phải ra đi tìm chàng ...

Vợ chồng phận cải duyên Kim Chốn gần chẳng hợp đi tìm chốn xa Tìm về hội Phục quê nhà

Lòng giời đưa lại cho ta gặp mình Trăm năm vì một chữ tình

Vậy nên ta phải tìm mình long đong.” [2, tr.87] (Hát huê tình)

Cô gái trong câu hát trên thật mạnh mẽ, thật quyết tâm khi vượt qua rào cản của lễ giáo phong kiến với định kiến “cọc đi tìm trâu” để đi tìm tình yêu đích thực của đời mình. Mọi xa xôi, cách trở dường như không ngăn nổi quyết tâm để họ đến với người mình yêu:

“...Bảy năm sông nước xa xôi

Khắp miền chưa gặp được người tình chung May thay hạnh ngộ tương phùng

Rồng mây cá nước thỏa lòng ước ao Tắm mát lên ngọn sông Đào

Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh...” [2, tr.73]

(Hát huê tình)

Khi gặp được người trong mộng, họ đã không ngần ngại bày tỏ suy nghĩ, tâm trạng và chứng tỏ cho bạn tình biết mình đang chờ đợi, khắc khoải, mong ngóng tình yêu biết chừng nào:

Nam:

“...Nhớ khi câu chuyện mở đầu Bây giờ ta lại gặp nhau tự tình Nhớ em giấc ngủ không thành

Mơ màng tưởng đến Châu Trần mà thương Hôm nay ngày hội xuân sang

May sao anh lại gặp em chốn này Cùng em trò chuyện dan tay

Giao ngôn cho bõ những ngày nhớ mong” [2, tr.67,68] (Hát huê tình)

Nữ:

“...Từ khi mận bén đào tiên

Vắng chàng không lúc nào yên dạ này Mấy khi hội ngộ rồng mây

Để mà tâm sự giãi bày cùng nhau Sông Ngân Ô Thước bắc cầu

Muốn cho Tần Tấn với nhau một nhà...” [2, tr.57]

(Hát huê tình) Sau những hẹn hò là những đêm thiếu ngủ với những giấc mơ hướng về nhau.

Họ mơ đến duyên Châu Trần với ước mong Tần Tấn được suốt đời bên nhau. Và những tình cảm riêng tư được giãi bày qua câu hát:

“ Bóng giăng đã xế non đoài

Một mình luống những đứng ngồi chưa xong ...

Chưa đâu đẹp ý thanh tân

Chưa đâu chỉ Tấn tơ Tần nơi nao Bây giờ gặp khách má đào

Gần xa chưa biết nơi nào bén duyên May mà gặp khách thuyền quyên

Ngỏ ra lời ấy anh yên tấm lòng” [2, tr.47] (Hát huê tình)

Trai gái Phục Lễ đã giãi bày nỗi tương tư qua lời ca hát Đúm. Tương tư làm cho chàng trai “đứng ngồi chưa xong”, càng xa xôi “ non đoài” thì lòng càng nhớ thương. Chàng trai mong ước kết duyên “chỉ Tấn tơ Tần”. Và đây nữa câu ca hát Đúm Phục Lễ vẫn rất ý tình “Màn loan còn thiếu bạn hiền”đã tỏ bày nguyện ước của đôi ta “

chung sống suốt đời bên nhau”:

“...Màn loan còn thiếu bạn hiền Gặp em chẳng khác gặp tiên đây rồi Ví bằng có được như nhời

Thì ta chung sống suốt đời bên nhau.” [2, tr.75] (Hát huê tình)

Còn cô gái “Tương tư nói chẳng nên lời”, đêm ngày “thương nhớ”,“chờ trông”

bóng chàng:

“...Thấy bóng chàng vào ra thấp thoáng Mối sầu thêm ngao ngán ngẩn ngơ Tình cờ khéo lẽ tình cờ

Lòng riêng đâu dám hững hờ với ai Tương tư nói chẳng nên lời

Đêm thì thương nhớ ngày thời chờ trông...” [2, tr. 60 ] (Hát huê tình)

Câu hát cất lên thể hiện nỗi niềm yêu của trai gái Phục Lễ, yêu nhau lòng luôn hướng về nhau, thời gian đêm ngày với họ chỉ còn một “nhớ thương”, hai “mong đợi”, ba“ chờ trông” khiến sầu tương tư càng thêm ngao ngán, ngẩn ngơ .

Yêu là nhớ, trong ca dao nhân vật trữ tình nhớ người đến quên ăn quên ngủ, nhớ đến ra ngóng vào trông, đứng ngồi không yên: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi /Như đứng đống lửa như ngồi đống than thì trai gái Phục Lễ cũng đồng tâm trạng:

“Canh một ra đứng trông sao Nhớ ai ngơ ngẩn biết bao nhiêu tình ...

Ngổn ngang tơ rối trong lòng

Năm canh ta chỉ nhớ mình cả năm”[2, tr. 80 ]

(Hát Ghẹo)

Đại từ phiếm chỉ “ai” kết hợp với điệp từ “nhớ” khiến câu hỏi nhớ ai càng thêm day dứt. Bên cạnh đó các từ chỉ trạng thái như ra, vào,đứng, ngồi, nằm, ngóng, trông, mong cũng diễn tả tâm trạng nhớ thương tới ngẩn ngơ, buồn bực, rối bời suốt năm canh của nhân vật trữ tình.

3.2.1.2.Hứa hẹn yêu đương chung tình

Yêu nhau để rồi thương, rồi nhớ, rồi nguyện ước cùng nhau. Câu hát nghe như một khúc tâm tình, lời thủ thỉ ân tình của đôi lứa đang yêu, lời thề nguyền “nguyện thề ước hẹn” về một tình yêu thủy chung, bền chặt :

Xa xôi cách mấy dặm đường

Anh vẫn cứ thầm yêu trộm nhớ Vẫn mong sao kim chỉ có đầu Nguyện thề ước hẹn cùng nhau

Để cho hai đứa được hầu mẹ cha [2, tr.48] (Hát huê tình)

Xa xôi cách trở không ngăn được nỗi nhớ niềm thương mà họ dành cho nhau “ta thương nhau nhiều”. Yêu nhau, họ khao khát hướng tới một tình yêu thủy chung, gắn bó keo sơn, một sự gắn kết bền vững giữa những trái tim yêu thương.

Đôi ta chung một ước mơ

Thủy chung vàng đá hẹn hò cùng nhau.” [2, tr.72] (Hát huê tình)

Khi đã trao gửi tình cảm cho nhau, trai gái nguyện gắn kết, thủy chung đến trọn đời:

“...Ngày xuân hây hẩy gió đưa Duyên em vừa bén tận từ đào non Có lời nguyện với nước non

Dẫu mà sông cạn đá mòn không tan...” [2, tr.58] (Hát huê tình)

Đó là một cuộc tình duyên bền chặt, thủy chung, là lời thề với sông núi không gì có thể lay chuyển tình đôi ta, dẫu “ sông cạn”, “đá mòn”. Xa nhau người ta không chỉ nhớ nhung da diết mà còn lo lắng cho sự chung tình.

Nam:

“ ...Đôi ta nghĩa trọng tình thương

Mấy lời vàng đá nhắn nàng thủy chung” [2, tr.54] (Hát huê tình) Nữ:

“Xin chàng một dạ thủy chung

Chớ nghe bóng gió ngả lòng phai hoa.” [2, tr.67] (Hát huê tình)

Thủy chung là phẩm chất tốt đẹp trong tình yêu. Khi yêu chàng trai cũng muốn khẳng định sự chung tình:

“...Những mong tựa trúc kề mai Để anh đèn sách văn bài sớm trưa

Xin đừng nghĩ ngợi nắng mưa Để anh kết chỉ sớm trưa cùng nàng Anh không phụ ngãi tham vàng Xin đừng dạ bắc lòng nam như người Suốt canh trường anh thời thổn thức

Anh cùng nàng kết tóc từ đây” [2, tr.45] (Hát huê tình)

Yêu em “ Anh không phụ ngãi tham vàng” là lời thổn thức từ tâm can mà chàng trai nhắn gửi tới người mình yêu cùng với nguyện ước “Anh cùng nàng kết tóc từ đây”. Lời ca nguyện ước trong hát Đúm Phục Lễ đã ghi lòng tạc dạ bao đôi lứa yêu nhau và họ cùng nhau hướng về tình chung:

“...Gặp đây xin dích lại đậy

Cùng nhau ta hát cho đầy tình chung

Trăm năm một dịp tương phùng

Ghi lòng, tạc dạ, ta cùng với nhau.” [2, tr.75 ] (Hát huê tình)

Chỉ khi yêu nhau mà phải xa nhau thì nỗi nhớ mới càng cháy bỏng, đôi khi nó mang hơi thở của sự khổ đau:

“...Trách chị nguyệt ra lòng độc địa Xe nhân duyên mà để hững hờ Bấy lâu kẻ đợi người chờ

Nhạn nam én bắc ngẩn ngơ sao đành...” [2, tr.55] (Hát huê tình) Hay:

“ ...Trót mượn thước bắc cầu sông vị Có nên chăng chơi chị Hằng Nga Duyên đôi ta vì đâu cách trở Sổ nam tào biết thủa nào nhầm

Đã nguyền hai chữ đồng tâm

(Hát huê tình)

Lại cũng có khi lời ca hát Đúm Phục Lễ thể hiện nỗi niềm thở than của người con gái khi không vượt qua được lễ giáo phong kiến “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” để cho “ lòng thiếp tủi thầm

“... Dù ai phụ ngãi quên công Thì xin núi đổ cạn sông một giờ Làm cho lòng thiếp ngẩn ngơ

Như chim lạc bạn bay khuya cõi ngoài Trông ra bóng đã kề mai

Ngọn đèn thấp thoáng bóng người trí âm Cho nên lòng thiếp tủi thầm

Trách cha trách mẹ còn cầm giá cao...” [2, tr.70] (Hát huê tình)

Khi tình yêu đã đến, họ nguyện ước kết tóc xe tơ cùng nhau, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách trong tình yêu để khẳng định sự chung tình:

Mặn mà thiên lí hảo cầu

Tấm son thề với trên đầu xuân xanh Dám đâu học thói yến anh

Mượn mầu giăng gió ra tình lửa thương Gieo cầu nay đã vấn vương

Cùng chàng chọn đá thử vàng mà chơi [2, tr.68]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 60 - 71)